Cải cách thuế vào năm 2009

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 51)

Luật thuế mới được ban hành vào năm 2009 bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật này được quốc hội thông qua vào tháng 6/2008 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2009. So với các luật thuế trước thì có ba điểm khác biệt chủ yếu là: + Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm

+ Thu hẹp phạm vi được miễn giảm thuế

+ Chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp duy nhất được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh tế

Bảng 2.4 Thể hiện thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2000-2011

Năm 2001-2003 2004-2008 2009-2011

Thuế suất (%) 32 28 25

Nguồn : Tổng cục thuế

Sự thay đổi của luật thuế mới là chi phí được khấu trừ. Người nộp thuế được khấu trừ tất cả các loại chi phí nằm trong quy định của luật:

+ Khoảng chi phí thực tế phát sinh phải có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

+ Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật + Không thuộc nhóm các khoản chi phí không được trừ

Cải cách thuế là một trong những nổ lực đáng kể của Chính phủ để làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài dài hạn. Mục tiêu theo đuổi của cải cách thuế là giảm sự méo mó của thị trường, tăng tính công bằng và hiệu quả trong việc phân bổ lại gánh nặng thuế.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY 1. Mô hình nghiên cứu:

Chương 2 đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp như sau:

Cấu trúc vốn = F ( PROFITABILITY , TAX , SIZE , TANGIBILIY ) Căn cứ vào hàm hồi quy trên, chúng ta sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu: STD = F (PROFITABILITY , TAX , SIZE , TANGIBILITY)

LTD = F (PROFITABILITY , TAX , SIZE , TANGIBILITY) TD = F (PROFITABILITY , TAX , SIZE , TANGIBILITY)

2.Cấu trúc của các biến:

2.1 Biến phụ thuộc

Tỉ số đòn bẩy

Có hai cách đo lường tỉ số đòn bẩy theo lý thuyết về cấu trúc vốn, đó là tỷ số đòn bẩy theo giá trị sổ sách và tỉ số đòn bẩy theo giá trị thị trường. Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn tỉ số đòn bẩy. Scholars người mà ủng hộ tỉ số đòn bẩy theo giá trị sổ sách cho rằng thị trường tài chính biến động bất thường và nhà quản lý tin rằng tỉ số đòn bẩy theo giá trị thị trường không phải là một sự chỉ dẫn đáng tin cậy cho cấu trúc tài chính (Frank và Gorden, 2009). Hơn thế nữa, cuộc khảo sát của Graham và Harvey (2001) chỉ ra rằng nhà quản lý tập trung vào giá trị sổ sách khi thiết lập cấu trúc vốn.

Trong bài nghiên cứu này, sử dụng đòn bẩy tài chính theo giá trị sổ sách đại diện cho đòn bẩy tài chính, được đo lường bằng tỉ số nghĩa vụ phải thực hiện trên tổng tài sản

(Fama và French, 2002; Frank và Goyal, 2003; Alti, 2006; Kayhan và Titman, 2007).

STD ( Short-term debt) đo lường bằng tỉ số giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản LTD (Long-term debt) được đo lường bằng tỉ số giữa nợ dài hạn trên tổng tài sản TD (Total debt) được đo lường bằng tỉ số tổng nợ trên tổng tài sản

2.2 Biến độc lập

Lợi nhuận ( Profitability )

Không có một mối quan hệ nhất định giữa lợi nhuận và cấu trúc vốn dựa trên các lý thuyết khác nhau về cấu trúc vốn. Lý thuyết đánh đổi cho rằng công ty có lợi nhuận lớn hơn cần phải vay nợ nhiều hơn để tận dụng lợi ích từ tấm lá chắn thuế của nợ. Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng công ty lớn nên ít sử dụng nợ vay. Khi lợi nhuận tăng thì sẽ có nhiều lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Công ty có lợi nhuận cao thích sử dụng nguồn tài trợ từ bên trong hơn là nguồn tài trợ từ bên ngoài bởi vì thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch. Sự ưa thích này dẫn đến việc sử dụng lợi nhuận giữ lại trước sau đó mới chuyển sang nguồn tài trợ từ bên ngoài chỉ khi lợi nhuận giữ lại không đủ.

Khi đối mặt với việc lựa chọn trái phiếu và vốn cổ phần, công ty sẽ thích phát hành chứng khoán nợ hơn là chứng khoán vốn. Hầu hết nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối tương quan âm giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính ( Rajan và Zingales,1995; Fama và French,2002; Frank và Goyal,2009).

Thuế ( Tax )

Có nhiều cách để đo lường nhân tố thuế bao gồm thuế suất hiệu quả, thuế suất biên, tấm lá chắn thuế không bằng nợ ( Titman và Wessels,1988; Macckie-Mason,1990; Graham,1996; Alworth và Arachi,2001; Cheng và Green,2008). Bài nghiên cứu này

sử dụng thuế suất hiệu quả để đo lường ảnh hưởng của thuế lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Thuế suất hiệu quả được đo lường bằng tỉ số chi phí thuế phải trả trên lợi nhuận trước thuế, trước lãi vay. Cách đo lường này được sử dụng rộng rãi trong các lý thuyết về thuế (Omer et al.,1991; Callihan,1994; Gupta và Newberry,1997; Shackelford và Shevlin,2001; Klapper và Tzioumis,2008; Dwenger và Steiner,2009; Noor et al.,2010). Tỉ lệ thuế suất hiệu quả là khác nhau giữa các doanh nghiệp, trong khi đó mức thuế suất mà doanh nghiệp phải chịu theo luật thuế là giống nhau. Do đó nó có thể được sử dụng như là một công cụ để phấn tích tác động của thuế lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Quy mô của doanh nghiệp ( Size )

Quy mô của doanh nghiệp có thể đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Một vài nghiên cứu cho rằng quy mô doanh nghiệp được đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (Booth et al.,2006; Bates, 2009). Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan thuận với quy mô của doanh nghiệp. quy mô của doanh nghiệp là một đại diện cho khả năng phá sản. Công ty lớn thường thường đa dạng hóa và có dòng tiền tự do ổn định. Do đó khả năng phá sản của công ty lớn thường thấp hơn so với công ty nhỏ. Trong trường hợp phá sản, công ty lớn gánh chịu chi phí tương ứng với giá trị của công ty.

Mặt khác, quy mô của doanh nghiệp xem như đại diện cho thông tin bất cân xứng giữa nội bộ doanh nghiệp và thị trường vốn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng về cấu trúc vốn dự đoán mối tương quan nghịch giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy. Công ty lớn thường được theo dõi bởi các nhà phân tích và do đó có khả năng phát hành vốn cổ phần; tỉ lệ nợ vay thấp. Một số lượng các nhiên cứu về mối tương quan nghịch giữa quy mô công ty và tỉ lệ nợ vay ( Booth et al., 2001; Korajczyk và Levy, 2003).

Tài sản cố định hữu hình ( Tangibility )

Tangibiliy được đo lường bằng tỉ số giữa tài sản cố định ròng trên tổng tài sản (Rajan và Zingales, 1995; Booth et al., 2001; Bevan và Danbolt, 2002). Tài sản cố định hữu hình có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính. Điều này đã được chứng minh qua một số nghiên cứu thực nghiệm ( Hovakimian et al., 2001; Frank và Goyal, 2003). Tài sản hữu hình có thể dùng để thế chấp khi sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài. Công ty với tài sản hữu hình lớn có thể tiếp cận khoản vay ngân hàng với mức lãi suất thấp. Do đó công ty với tỉ lệ tài sản hữu hình cao có thể vay nhiều nợ.

3. Mô hình hồi quy theo dữ liệu bảng:

Căn cứ vào mô hình hồi quy của Nguyen,2012 chúng ta có 3 mô hình sau: STD = 0 + 1* PROFIT + 2 *SIZE + 3*TAX + 4*TANG ( Mô hình 1) LTD = 0 + 1* PROFIT + 2 *SIZE + 3*TAX + 4*TANG ( Mô hình 2 ) TD = 0 + 1* PROFIT + 2 *SIZE + 3*TAX + 4*TANG ( Mô hình 3)

4. Kiểm định được sử dụng trong mô hình hồi quy

Kiểm định hệ số của các biến giải thích:

H0 : Hệ số không có ý nghĩa thống kê H1 : Hệ số có ý nghĩa thống kê

Nếu > P-value thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, tức là biến được kiểm định có tác động lên biến phụ thuộc một cách có ý nghĩa thống kê.

Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007-2010. Mẫu số liệu của 65 công ty niêm yết thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề.

STT TÊN DOANH NGHIỆP MÃ CHỨNG

KHOÁN LĨNH VỰC Ngành

1

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ

mạng điện tử-viễn thông ELC Công nghệ Phần mềm và dịch vụ

2 Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn SGT Công nghệ Phần mềm và dịch vụ máy tính

3 Công ty cổ phần Ngô Han NHW Công nghệ Dịch vụ và công nghệ phần cứng

4 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom SAM Công nghệ Dịch vụ và công nghệ phần cứng

5 Công ty cổ phần FPT FPT Công nghệ Phần mềm và dịch vụ máy tính

6 Công ty cổ phần dây và cáp điện TAYA Việt

Nam TYA Công nghệ

Dịch vụ và công nghệ phần cứng

phân phối dầu

8 Công ty cổ phần thủy sản MêKong AAM Hàng tiêu dùng

Sản xuất thực phẩm

9

Công ty cổ phần bột giặt Lix

LIX Hàng tiêu dùng Hàng gia dụng

10

Công ty cổ phần Everpia Việt Nam

EVE Hàng tiêu dùng Hàng gia dụng

11 Công ty cổ phần Mirae KMR Hàng tiêu dùng Hàng hóa cá nhân

12

Công ty Cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất

Nhập Khẩu Bình Thạnh GIL Hàng tiêu dùng Hàng hóa cá nhân

13

Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận

PNJ Hàng tiêu dùng Hàng hóa cá nhân

14 Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Long HLG

16 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Sài Gòn GMC Hàng tiêu dùng Hàng hóa cá nhân

17

Công ty cổ phần Dệt may- Đầu tư-Thương mại

Thành Công TCM Hàng tiêu dùng Hàng hóa cá nhân

18

Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành

GDT Hàng tiêu dùng Hàng gia dụng

19 Công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam CSM Hàng tiêu dùng Ô tô và phụ tùng ô tô

20 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng SRC Hàng tiêu dùng

Ô tô và phụ tùng ô tô

21 Công ty cổ phần dịch vụ và tổng hợp Sài Gòn SVC Hàng tiêu dùng Ô tô và phụ tùng ô tô

22 Công ty cổ phần TIE TIE Dịch vụ tiêu dùng Bán lẻ

23 Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long TLG Dịch vụ tiêu dùng Bán lẻ

24 Công ty cổ phần xuyên Thái Bình PAN Dịch vụ tiêu dùng Bán lẻ

Thành

26 Công ty cổ phần dịch vụ ô tô Hàng Xanh HAX Dịch vụ tiêu dùng Bán lẻ

27 Tổng công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu

khí DPM Vật liệu cơ bản Hóa chất

28

Công ty cổ phần vật tư tổng hợp và phân bón

hóa sinh HSI Vật liệu cơ bản Hóa chất

29

Công ty cổ phần kim khí Thành phố Hồ Chí

Minh HMC Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

30 Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát HPG Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

31 Công ty cổ phần cao su Thống nhất TNC Vật liệu cơ bản Hóa chất

32 Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu HLA Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

33 Công ty cổ phần ĐạiThiên Lộc DTL Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

34 Công ty cổ phần thép Pomina POM Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

35 Công ty cổ phần khoáng sản Hari Hamico KSH Vật liệu cơ bản Khai thác mỏ

36 Tồng công ty cổ phần thép Việt Ý VIS Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

37 Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà SHI Vật liệu cơ bản Kim loại công nghiệp

39 Công ty cổ phần nhựa Việt Nam BMP Công nghiệp Xây dựng và vật liệu

40 Công ty cổ phần Bê Tông 6 BT6 Công nghiệp Xây dựng và vật liệu

41 Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư CNT Công nghiệp Xây dựng và vật liệu

42 Công ty cồ phần phát triển hạ tầng kĩ thuật IJC Công nghiệp Xây dựng và vật liệu

43 Công ty cổ phần XNK y tế DOMECO DMC Y tế Dược phẩm và công nghệ sinh học

44 Công ty cổ phần hóa dược MEKOPHAR MKP Y tế Dược phẩm và công nghệ sinh học

45 Công ty cổ phần dược phẩm OPC OPC Y tế Dược phẩm và công nghệ sinh học

46 Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên HTV Công nghiệp Giao thông công nghiệp

47 Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang DQC Công nghiệp Dụng cụ điện và điện tử

48 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển GMD Công nghiệp Giao thông công nghiệp

49 Công ty cổ phần BIBICA BBC Hàng tiêu dùng Sản suất thực phẩm

51 Công ty cổ phần Việt An AVF Hàng tiêu dùng Sản xuất thực phẩm

52 Công ty cổ phần đầu tư Thương mại Thủy sản ICF Hàng tiêu dùng Sản xuất thực phẩm

53 Công ty cổ phần Hùng Vương HVG Hàng tiêu dùng Sản xuất thực phẩm

54 Công ty cổ phần Docimexco FDG Hàng tiêu dùng Sản xuất thực phẩm

55 Công ty cổ phần Kinh Đô KDC Hàng tiêu dùng Sản xuất thực phẩm

56 Công ty cổ phần thực phẩm Quốc Tế IFS Hàng tiêu dùng Sản xuất thực phẩm

57 Công ty cổ phần Thương mại XNK Thiên Nam TNA Dịch vụ tiêu dùng Bán lẻ

58 Công ty cổ phần S.P.M SPM Y tế

Dược phẩm và công nghệ sinh học

59 Công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist STT Dịch vụ tiêu dùng Du lịch giải trí

60 Tổng công ty khí Việt Nam_CTCP GAS Dịch vụ công cộng Ga, nước và dịch vụ công cộng gia dụng

61 Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE Công nghiệp Công nghiệp kĩ thuật

62

Công ty cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy

Petrolimex PJT Công nghiệp

Giao thông công nghiệp

63 Công ty cổ phần Pin Acquy Miền Nam PAC Công nghiệp Dụng cụ điện và điện tử

64 Công ty cổ phần Cavico VN khai thác mỏ và

xây dựng MCV Vật liệu cơ bản Khai thác mỏ

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình hồi quy

Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến giải thích và biến phụ thuộc

Nguồn: Tính toán từ chương trình Eview 6

PROFIT TAX SIZE TANG STD LTD TD Mean 0.127933 0.153160 13.59276 0.246970 0.396679 0.072117 0.466882 Median 0.117820 0.140604 13.41456 0.210073 0.391919 0.031519 0.495998 Maximum 0.457277 1.272781 17.49634 0.759381 0.855269 0.527655 0.875534 Minimum -0.211778 -0.329468 11.12135 0.005510 0.030766 0.000000 0.022898 Std. Dev. 0.077891 0.128860 1.194667 0.161279 0.204524 0.096083 0.222749 Skewness 0.672499 2.654235 0.670036 0.789354 0.137902 1.949334 -0.114141 Kurtosis 6.071987 25.49647 3.073459 3.131969 1.937440 6.911934 1.907788 Jarque-Bera 121.8330 5787.937 19.51286 27.18879 13.05527 330.4475 13.48792 Probability 0.000000 0.000000 0.000058 0.000001 0.001462 0.000000 0.001178 Sum 33.26261 39.82148 3534.117 64.21217 103.1366 18.75046 121.3892 Sum Sq. Dev. 1.571374 4.300698 369.6526 6.736820 10.83402 2.391098 12.85087 Observations 260 260 260 260 260 260 260

Nhận xét kết quả:

Từ bảng kết quả của bảng 4.1 ta có thể thấy:

+ Tổng nợ vay trên tổng tài sản bình quân là 46,69 %, trong đó công ty có nợ vay cao nhất là 87,55 % và công ty có nợ vay thấp nhất là 2,29 %

+ Tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản bình quân là 39,68 %, trong đó công ty có nợ vay cao nhất là 85,53 % và công ty có nợ vay thấp nhất là 3,08 %

+Tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản bình quân là 7,21 % trong đó công ty có nợ vay dài hạn cao nhất là 52,77 % và công ty có nợ vay dài hạn thấp nhất là 0 %

+Mức thuế phải nộp bình quân trên lợi nhuận trước thuế là 15,32 %, trong đó công

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)