DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC RONG KHẾ THU HÁI TẠI HẢI PHÒNG (Trang 28 - 32)

3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật.

3.1.1. Đặc điểm hình thái ngồi.

Quan sát và ghi lại đặc điểm hình thái cơ bản của Rong Khế bao gồm:

- Cụm Rong: Rong H. cuneiformis mọc thành bụi nhỏ, tản rong cao từ

20 – 50 cm.

- Màu sắc: Rong có màu nâu vàng.

- Đĩa bám: nhỏ dạng rễ giả hình trụ, phân nhánh chằng chịt, giúp thân

rong bám vững chắc trong môi trường nước chuyển động mạnh.

- Trục chính: rất ngắn, mang 2 – 3 nhánh chính hình trụ, đường kính từ

1 – 2 mm, phân thành nhiều nhánh bên, sắp xếp xen kẽ các nhánh theo mọi hướng, trong nhiều mặt phẳng.

- “Lá”: mỏng, hình bầu dục dài hoặc hình mũi giáo, số lượng nhiều,

phiến lá dài từ 0,5 - 3 cm, rộng tới 4 mm, mép lá có răng cưa lớn. Cuống lá thon, gân lá tương đối rõ nét.

- Phao: làm thành chuỗi ở giữa lá và nhánh, hình thn dài hoặc hình

elip, dài 5-10 mm. Chúng tập trung nhiều trên các phiến lá hẹp hơn ở các nhánh phía trên cùng.

- Đế sinh sản: 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu

3.1.2.1. Vi phẫu thân

Lên tiêu bản vi phẫu và quan sát dưới bằng kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x. Sau đó mơ tả lại đặc điểm vi phẫu của thân Rong Khế lần lượt theo cấu tạo từ ngoài vào trong.

3.1.2.2. Vi phẫu lá

Lên tiêu bản vi phẫu và quan sát dưới bằng kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x. Sau đó mơ tả lại đặc điểm vi phẫu của “lá” Rong Khế lần lượt theo

cấu tạo từ ngoài vào trong.

3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học

3.2.1. Định tính các nhóm chất trong Rong Khế dựa trên các phản ứng hóahọc học

Tiến hành lần lượt các phản ứng hóa học để định tính các nhóm chất có mặt trong Rong Khế. Kết quả định tính sẽ được trình bày trong bảng sau:

STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận

1 Saponin Hiện tượng tạo bọt

2 Alcaloid P/ứ với TT. Mayer P/ứ với TT. Dragendorff P/ứ với TT. Bouchardat 3 Anthranoid P/ứ Borntrager 4 Glycosidtim P/ứ Liebermann- Burchardat P/ứ Baljet P/ứ Legal 5 Flavonoid P/ứ với Cyanidin P/ứ với NaOH 10% P/ứ với hơi ammoniac

P/ứ với FeCl3 6 Coumarin P/ứ đóng mở vịng lacton

7 Tanin P/ứ với FeCl3 5% P/ứ với chì acetat 10% 8 Đường khử P/ứ với TT. Fehling 9 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc 10 Sterol P/ứ với H2SO4/anhydrideacetic

11 Carotenoid P/ứ với H2SO4

12 Acid hữu cơ Xuất hiện bọt khí 13 Acid amin P/ứ với TT Ninhydrin 14 Polysaccharide P/ứ với TT Lugol 15 Polyphenol P/ứ với TT Folin – Ciocalteu

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong Rong Khế

3.2.2: Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)

- Chuẩn bị mẫu:

Chiết siêu âm 10g mẫu rong biển bằng 50 ml MeOH trong 1h. Dịch chiết được cất loại dung môi dưới áp suất giảm bằng máy cô quay đến khô. Cao dược liệu được xác định độ ẩm. Cao tồn phần hịa tan vào nước cất đun nóng (khoảng 20ml) tạo hỗn dịch rồi lắc và chiết phân đoạn lần lượt với n- hexan (25ml, chia 3 lần: 10, 10, 5ml), ethylacetat (25ml, chia 3 lần: 10, 10, 5ml) để thu được các phân đoạn có độ phân cực tăng dần: n-hexan, ethylacetat, nước. Các phân đoạn được làm khô và dùng để định tính bằng SKLM.

- Dung dịch thử:

Cao tồn phần và cao phân đoạn được hịa tan trong methanol (MeOH) thu được dịch chiết có nồng độ 1mg/ml để tiến hành chấm sắc ký.

- Thuốc thử: dd H2SO4 10% trong EtOH. - Tiến hành chạy SKLM:

Hệ dung môi triển khai sắc ký: n-hexan:ethyl acetat (5:1)

Quan sát bản mỏng ở ánh sáng thường; dưới ánh sáng UV (ở bước sóng 254 nm, 366 nm) và sau khi hiện màu bằng TT H2SO4 10% trong EtOH.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC RONG KHẾ THU HÁI TẠI HẢI PHÒNG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)