Giải pháp đề xuất từ thực trạng vấn đề được nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo KHXH hành vi Nâng cao nhận thức cho học sinh trường THPT về những ảnh hưởng tiêu cực của thực trạng tin giả, tin xấu, độc trên môi trường mạng hiện nay (Trang 29 - 31)

6. Các giải pháp khắc phục tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực từ tin giả, tin xấu,

6.6. Giải pháp đề xuất từ thực trạng vấn đề được nghiên cứu

Tin giả, tin xấu, độc nhất là tin xuyên tạc được tạo dựng, tán phát từ các cá nhân hay tổ chức trên mạng xã hội liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... đều gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ và quyết định của người dân với nhiều vấn đề của đất nước. Một trong những hệ quả không hề nhỏ mà các tin tức giả gây ra, đó là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thơng của đất nước nói chung và báo chí nói riêng, khiến cho cơng chúng không xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận... Đáng lưu ý, trong điều kiện các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tiến hành “diễn biến hịa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, điều này không chỉ làm gia tăng số lượng tin giả mà tính nguy hại của nó cũng tăng lên...Vậy thơng qua q trình tham khảo cũng như nghiên cứu thực tiễn nhóm chung em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về tác hại của tin giả, tin

xấu độc cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong tạo dựng và tán phát tin giả tin xấu độc. Thực tế cho thấy, ngoại trừ một bộ phận cá nhân, tổ chức cố tình tạo dựng và tán phát tin giả nhằm mục đích tài chính, chính trị, cịn đa số cộng đồng mạng tham gia chia sẻ, thậm chí có trường hợp cũng tạo lập và tán phát những thông tin sai lệch song điều này là do tâm lý hiếu kỳ hoặc để thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Điều đó cho thấy, đa số người tham gia mạng xã hội chưa hiểu rõ về tác hại của tin giả và những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia mạng xã hội. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội về nhận thức, trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội. Tập trung giáo dục cho người dân cách thức nhận biết tin giả, nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thông tin, biết sàng lọc các nguồn thông tin để tiếp nhận và chia sẻ lại trên các mạng xã hội, đồng thời tránh tung tin thất thiệt vi phạm quy định pháp luật. Đi đôi với việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi tin giả trên mạng xã hội.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong phòng, chống tin giả,

tin xấu độc. Thời gian qua, chúng ta đã ban hành Luật An ninh mạng và nhiều nghị định liên quan đến quy định xử lý các hành vi vi phạm về tin giả, tin xấu độc, gần đây nhất là Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vơ tuyến điện, cơng nghệ thơng tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2020. Điều này góp phần tạo hành lang pháp lý trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tin giả, tin xấu độc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại số lượng lớn tin giả trên mạng xã hội, cho thấy tính răn đe của các quy định hiện hành vẫn còn mức độ. Bởi vậy, tiếp tục có những quy định “mạnh tay” hơn để xử lý các đối tượng xây dựng và tán phát tin giả, tin xấu độc là hết sức cần thiết. Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã ban hành những đạo luật riêng để xử lý tin giả, trong đó Nghị viện Đức ngày 30-6-2017 đã thông qua một dự luật nhằm xử lý các phát ngôn gây thù hận, các tài liệu phạm tội và các tin tức giả trên các mạng xã hội. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội phải xóa bỏ các nội dung kể trên trong vịng 24 giờ sau khi nhận được thơng báo, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 50 triệu euro.

Ba là, nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng và các điều kiện bảo

đảm cho phòng, chống tin giả, tin xấu độc. Trước sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng các phương tiện truyền thông và người sử dụng gia tăng, nhất là mạng xã hội, đây là cơ sở, điều kiện để tin giả, tin xấu độc xuất hiện và lan truyền với tốc độ nhanh, đặc biệt trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải chú trọng nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đồng thời phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ đủ để phát hiện, ngăn chặn, cảnh báo và xử lý kịp thời tin giả, tin xấu độc cũng như các đối tượng tạo lập, tán phát tin giả, tin xấu độc tránh để bị động dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Bốn là, tăng cường thơng tin chính thống, bảo đảm chính xác, kịp thời,

góp phần ngăn chặn tin giả, tin xấu độc. Cùng với việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thơng tin, các cơ quan truyền thơng, báo chí cần đẩy mạnh các nội dung thơng tin, bảo đảm kịp thời, chính xác, nhất là trước các vụ việc, sự kiện “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Qua đó định hướng, dẫn dắt thơng tin đúng trên mạng xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin giả, tin tiêu cực. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí một mặt cần làm tốt việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phóng viên, mặt khác nêu cao trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, xét duyệt chặt chẽ các thông tin trước khi cho đăng tải, tránh xảy ra những sai sót để các đối tượng lợi dụng tán phát tin giả, tin xấu độc.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với các nhà mạng trong quản lý, xử lý tin giả,

tin xấu độc. Trước nhiều chỉ trích của các quốc gia, trong đó có Việt Nam về sự thiếu quan tâm của các nhà mạng đối với vấn nạn tin giả, gần đây, quản lý một số mạng xã hội, cơng cụ tìm kiếm như: Facebook, YouTube, Google,... đã đưa ra cam kết và thực hiện một số biện pháp nhằm chống lại thông tin giả mạo được chia sẻ trên các nền tảng của mình. Điều này được đánh giá là bước tiến lớn trong việc đẩy lùi nạn tin giả, tin xấu độc của các mạng xã hội. Tuy nhiên,

các cơ quan chức năng của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ và có các biện pháp kiên quyết hơn để các nhà mạng phải vào cuộc một cách thực sự trong việc ngăn chặn, phát hiện và kịp thời gỡ bỏ, không để tin giả lan truyền trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh mạng nói riêng và an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của đất nước nói chung, nhất là trong dịp diễn ra đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Một phần của tài liệu Báo cáo KHXH hành vi Nâng cao nhận thức cho học sinh trường THPT về những ảnh hưởng tiêu cực của thực trạng tin giả, tin xấu, độc trên môi trường mạng hiện nay (Trang 29 - 31)