Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trước tiên cần phải chủ động được nguồn vốn để đám bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của khách hàng. Do đó bản thân ngân hàng phải tự huy động, sau đây là một số giải pháp cụ thể:
- Ngoài nguồn vốn do Trung ương cấp thì chi nhánh ngân hàng cũng cần huy động thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay. Và lãi suất lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm với khách hàng gửi tiền như hiện nay, vì thế ngân hàng phải tính
toán làm sao để có một lãi suất huy động tiền gửi hợp lý nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho khách hàng mà ngân hàng lại không bị thiệt. Nền kinh tế của bất kỳ quốc
gia nào cũng có yếu tố lạm phát và thiểu phát ...thường lãi suất tiền gửi phải cao hơn yếu tố lạm phát. Mức cao hơn đó phải bảo đảm một tỷ lệ hợp lý so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành kinh tế trong nước. Đây là một thách
thức đối với ngân hàng vì ngân hàng cho vay ưu đãi với lãi suất thấp. Việc này
vẫn có thể thực hiện được trong thời gian từ đây sắp tới vì mức lãi suất chênh lệch sẽ được nhà nước bù lỗ. Nhưng trong một khoảng thời gian tới nữa ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất tiết kiệm cụ thể để khách hàng tin tưởng và thu hút thêm khách hàng mới.
- Chi nhánh NHCSXH chỉ nhánh huyện Thới Lai cần xây dụng nhiều
chương trình huy động tiết kiệm phong phú và đa đạng hơn nữa, đặc biệt là phát
triển chương trình huy động gửi tiết kiệm dành cho hộ thu nhập trung bình và thấp bằng hình thức khách hàng có thể gửi tiền bất cứ khi nào với số tiền mỗi lần
gửi có thể chỉ vài chục nghìn. Vì người dân trong huyện chủ yếu có thu nhập thấp
và trung bình nên hình thức tiết kiệm này sẽ huy động được triệt để nguồn vốn có trong dân cư. Nhưng phải đảm bảo thủ tục đơn giản và khách hàng có thể rút tiền
bắt cứ lúc nào khi cần.
- Tổ chức thường xuyên các hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo chi nhánh NHCSXH huyện và khách hàng là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm lắng nghe những khó khăn vướng mắc của khách hàng trong quan hệ giao dịch với chi nhánh, trên cơ sở đó sẽ có nhứng giải pháp cụ thể để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của khách hàng với mục tiêu tạo lòng tin của khách hàng đối với
ngân hàng. Để ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tin cậy và đầu tư vào ngân
hàng.
5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
Tín dụng là một bộ phận rất quan trọng tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng hiện nay. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả tín dụng nhằm hạn chế và giảm nợ quá hạn, làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng vòng quay vốn tín dụng và đưa nguồn vốn đến với nhiều hộ nghèo hơn. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
- Tuyển dụng thêm nhân sự hỗ trợ tín dụng nhằm giảm tải công việc cho nhân viên tín dụng như hiện nay hạn chế rủi ro do công việc quá tải.
- Xây dựng, ban hành hạn mức tín dụng cho từng ngành nghề kinh doanh
để phát triển khách hàng, đồng thời giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng được
đánh giá chất lượng hàng tháng, hàng quý nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Công tác thâm định cần được tăng cường hơn nữa. Thường xuyên kiểm tra xác định nguồn vốn có được sử dụng đúng mục đích chưa. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán thường xuyên, nhiều hơn trước và sau khi giải ngân nhằm phát hiện kịp thời những sai sót sai phạm trong quá trình cho vay.
- Đối với những dự án mới cần kiểm tra, thâm định kỹ. Đầu tiên không
nên cho vay với số tiền quá lớn. Xem sau một thời gian sản xuất kinh doanh có
hiệu quả mới cho vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất. Điều này cũng góp phần hạn chế được rủi ro, khả năng mất vốn của ngân hàng.
- Để cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo, đề nghị NHCSXH nên cho hộ nghèo vừa thoát nghèo tiếp tục được vay vốn và mở rộng cho vay đối tượng hộ cận nghèo.
5.2.3. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn và hạn chế rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn là mối lo ngại nhất của ngân hàng nhất là đối với NHCSXH.
Nợ quá hạn làm vòng quay tín dụng chậm lại, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đạt không cao :
- Phòng quản lý nợ xấu, nợ rủi ro cần rà soát phân loại thành từng nhóm thực hiện xử lý ngay những khoản nợ có khả năng trả ngân hàng nhưng do khách hàng không có thiện trí trả ngân hàng.
- Tiến hành giao chỉ tiêu cho từng tổ, hội.
- Có hình thức khuyến khích thậm chí bắt buộc mỗi tổ, hội phải mở tài
khoản tiết kiệm tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay của tổ viên, hội
viên mình.
- Đối với những khoản nợ quá hạn khách hàng có thiện chí trả nợ hoặc do
cần vốn đầu tư thêm trong thời gian ngắn nhưng thiếu vốn, ngân hàng có thể xem xét cho cho vay thêm nhưng không được vượt quá chu kỳ sản xuất đầu tư nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.
- Kiên quyết xử lý các hộ có khả năng trả nợ nhưng cố tình trễ nảy không trả, góp phần ngăn chặn tính lây lan.
Để hạn chế rủi ro chỉ nhánh ngân hàng cũng nên thực hiện một số biện pháp
sau đây:
- Kết hợp với các tổ, hội đoàn thể, UBND huyện tô chức tuyên đương khen
thưởng những cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quá,
thoát nghèo để làm gương và khuyến khích họ tiếp tục phát huy thành hơn nữa.
- Hàng tháng nên có các cuộc họp giao ban với 4 tổ chức Hội đoàn thể cấp huyện để có sự phối kết hợp, thông tin cho nhau trong việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ của từng ngành kết hợp với nhiệm vụ nhận ủy thác, từ đó có cơ sở chỉ
đạo cho hội đoàn thể cấp xã, thị trấn phối hợp với cán bộ tín dụng trong việc giải
quyết các vấn đề về quản lý và sử dụng vốn vay.
- Phối hợp với 04 hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương các xã, thị trấn, các ngành tìm những mô hình mới, dự án mới để đầu tư. Thay đổi tỷ
trọng trong cơ cấu đầu tư giữa các ngành nghề cho phù hợp. Chú ý nhiều hơn các ngành nghề dịch vụ, thương mại, các ngành nghề, làng nghề truyền thống. Giảm dần đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có nhiều rủi ro.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan:
Triển khai đồng bộ giữa tín dụng chính sách và các chương trình trợ giúp
người nghèo, khuyến nông. Khuyến ngư. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức,
chuyên giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Thực hiện giải pháp này thông qua giả pháp “cầm tay chỉ việc” bằng cách
thường xuyên mở các lớp hội thảo đầu bờ, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của
các câu lạc bộ ở địa phương; giới các hộ làm ăn giỏi, có mô hình làm ăn tiêu
biểu, đạt hiểu quả cao để hộ nghèo học hỏi và nhân rộng ...
- Định kỳ hàng năm, hàng quý phải mở các lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo
lại về nghiệp vụ tín dụng củng như kỹ năng quản lý cho các cán bộ hội trực tiếp
làm công tác quản lý, cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn ở các xã, phường,
thị trấn của các tổ chức hội Đòan thể nhận ủy thác. Bên cạnh đó phải thường
xuyên thăm dò để nắm bắt kịp thời nhu cầu tập huấn của tổ chức hội nhận ủy
thác để có kế hoạch mở lớp.
Ngoài ra Ban lãnh đạo chi nhánh NHCSXH huyện cũng cần tắng cường
công tác đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ trực tiếp làm công
tác tín dụng, các thay đổi về chính sách, chủ trương của Đảng và chính phủ. - Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND huyện để
tăng thêm năng lực hoạt động cho chi nhánh ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 6.1. KÉT LUẬN
Công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ không của riêng aI. Sự vươn lên
thoát nghèo của hộ nghèo là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu, sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành trong việc giúp đỡ hộ nghèo, là sự nỗ lực, ý chí vươn lên của chính hộ nghèo và cả những cơ chế chính sách của Đảng
và của Chính phủ. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng từ khi thành lập đến nay,
NHCSXH nói chung, chi nhánh huyện Thới Lai nói riêng đã thực hiện tốt chủ
trương tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách. Góp phần tích cực vào quá trình xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho hộ nghèo. Đặc biệt đã tạo cơ sở vững chắc
trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nhà trong những năm tiếp
theo.
Mô hình cho vay ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội, mà tổ
TK&VV là tế bào của hình thể này đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống
chính trị xã hội cùng chung sức chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu xóa
đói giảm nghèo trên toàn xã hội cũng như ở huyện nhà.
Thông qua đồng vốn cho vay đầu tư sản đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả có thê nhân rộng: nhiều cá nhân, tập thể xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh đoanh giỏi. Từ đó đã góp phần cho công tác chống đói nghèo ngày một hiệu quả hơn.
Với phương châm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, NHCSXH đã
trở thành người bạn thân thiết với bà con nhân dân, là người bạn đồng hành với bà con hộ nghèo trên con đường xóa đói giảm nghèo
6.2. KIÊN NGHỊ
* Đôi với Trung ương
Các qui chế chính sách, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn đối với hoạt động tín dụng tại NHCSXH phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu tránh nhằm lẫn trong quá trình thực hiện.
Quy định lãi suất tiềm gửi tiết kiệm rõ ràng để các chi nhánh ngân hàng và
các đối tượng khách hàng tham gia biết và thực hiện đúng. * Đối với Chính quyền địa phương
- Đề nghị UBND huyện có kế hoạch bổ sung nguồn vốn cho chỉ nhánh từ nguồn kết dư, tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để NHCSXH thực hiện giải ngân
cho các chương trình, dự án tại địa phương.
- Hỗ trợ cho hoạt động của chi nhánh NHCSXH trong việc chỉ đạo chính
quyền địa phương các xã, thị trấn tháo gỡ, giải quyết các vấn đề phát sinh, những tồn tại vướn mắc liên quan đến hoạt động của NHCSXH như phê duyệt đối tượng
vay vốn, mức duyệt cho vay, giám sát sự quản lý về vốn của các tô chức hội trên địa bàn, xử lý nợ quá hạn, nợ tồn động kéo dài.
- Chỉ đạo các ngành khuyến nông, khuyến ngư tiếp tục hỗ trợ người nghèo
tìm những đối tượng cây trồng, vật nuôi, những mô hình làm ăn có hiệu quả để
đầu tư vốn hiệu quả, hạn chế thoát thoát đồng vốn NHCSXH.
- Mở các lớp dạy nghề miễn phí cho hộ nghèo như may mặc, đan đác, chằm nón, cắt tóc, uốn tóc ... nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho hộ
nghèo.