- Loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa
TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ TRIỂN VỌNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Hồng Nhật
Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM
Tóm tắt
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên đã đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của con người, tuy nhiên sự phát triển của ngành năng lượng nếu chỉ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch là khơng bền vững. Sự phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đồng thời trữ lượng của các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và có khả năng tái tạo là một nhu cầu tất yếu. Trong bài báo này, chủ yếu đề cập đến tiềm năng khai thác và các triển vọng thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mặt trời tại Việt Nam, ngoài ra bài báo cũng nêu các nguyên nhân chủ yếu cản trở việc phát triển và khai thác năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Từ khóa: Năng lượng mặt trời; Năng lượng tái tạo; Nguyên liệu hóa thạch Abstract
The potential of exploiting and developing solar energy in Vietnam
Most of our energy supply comes from fossil fuels such as coal, oil and natural gas. However, the development of the energy industry solely depending on fossil fuels is not sustainable. Emission from the use of fossil fuels is one of the major causes of climate change and serious impacts on human health. Besides, fossil fuel reserves are becoming depleted. Therefore, it is inevitable to find alternative and renewable energy sources. This article mainly discusses about the potential of exploiting and developing solar energy in Vietnam and the primary barriers preventing Vietnam from developing and utilizing solar energy sources.
Keywords: Solar energy; Recycled energy; Fossil fuel. 1. Mở đầu
Trong xã hội hiện đại, năng lượng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo chất lượng sống của con người. Một quốc gia muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địi hỏi phải có nguồn cung cấp năng lượng ổn định, an toàn và trong khả năng chi trả của tất cả các đối tượng kinh tế - xã hội. Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên thế giới. Do tốc độ tăng trưởng nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia tăng trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, ngành năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức về vấn đề mất cân đối an ninh năng lượng, do mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng năng lượng và giới hạn của các nguồn cung cấp điện.
Nguồn cung cấp điện tại Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn chính là thủy điện và nhiệt điện than. Hiện nay, việc đẩy mạnh đầu tư vào nhiệt điện than dẫn đến làn sóng phản đối trong cộng đồng xã hội, do lo ngại về các tác động của bụi than và tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện tác động đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án. Bên cạnh đó, nhiệt điện than chính là lượng tro xỉ tồn
đọng, chứa nhiều kim loại nặng như cadimi, chì, thủy ngân, asen. Do vậy, các bãi thải xỉ hoặc hố thải xỉ khơng xây dựng đúng quy trình sẽ rị rỉ các kim loại nặng vào môi trường đất và nước, ảnh hưởng đến sinh kế và sức khỏe của người dân (Minh Ha Duong et al., 2016) [4]. Theo Lê Anh Tuấn (2017) [5], các nhà máy nhiệt điện than trong cả nước thải ra 16 triệu tấn tro xỉ và dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên mức 38 triệu tấn mỗi năm. Nếu khơng có biện pháp xử lý, tổng lượng tro xỉ tích lũy sẽ lên tới 423 triệu tấn, ước tính bao phủ khoảng 65 km2.
Trong khi, việc xây dựng mới các nhà máy thủy điện ở vùng sâu là rất khó khăn. Thêm vào đó, các cơng trình thủy điện có những tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên, đặc biệt là mơi trường nước. Việc chuyển dịng một số cơng trình thủy điện sang lưu vực khác, làm thay đổi chế độ thủy văn, gây ra những tác động lớn đến hệ sinh thái và hoạt động kinh tế - xã hội trên các lưu vực sơng. Cùng với đó, những bất cập trong công tác quản lý xây dựng và vận hành các cơng trình thủy điện, làm cho hơn 90% cơng trình thủy điện trên cả nước chưa đảm nhận nhiệm vụ điều tiết lũ vào mùa mưa và mùa khô. Việc thiếu các quy định cụ thể trong xây dựng và vận hành các hồ chứa thủy điện, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, thay đổi chế độ thủy văn, giảm lượng nước trong mùa kiệt, gia tăng tình trạng ơ nhiễm tại hạ lưu các con sông.
Từ các vấn đề trên, ngành năng lượng Việt Nam cần có sự chuyển dịch cơ cấu năng lượng, không lệ thuộc vào một hoặc hai nguồn năng lượng chủ yếu, mà cần bổ sung và mở rộng hướng phát triển sang các nguồn năng lượng tiềm năng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối,...Trong bài báo này đề cập đến tiềm năng, nguyên nhân thúc đẩy phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam, nguồn năng lượng có tốc độ phát triển vượt trội trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu.
2. Tiềm năng khai thác và triển vọng thúc đẩy phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam