Minh họa sự cân bằng

Một phần của tài liệu Xung đột nhận thức và hệ quả của xung đột nhận thức trong kinh tế (Trang 29 - 39)

3. 1.2 Mô hình cơ bản

3.4 Minh họa sự cân bằng

Số 1 minh họa cho sự cân bằng này. Trong mỗi giai đoạn cầu lao động ngành nguy hiểm chính xác là bằng cầu hàng hóa, vì cần 1 công nhân để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Ở giai đoạn đầu tiên thì có một sự co giãn cung lao động ở một mức lương cho trước.

(10) wh1 = ws + qca + min (qca – cs, cscf /( qca + cf )).

Do lương cân bằng ở giai đoạn 1 là ws + qca + min (qca – cs, cscf /( qca + cf )). Ở giai đoạn 2, có 2 đường cung lao động. Trường hợp I với q* = 0, cung lao động tăng lên mức D(wh1) ở tỉ lệ lương là ws, ngoài D(wh1) còn có một đường cung lao động trong ngành an toàn ở mức lương ws + cs. Ở cả hai trường hợp I và II, mức lương cân bằng ở giai đoạn 2 là ws + cs vì đường cầu lao động cắt 2 đường cung đó ngay tại D(wh1) khi mà đường cung co giãn ở mức lương ws + cs.

30

3.5 THẢO LUẬN SỰ CÂN BẰNG - GI I THIỆU VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN

Ý nghĩa phân bổ cuả sự cân bằng là gì ? Đầu tiên, tất cả công nhân không có vấn đề gì trong quá trình làm việc sẽ có thu nhập bằng tiền và không bằng tiền kì vọng là như nhau khi tổng kết qua 2 giai đoạn : 2ws7. Khi mà chi phí liên quan đến sự an toàn, e ngại và nhiều bất trắc như vậy thì tất cả công nhân sẽ chọn mua những trang thiết bị an toàn ở giai đoạn thứ 2, tất cả công nhân sẽ có một thu nhập kì vọng chính xác là ws

ở mỗi giai đoạn. Nếu các thông số để quyết định vấn đề ra quyết định thì các công nhân trong ngành nghề nguy hiểm ở giai đoạn 1 sẽ không chọn mua trang thiết bị an toàn ở giai đoạn 2, tình huống sẽ có 1 vài khác biệt. Những người công nhân đó nghĩ rằng họ sẽ kiếm được ws + cs ở giai đoạn 2 trong khi sự thật thì thu nhập kì vọng của họ sẽ là:

(11) ws + cs – qca< ws

Tuy nhiên, vì họ đã đoán trước những gì sẽ xảy ra vào đầu giai đoạn 1, tiền lương giai đoạn đầu đã bù đắp sự tổn thất này của họ. Do đó, giới thiệu về sự xem xét xung đột nhận thức không thay đổi việc phân phối các tiện ích trong công nhân. Còn sự phân phối tiện ích giữa công nhân và người tiêu dùng thì sao ? ( 7 Những công nhân

trong ngành công nghiệp an toàn nhận được 1 khoản tiền lương ws mỗi giai đoạn

31

Bây giờ chúng ta sẽ so sánh sự cân bằng được suy ra từ những điều trênvới pháp luậtan toàn . Pháp luật an toàn yêu cầu mua những trang thiết bị an toàn để đạt được hiệu quả cao hơn trong chi phí. Trong trường hợp này, tiền lương được giữ trước đối với công nhân trong ngành nghề nguy hiểm ở giai đoạn 1 sẽ là :

( 12 ) wh1’ = ws + qca

Bởi vì những người công nhân biết rằng họ được yêu cầu áp dụng công nghệ an toàn mới thì họ sẽ luôn luôn chọn q*= 0 và sẽ được an toàn ở giai đoạn 1. Vì họ được yêu cầu mua những trang thiết bị an toàn ở giai đoạn 2, họ sẽ không đòi hỏi sự đền bù vì đã đưa ra quyết định sai lầm ở giai đoạn 2 hoặc giữ sự e ngại ở một mức độ, mức độ cho phép họ mua các trang thiết bị an toàn khi đã sẵn sàng. Với trang thiết bị an toàn, tiền lương giữ trước cho tất cả công nhân ở giai đoạn 2 sẽ là wh2 = ws + cs . Tiền lương ở giai đoạn 2 sẽ giống với :

32

Sự thay đổi ròng qua 2 giai đoạn do pháp luật về an toàn là 1 mức lương thấp hơn trong ngành nghề nguy hiểm ở giai đoạn đầu – do đó 1 mức giá thấp hơn của hàng hóa sản xuất bởi ngành công nghiệp này.

Với pháp luật về an toàn công nhân vẫn có tổng thu nhập kì vọng giống nhau qua cả 2 thời kỳ, 2ws . Tuy nhiên, người tiêu dùng có lợi hơn kể từ khi họ thanh toán giá hàng hóa thấp hơn trong ngành công nghiệp nguy hiểm ở giai đoạn 1. Do đó, pháp luật về an toàn đã đưa đến kết quả Pareto-superior 8

. ( 8 Người tiêu dùng là những người được hư ng lợi t luật về an toàn chỉ khi nào mà những người công nhân đoán trước được những hành vi của họ trong tương lai một cách hoàn hảo. Nếu những người công nhân không ý thức được sự đổi mới đang xảy ra trong công nghệ an toàn, kết quả của sự e ngại hay khả năng thay đổi niềm tin của họ, sau đó lợi ích t pháp luật về an toàn nếu có) sẽ tiến tới những người công nhân trong những ngành công

nghiệp nguy hiểm. ượng tăng thêm sẽ là qca – cs cho mỗi công nhân và sẽ đạt được

trong tất cả các trường hợp công nhân quyết định tin rằng nghề nghiệp của họ thì không nguy hiểm trong suốt giai đoạn đầu. Tất cả các tình huống mà chi phí của sự e ngại lớn hơn qca – cs , và tất cả trường hợp mà công nhân không biết rằng họ có thể thay đổi l ng tin hoặc không có ý thức về kết quả của lựa chọn đó đều bán trang thiết bị an toàn giai đoạn hai. ản đánh máy với một bài phân tích chi tiết những khả năng có thể xảy ra t tác giả )

Nếu người tiêu dùng có hằng sốtiện íchcận biêncủathu nhậpphúc lợitừpháp luậtan toànthì sẽ bằng với phần gạch chéo trong Hình 2.

3.6 H P Đ NG K TRƯ C

Jack Hirshleifer đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, trong thế giới có khả năng dự đoán trước một cách hoàn hảo, nếu những người công nhân có thể tiến hành hợp đồng ở đầu giai đoạn một thì họ sẽ buộc phải mua trang thiết bị an toàn ở giai đoạn hai, trạng thái cân bằng tối ưu Pareto có thể được thiết lập bằng những hành động tự nguyện của công nhân mà không có sự can thiệp của chính phủ. Vậy thì hợp đồng cam kết trước này có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào hệ thống pháp lý. Nếu

33

việc kí kết lại hợp đồng được cho phép ở giai đoạn hai, những người công nhân có thể cam kết trước với chính họ nhưng vẫn muốn kí kết lạiđầu giai đoạn 2. Việc kí kết lại đưa đến một kết quả tối ưu Pareto cho thị hiếu và niềm tin của công nhân khi họ đang trong thời kỳ đầu của giai đoạn hai. Do đó, nếu người lao động đưa ra được những thuận lợi của việc cam kết trước bằng việc cho phép chính họ tin rằng nghề nghiệp của mình là an toàn, họ sẽ muốn hủy hợp đồng bây giờ. Nếu việc kí kết lại được cho phép, họ có thể làm vậy bằng cách trả một lượng tiền ( ít hơn cs) cho những người mà họ kí hợp đồng. Nếu giả định rằng người lao động có những kỳ vọng hợp lý và nhận thức đúng đắn về mô hình chuẩn ở giai đoạn một như chúng ta đã giả định. Họ sẽ thấy được sự bất hiệu quả của việc tái cam kết khi mà nó xảy ra và sẽ cố gắng không thử.

Tuy nhiên, trong một mẫu hình nơi mà các đại lý có được danh tiếng từ các giao dịch trước đó, việc tái cam kết có thể khả thi. Các đại lý bán trang thiết bị an toàn sẽ không sẵn sàng để kí kết lại nếu bằng cách đó họ có thể gây tổn hại cho danh tiếng của mình, do đó làm giảm khả năng của họ vì những thuận lợi trong tương lai của hợp đồng kí trước. Nhưng một mẫu hình nơi mà danh tiếng đóng vai trò đương nhiên trên thực tế liên quan đến một khuôn khổ thể chế khác nhau từ mô hình cạnh tranh thông thường và có khả năng không đạt được kết quả tối ưu Pareto.

Cuối cùng, nếu chúng ta nới lỏng giả định rằng những người lao động có thể nhìn thấy trước những phản ứng lại xung đột nhận thức của họ, những hợp đồng ký trước trở nên là không thể.

4. NHỮNG ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG:

Mô hình được miêu tả trong phần cuối này nhằm minh họa cho việc sử dụng các phát hiện trong tâm lý học vào những mô hình kinh tế. Ở phần này chúng ta đề cập đến một số ứng dụng có thể khác cho những mô hình tương tự nhau. Một vài ứng dụng tiềm năng trong số đó trực tiếp được thúc đẩy bởi lý thuyết xung đột nhận thức. Số còn lại chỉ đơn thuần được đề xuất bởi sự lý giải kinh tế mà chúng tôi cho rằng đó là lý thuyết tâm lý.

34

4.1 NGU N GỐC CỦA SỰ ĐỔI M I :

Mô hình của chúng tôi mô tả một lý thuyết kinh tế về sự chọn lựa của niềm tin: ban đầu, sự tin tưởng chỉ được chấp nhận nếu có những lợi ích về tâm linh và tiền tài. Vì xung đột nhận thức, một khi đã chấp nhận thì niềm tin sẽ được duy trì . Con người có xu hướng tránh hoặc chống lại những thông tin mới mâu thuẫn với những điều họ đã tin tưởng trước đó. Như một ứng dụng, mô hình này đã đưa thêm một vài quan niệm vào việc đổi mới nền kinh tế. Trong bài viết ở phần cuối, ở Case I (TH 1), những nhà cải cách mua trang thiết bị an toàn mới ở giai đoạn 2 không phải là những người công nhân quen việc bằng cách dựa vào kinh nghiệm với điều kiện của ngành công nghiệp nguy hiểm, nhưng thay vì vậy, họ lại là những người lao động mới đã làm việc trong ngành công nghiệp an toàn ở giai đoạn 1 và sau đó chuyển sang giai đoạn 2.

Đầu tiên, trong lịch sử nghiên cứu khoa học, Thomas Kuhn (1963) đã thừa nhận rằng những người đầu tiên chấp nhận mô hình khoa học mới hầu hết là những người mới vào nghề. Trong các tổ chức công nghiệp, người ta tin rằng những phòng thí nghiệm công nghiệp chịu trách nhiệm về các sự đổi mới thứ yếu, không quá quan trọng, nhưng những sự đổi mới cơ bản lại đến từ bên ngoài (Edwin Mansfield, 1968, p.92). John Jewkes et al (1959) đã tìm thấy trước chiến tranh thế giới thứ 2 chỉ 12 trong 60 phát minh quan trọng trong nghiên cứu của họ đến từ các phòng thí nghiệm công nghiệp. Hơn một nửa đến từ các cá nhân. Daniel hamberg (1963) đã báo cáo những phát hiện tương tự sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

4.2 QUẢNG CÁO :

Quảng cáo là gì ? Tại sao các công ty lại tiêu dùng hàng triệu đôla vào các chiến dịch quảng cáo và tại sao mọi người lại thích mua những nhãn hiệu có quảng cáo hơn là một nhãn hiệu không được quảng cáo, trong khi tất cả các điều khác đều như nhau ? Đây rõ ràng là một câu hỏi phức tạp với câu trả lời phụ thuộc vào đặc thù sản phẩm và tình huống xảy ra. Nhưng, sách hướng dẫn về quảng cáo nhấn mạnh 1 yếu tố : quảng cáo truyền đạt thông tin về sản phẩm. Thuật ngữ “ thông tin – information ” được sử dụng ở đây không chỉ nhắc đến sự thật về các thuộc tính vật lý của sản phẩm

35

được quảng cáo mà còn cung cấp thông tin về ý nghĩa xã hội của sự tiêu thụ sản phẩm và nó có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý cũng như nhu cầu vật chất của người tiêu dùng như thế nào 9

Nếu thông tin được cung cấp đầy đủ bằng những quảng cáo thông thường cho phép con người nhận ra giá trị hữu dụng hoặc giá trị tâm lý của một sản phẩm, sau đó sẽ thật dễ dàng để biết bằng cách nào con người đưa ra được lựa chọn của mình. Nhưng sách hướng dẫn quảng cáo cho phép có những trường hợp khi thông tin được truyền đạt trong quảng cáo là không phù hợp.

Ví dụ, sản phẩm trong một bài quảng cáo thường gồm 3 loại : những sản phẩm có sự khác biệt khá lớn trong tính chất vật lý, những sản phẩm khác biệt chỉ về “ thiết kế hoặc công thức tạo nên đặc tính của sản phẩm ” ( eilbacher, trang 174), và các sản phẩm có những đặc điểm chung hoặc sản phẩm được xem là “ nếu không giống hệt nhau thì chí ít cũng sẽ không thể phân biệt được chúng ” ( eilbacher, trang 178 ). Khi các thương hiệu nằm trong loại 3 ( và gồm một vài trong loại 2 ) đòi hỏi một nét đặc sắc riêng từ mỗi loại thương hiệu, sự đòi hỏi này dựa trên “ sự ưu tiên về chất lượng hoặc thành phần chung vốn có trong từng đơn vị sản phẩm cùng loại hoặc trên một số ý tưởng trừu tượng hoặc thậm chí là hình dung chất lượng ” ( eilbacher, trang 179, 181). Những sản phẩm thuộc loại cuối cùng là một trong số những sản phẩm được quảng cáo nhiều nhất. Một quyển sách khác cho rằng có 2 cách để đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng. Một là, sản phẩm mới có thể được tạo ra. Người viết đã chỉ ra điều này như là một “chiến lược sản phẩm”. Như một sự lựa chọn, họ khuyên độc giả rằng họ muốn chấp nhận một “chiến lược quảng cáo” với mục tiêu thay đổi “ nhận thức người tiêu dùng ” của một sản phẩm đang tồn tại để mà có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó ( xem David Aaker và John Myers, 1974, trang 158 ). Cuối cùng, mặc dù những bài quảng cáo muốn đáp ứng những nhu cầu tâm lý con người và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu “ vật chất công khai ” , rõ ràng rằng ít nhất cần có sự tôn trọng tính thích hợp của thông tin về sản phẩm mà quảng cáo truyền tải nhưng họ đã không làm vậy. Nhiều người mua xe ô tô thường quan tâm đến kích

36

thước cốp xe và buồng lái nếu họ chuyên chở với trọng tải lớn hoặc tầm cao. Một chiếc xe ô tô với cốp xe lớn hoặc đỉnh xe cao có thể có giá trị hơn một chiếc xe không có những thuộc tính đó. Tuy nhiên, loại kem đánh răng mà một cá nhân sử dụng sẽ ít làm ảnh hưởng đến việc anh ta có thể chấp nhận xã hội. Cũng như vậy, những gì của một loại nước giải khát mang lại thường không ảnh hưởng đến sự vui vẻ của cuộc dã ngoại.

Nếu những thông tin được truyền đạt qua quảng cáo của loại sản phẩm này quá ít giá trị, thì tại sao bất cứ ai từ trước đến giờ cũng chú ý đến chúng ?

Lý thuyết về niềm tin được đề cập trong trang này yêu cầu một sự giải thích cho hiện tượng này. Như những nhà quảng cáo chỉ ra rằng, con người có nhu cầu và thị hiếu và họ mua hàng hóa để làm hài lòng mình. Một vài trong nhu cầu và thị hiếu đó thì khá mơ hồ hoặc nhạy cảm; Có thể khó để nói khi nào thì những nhu cầu đó được đáp ứng. Trong những trường hợp như vậy con người thường có thể tin rằng những gì họ vừa mua đã đáp ứng được nhu cầu của họ. Quảng cáo đem lại cho con người một vài sự thay đổi ở ngoài đời thường vì đã tin vào nó. Con người thích cảm giác họ là người quyến rũ, chuyên nghiệp và thông minh. Điều này làm cho họ cảm thấy tốt để củng cố thêm niềm tin về chính họ. Quảng cáo làm tăng thêm niềm tin – nếu con người bán những sản phẩm đã được quảng cáo.

Điều này cũng chỉ ra sự giới hạn của sức mạnh quảng cáo. Con người có thể sẵn sàng trả thêm một ít tiền cho sản phẩm mà có một hình tượng hấp dẫn nào đó gắn liền. Tuy nhiên, có giới hạn cho sự sẵn sàng chi trả đó. Khi giá trị của niềm tin nhận được thấp hơn chi phí thêm vào của thương hiệu được quảng cáo đó thì quảng cáo sẽ thất bại. Tầm nhìn của quảng cáo cho thấy một cách tiếp cận để phân tích phúc lợi của quảng cáo khác với những gì được thể hiện trong sách hướng dẫn quảng cáo và trong tác phẩm kinh tế (Richard Schmalensee, 1972).

37

4.3 PHÚC L I XÃ HỘI

ng dụng khác của mô hình này gắn liền với tiềm lực kinh tế quan trọng liên quan đến bảo hiểm tuổi già. Pháp luật về phúc lợi xã hội được dựa trên niềm tin rằng một

Một phần của tài liệu Xung đột nhận thức và hệ quả của xung đột nhận thức trong kinh tế (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)