Quan hệ Việt Nam – Mỹ trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của Mỹ trong trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay. (Trang 26 - 28)

8 An Chi (2019), “Mỹ Trung và ván cờ trên khu vực Thái Bình Dương”, Tạp chí tài chính online, truy cập ngày 05/06/2021 từ

3.1 Quan hệ Việt Nam – Mỹ trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 11/07/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam đồng thời Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam - Mỹ đã đặt dấu mốc đầu tiên cho quá trình phát triển

lâu dài và gắn kết của quan hệ Việt Nam và Mỹ. Kể từ khi quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hố, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, đã có những bước tiến dài và nhanh làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước.

Về lĩnh vực chính trị, ngoại giao: Một loạt các cuộc gặp thượng đỉnh

song phương đã giúp đẩy mạnh quan hệ song phương giữa hai nước, trong đó kể đến chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush vào tháng 11/2006, tổng thống Obama vào tháng 05/2016, hai chuyến viếng thăm nhân dịp hội nghị APEC và Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Mỹ của tổng thống Trump năm 2019, chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 6/2008 và tháng 4/2010, chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015, chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 6/2017,… Cùng với các chuyến thăm và làm việc cấp nguyên thủ là các chuyến thăm của các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng các Bộ khác nhau của Việt Nam và các Bộ trưởng hay các phái viên của Mỹ, các quan chức quốc hội, chính quyền, đồn thể, các tổ chức phi chính phủ,... Những chuyến thăm và làm việc các cấp này nhìn chung đều đã góp phần vào mục đích đưa quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cũng như các lĩnh vực quan hệ song phương khác lên tầm cao hơn. Tuy nhiên, quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cho đến nay vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây căng thẳng, chủ yếu do sự khác biệt chế độ chính trị và quan điểm và tư tưởng giữa hai nước

Về lĩnh vực kinh tế - thương mại: Đây là lĩnh vực thành công nhất

trong quan hệ Việt - Mỹ. Trên thực tế từ sau khi bình thường hoá quan hệ, các quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu phát triển khá nhanh. Việc ký kết hiệp định BTA năm 2000 đã tạo dựng khung pháp lý cần thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại. Thương mại Việt-Mỹ tăng gần 170 lần sau 25 năm. Nếu năm

1995 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới dừng ở mức 450 triệu USD thì kết thúc năm 2019, con số này đã đạt mốc gần 76 tỷ USD (đạt 75,72 tỷ USD), gấp khoảng 168 lần so với năm 1995. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của Hoa Kỳ. Nếu thương mại là mảng sáng trong quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ, thì đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với con số 4000 tỷ USD của Mỹ đầu tư ra nước ngoài (tính đến năm 2017) và FDI của Mỹ tại khu vực Châu Á và ASEAN. Tuy nhiên mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước cũng tồn tại nhiều khó khăn do sự khác biệt về cơ chế thi trường, chênh lệch kinh tế giữa hai bên và thâm hụt thương mại, các quy định khắt khe của thị trường Mỹ,…

Quan hệ Việt - Mỹ trong các lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, y tế, mơi trường, văn hố – xã hội,... có những bước phát triển đáng ghi nhận và đáng mừng. Tính đến tháng 3.2019, có hơn 30.900 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ. Việt Nam hiện đang đứng đầu trong số các nước ASEAN và đứng thứ 8 trên thế giới về số lượng lưu học sinh học tập tại Mỹ.

Sau hơn 25 năm thiết lập, quan hệ Việt - Mỹ đã đạt được những bước phát triển toàn diện, thực chất, ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho an ninh, hịa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của Mỹ trong trong quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn hiện nay. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)