Những đề xuất cần xem xét để thúc đẩy phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ NHÁM BỀ MẶT TỚI KẾT QUẢ ĐO ĐỘ ẨM ĐẤT SỬ DỤNG PHỔ KẾ SIÊU CAO TẦN BĂNG L (Trang 124 - 126)

- Loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa

4. Những đề xuất cần xem xét để thúc đẩy phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam

Hiện nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì về việc khai thác và mua bán điện trên thị trường, khiến phát triển năng lượng bền vững bị trì hỗn, tạo ra nút thắt về cách tính giá điện. Đây là rào cản giảm sự có mặt của các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, nguồn khí tự nhiên ở vùng biển Việt Nam khá dồi dào, cần được khai thác để thay thế các nhà máy nhiệt điện than. Điều này tạo ra nguồn điện năng giá rẻ hơn so với việc nhập khẩu than để sản xuất điện, đồng thời giảm đáng kể lượng khí CO2 phát thải gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy, cần phối hợp và khuyến khích các tập đồn tư nhân trong phát triển hạ tầng quản lý và khai thác nguồn khí tự nhiên; đồng thời tham gia xây dựng chiến lược thu hút đầu tư khai thác và đưa nguồn khí này vào sản xuất điện thực tế.

Cần phối hợp giữa các chuyên gia năng lượng tái tạo và các nhóm đầu tư tư nhân độc lập, để đưa ra các chính sách năng lượng tái tạo, tạo thuận lợi thu hút có hiệu quả nguồn vốn tư nhân. Ngồi ra, cần có các giải pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn điện quốc gia: 1) Có chính sách ưu đãi thuế, cải thiện thủ tục khuyến khích các hộ gia đình và các cơng ty sản xuất quy mô nhỏ mua sắm và lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời, gió hoặc các nguồn năng lượng tái tạo, ít ơ nhiễm khác,...; 2) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc áp dụng các quy chuẩn bắt buộc về “sử dụng hiệu quả năng lượng” đối với các ngành sản xuất và các sản phẩm tiêu thụ năng lượng có nguy cơ lãng phí cao.

Nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội như sự gia tăng phát thải khí carbon vào bầu khí quyển, góp phần đẩy mạnh tốc độ ấm lên tồn cầu, đồng thời khí thải tro bụi từ q trình đốt nhiên liệu hóa thạch gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng. Trong khi quá trình sản xuất điện từ năng lượng mặt trời cũng rất thân thiện với môi trường. Do vậy, sự thối trào của nhiên liệu hóa thạch là tất yếu, sự bùng nổ của ngành năng lượng mặt trời là một xu thế tất yếu trên tồn cầu.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn. Tuy nhiên, rào cản chính sách dẫn đến sự phát triển của năng lượng mặt trời còn hạn chế. Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mặt trời, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ thích hợp, khuyến khích sự tham gia của cơng ty tư nhân, các nhà nghiên cứu cùng tham gia vào lĩnh vực năng lượng mặt trời, đồng thời phải có chính sách đào tạo cũng như thu hút nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Bộ Công thương (2017). Thông tư số 16/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định

về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. [2].Hoàng Thị Thu Hường (2014). Thực trạng năng lượng tái tạo Việt Nam và hướng

phát triển bền vững. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

[3].International Renewable Energy Agency - IRENA (2016). The power to change:

Solar and Wind cost reduction potential to 2025.

[4].Lê Anh Tuấn (2017). Đồng bằng Sông Cửu Long trước nguy cơ từ nhiệt điện than. Bản tin chính sách trung tâm con người và thiên nhiên số 26.

[5].Minh Ha Duong, An Ha Truong, Nam Nguyen, Hoang Anh Trinh Nguyen (2016).

Synthesis report on Socio-environmental Impacts of Coal and Coal-fired Power Plants in Vietnam. Clean Energy and Sustainable Development lab report, Hanoi.

[6].Nguyễn Thế Chinh (2014). Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp

ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Viện Chiến lược, Chính sách tài ngun và mơi trường. [7].Phạm Cảnh Huy (2014). Triển vọng năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại Việt

Nam. Bản tin chính sách trung tâm con người và thiên nhiên số 26.

[8].Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược

phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

[9].Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy

hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2013.

[10].Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 11/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích

phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

[11].Thủ tướng Chính phủ (2019). Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình

quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.

[12].Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh - GreenID (2016). Đính chính những hiểu

lầm về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

BBT nhận bài: 08/11/2019; Phản biện xong: 25/12/2019

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ NHÁM BỀ MẶT TỚI KẾT QUẢ ĐO ĐỘ ẨM ĐẤT SỬ DỤNG PHỔ KẾ SIÊU CAO TẦN BĂNG L (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w