Góp phần tạo điều kiện thuận thuận lợi cũng như cơ sở pháp lý cho các tổ
hội hoạt động có hiệu quả, chi nhánh ngân hàng đã tiến hành ký kết hợp đồng ủy
thác với các tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã, hợp đồng ủy nhiệm với tổ tiết kiệm
và vay vốn. Thông qua ký kết các hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung nhận ủy thác của tổ TK&VV, Tổ chức hội cấp xã, thị trấn. Thực hiện tốt các nhiệm vụ nhận ủy thác còn góp
phần tăng thu nhập cho tổ chức hội và ban quản lý Tổ TK&VV thông qua phí
làm dịch vụ ủy thác và hoa hồng được hưởng.
5.1.1.4. Có nhiều điểm giao dịch tại xã, thị trấn được thành lập:
Để chuyển tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách
thuận tiện nhấtchi nhánh ngân hàng đã thành lập 11/13 điểm giao dịch tại các xã,
thị trấn (mỗi xã, thị trấn thành lập một điểm giao dịch, một xã và một thị trấn còn lại giao dịch tại trụ sở, do địa bàn gần).
Hoạt động của các tổ lưu động theo định kỳ hàng tháng, có lịch thông báo
cụ thể đã giúp cho bà con nhân dân không phải đến trụ sở ngân hàng giao dịch,
giảm bớt chỉ phí và thời gian đi lại cho khách hàng vay vốn. Nhờ giải pháp này mà nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH chuyên tải trực tiếp đến hộ nghèo và được
thực hiện một cách công khai, minh bạch và thông suốt.
Có thể thấy rằng qua điểm giao dịch tại xã từng bước xã hội hóa hoạt động
cho vay, hiệu quả của việc thu nợ, thu lãi được nâng lên rõ rệt, mô hình hoạt
động của NHCSXH được gần hơn với người dân và chính quyền địa phương,
được nhân dân và chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ. 5.1.1.5. Công tác tập huấn nghiệp vụ được quan tâm:
Công tác tập huấn nghiệp vụ cho ban quản lý tổ TK&VV, cho cán bộ làm
công tác quản lý hội cấp xã, thị trắn luôn được chi nhánh NHCSXH huyện Thới
Lai luôn đặc biệt quan tâm. Hàng năm chi nhánh đều kết hợp với tổ chức hội
đòan thể huyện mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ. Thông qua các buổi tập huấn
đã góp phần nâng cao kiến thức cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng, kỹ
năng quản lý về vốn và hoạt động của tổ TK&VV, góp phần nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của tổ, hội trong việc thực hiện nhận ủy thác. Bên cạnh đó
các chủ trương, chính sách về mục tiêu xóa đói giảm nghèo và các chính sách khác của Đảng, của Chính phủ được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội.
5.1.1.6. Hội đòan thể nhận ủy thác hoạt động hiệu quả:
Thời gian qua các tổ chức Hội đoàn thề cấp huyện nhận ủy thác đã làm tốt
các nội dung nhận ủy thác trên tỉnh thần Văn bản liên tịch đã ký kết với chỉ
nhánh NHCSXH. Hội đã chỉ đạo cho các cấp hội địa phương phối hợp với chỉ
nhánh ký các hợp đồng ủy nhiệm, ủy thác. Các tổ chức hội đã cùng với phòng
giao dịch triển khai nhiệm vụ nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên tốc độ tăng trưởng dư nợ vay vốn ủy thác qua các năm tăng, chất lượng tín dụng ngày được nâng cao.
Thường xuyên thông tin cho nhau kịp thời, kết hợp với chỉ nhánh xử lý các
vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát, kiểm tra, quản lý nguồn vốn cho vay, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực phát sinh.
5.1.2. Những tồn tại và hạn chế
Trong thời qua hoạt động cho vay vốn tín tín dụng ưu đãi tại Phòng giao
dịch NHCSXH huyện Thới Lai đạt nhiều hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số mặt tồn tại như sau:
5.1.2.1. Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào Trung Ương:
Nguồn vốn cho vay phần lớn là do Trung ương cấp vốn. Về việc khai thác
và sử dụng vốn chưa được chủ động do phải phụ thuộc vào sự phân bổ ở trên. Có
đôi lúc vốn phân bổ về không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại địa phương. Trong khi đó nguồn vốn từ ngân sách địa phương lại rất hạn hẹp, hầu như là
không có.
5.1.2.2. Về nhân sự:
Hiện nay tại chỉ nhánh chỉ có 10 đồng chí. Với đội ngũ và lãnh đạo, vừa tác
nghiệp như thế là quá tải so với số lượng và cường độ công việc được giao. Chính vì thế cán nhân viên phải thường xuyên làm ngoài giờ và về trễ. Về lâu dài
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phục vụ.
5.1.2.3. Sự thay đổi tổ trưởng tổ TK&VV:
Với số lượng tổ TK&VV như hiện nay, việc thay đổi tô trưởng, ban quản lý
tổ tất yêu phát sinh thường xuyên từng ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tuổi cao, sức khỏe yếu. Yêu cầu chuyển công tác... như thế mỗi lần thay đổi và bầu lại tổ trưởng, ban quản lý tô sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tổ
và quản lý vốn vay. Bởi vì tổ trưởng mới được bầu thiếu kiến thức và kinh
nghiệm quản lý vốn, điều hành hoạt đông của tổ. Trong khi đó quy chế hoạt động
của tổ lại không quy định việc bàn giao số sách quản lý tổ, gây khó khăn thêm
cho ban quản lý mới.
5.1.2.4. Hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Hoạt động cho vay của NHCSXH chứa nhiều rủi ro tiềm ấn, một khi rủi ro
xảy ra thì mức độ của nó gây ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn ngân hàng cho vay và nó lớn hơn tất cả các ngân hàng thương mại khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro, song dưới góc độ đề tài nghiên cứu xin đề cập đến những nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: Đối tượng thụ hưởng
nguồn vốn tín dụng chính sách là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình
sống ở các vùng miền đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa...các đối
tượng này có đặc thù chung là trình độ dân trí còn ở mức thấp, yếu kém trong
phán đoán các vấn đề đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh, sức khỏe yếu, yếu
kém trong quản lý và trong chỉ tiêu gia đình. Tập quán sinh sống còn mang nặng
tính tự cung tự cấp, cuộc sống không ổn định, phần lớn là thiếu kiến thức, chưa biết tính toán trong sản xuất kinh doanh và chưa quen với quan hệ tín dụng. Cá
biệt có một bộ phận nhỏ không chịu chăm lo lao động, coi nguồn vốn cho vay
của ngân hàng như một khoản hỗ trợ không cần hoàn lại và không có ý định trả
nợ cho ngân hàng, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Những yếu tố đặc thù
đó là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
- Nguyên nhân bất khả kháng: những nguyên nhân bất khả kháng như là thiên tai, dịch bệnh. Khi xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến hộ vay vốn, người vay
khó khăn trong sản xuất. Giá cả các mặt hàng luôn biến động, thị trường tiêu thụ thiếu tính chủ động, mua bán bị tư thương ép giá, mối quan hệ giữa người nghèo
vay vốn để sản xuất với môi trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu các
trung tâm giao dịch, mua bán, trợ giúp cho người nghèo. Do vậy thông thường hộ
nghèo vay vốn chỉ sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế về điều kiện tự
nhiên, họ chưa đủ các điều kiện để đặt ra vấn đề sản xuất những sản phẩm nào
mà thị trường cần, sản phẩm làm ra lại mang tính nhỏ lẽ, phân tán thiếu tập trung
dẫn đến khó tiêu thụ hàng hóa.. Trong những trường hợp khác nhau người vay có
thể bị tổn thất, không có khả năng trả nợ, một số hộ có khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với hộ
nghèo vay vốn là rất nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm và rất kém dẫn
đến rủi ro tín dụng.
- Nguyên nhân do chất lượng hoạt động của tổ yếu kém: như đã trình bày phương pháp cho vay của NHCSXH là ủy thác bán phần qua các tô chức chính
trị xã hội, và đơn vị trực tiếp quản lý và xử dụng vốn là tổ TK&VV.. chất lượng
hoạt động của tổ không tốt ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng. Tổ hoạt động
kém, không sinh hoạt định kỳ, bình xét cho vay không công khai, dân chủ, thành
viên trong tổ không có tinh thần tương trợ, không giúp đỡ lẫn nhau trong việc dự kiến đầu tư vào nuôi con gì, trồng cây gì để mang lại hiệu quả cao, vừa có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình, sớm thoát nghèo vừa có khả năng trả nợ vốn vay. Các thành viên chưa kiên quyết trong việc bình xét cho vay tại tổ, chưa
giám sát trong việc sử dụng vốn vay, chưa tạo ra sức ép của tập thể đối cá biệt hộ
vay vốn có nợ quá hạn, nợ chay ỳ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý, điều hành của các tổ chức hội nhận
ủy thác ( Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên):
thực tế cho thấy nơi nào có sự chỉ đạo điều hành của tổ chức hội nhận ủy thác trong việc thành lập, củng cố hoạt động của Tổ TK&VV đúng quy trình, duy trì
sinh hoạt định kỳ, bình xét cho vay công khai, thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, có sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến ngư để hỗ trợ cho hộ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử
dụng vốn vay có hiệu quả, và sử lý đứt điểm các trường hợp phát sinh nợ xấu thì
nơi đó rủi ro tín dụng ít xảy ra. Ngược lại ở những nơi các cấp hội nhận ủy thác cho vay không có sự kiếm tra, giám sát, không tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đại phương để đạo tổ TK&VV, nguồn vốn tín dụng không phát huy
hiệu quả, nguyên hân rủi ro tín dụng là rất cao.
5.1.2.5. Nhận thức của chính quyền địa phương và hội đoàn thể
Một số cán bộ và chính quyền địa phương chưa hiểu rõ hoạt động của NHCSXH, xem hoạt động của Ngân hàng CSXH như là hoạt động của NHTM, chưa xen NHCSXH như là công cụ của các cấp chính quyền để thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên sự quan
tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của NHCSXH chưa nhiều.
Một số nơi hội đoàn thể nhận ủy thác về tổ TK&VV chưa làm tròn chức
năng nhận ủy thác của mình, khi rủi ro tín dụng xảy ra còn đùn đây trách nhiệm
cho NHCSXH, việc kiểm tra, giám sát tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn đôi khi
còn buông lỏng, còn ngần ngại trong việc đầu tư vốn cho hộ nghèo. Hiện nay trên
địa bàn huyện Thới Lai vẫn còn một số hộ nghèo chưa được vay vốn.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.2.1. Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trước tiên cần phải chủ động được nguồn vốn để đám bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của khách hàng. Do đó bản thân ngân hàng phải tự huy động, sau đây là một số giải pháp cụ thể:
- Ngoài nguồn vốn do Trung ương cấp thì chi nhánh ngân hàng cũng cần huy động thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay. Và lãi suất lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm với khách hàng gửi tiền như hiện nay, vì thế ngân hàng phải tính
toán làm sao để có một lãi suất huy động tiền gửi hợp lý nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho khách hàng mà ngân hàng lại không bị thiệt. Nền kinh tế của bất kỳ quốc
gia nào cũng có yếu tố lạm phát và thiểu phát ...thường lãi suất tiền gửi phải cao hơn yếu tố lạm phát. Mức cao hơn đó phải bảo đảm một tỷ lệ hợp lý so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành kinh tế trong nước. Đây là một thách
thức đối với ngân hàng vì ngân hàng cho vay ưu đãi với lãi suất thấp. Việc này
vẫn có thể thực hiện được trong thời gian từ đây sắp tới vì mức lãi suất chênh lệch sẽ được nhà nước bù lỗ. Nhưng trong một khoảng thời gian tới nữa ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất tiết kiệm cụ thể để khách hàng tin tưởng và thu hút thêm khách hàng mới.
- Chi nhánh NHCSXH chỉ nhánh huyện Thới Lai cần xây dụng nhiều
chương trình huy động tiết kiệm phong phú và đa đạng hơn nữa, đặc biệt là phát
triển chương trình huy động gửi tiết kiệm dành cho hộ thu nhập trung bình và thấp bằng hình thức khách hàng có thể gửi tiền bất cứ khi nào với số tiền mỗi lần
gửi có thể chỉ vài chục nghìn. Vì người dân trong huyện chủ yếu có thu nhập thấp
và trung bình nên hình thức tiết kiệm này sẽ huy động được triệt để nguồn vốn có trong dân cư. Nhưng phải đảm bảo thủ tục đơn giản và khách hàng có thể rút tiền
bắt cứ lúc nào khi cần.
- Tổ chức thường xuyên các hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo chi nhánh NHCSXH huyện và khách hàng là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm lắng nghe những khó khăn vướng mắc của khách hàng trong quan hệ giao dịch với chi nhánh, trên cơ sở đó sẽ có nhứng giải pháp cụ thể để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của khách hàng với mục tiêu tạo lòng tin của khách hàng đối với
ngân hàng. Để ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tin cậy và đầu tư vào ngân
hàng.
5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
Tín dụng là một bộ phận rất quan trọng tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng hiện nay. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả tín dụng nhằm hạn chế và giảm nợ quá hạn, làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng vòng quay vốn tín dụng và đưa nguồn vốn đến với nhiều hộ nghèo hơn. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
- Tuyển dụng thêm nhân sự hỗ trợ tín dụng nhằm giảm tải công việc cho nhân viên tín dụng như hiện nay hạn chế rủi ro do công việc quá tải.
- Xây dựng, ban hành hạn mức tín dụng cho từng ngành nghề kinh doanh
để phát triển khách hàng, đồng thời giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng được
đánh giá chất lượng hàng tháng, hàng quý nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Công tác thâm định cần được tăng cường hơn nữa. Thường xuyên kiểm tra xác định nguồn vốn có được sử dụng đúng mục đích chưa. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán thường xuyên, nhiều hơn trước và sau khi giải ngân nhằm phát hiện kịp thời những sai sót sai phạm trong quá trình cho vay.
- Đối với những dự án mới cần kiểm tra, thâm định kỹ. Đầu tiên không
nên cho vay với số tiền quá lớn. Xem sau một thời gian sản xuất kinh doanh có
hiệu quả mới cho vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất. Điều này cũng góp phần hạn chế được rủi ro, khả năng mất vốn của ngân hàng.
- Để cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo, đề nghị NHCSXH nên cho hộ nghèo vừa thoát nghèo tiếp tục được vay vốn và mở rộng cho vay đối tượng hộ cận nghèo.
5.2.3. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn và hạn chế rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn là mối lo ngại nhất của ngân hàng nhất là đối với NHCSXH.
Nợ quá hạn làm vòng quay tín dụng chậm lại, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đạt