Phân tích tình hình tài chính của SGT

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Trang 37 - 83)

2.3.1 Phân tích hệ số khả năng thanh toán

a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

HHT = =

= 0,43

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

HHT 0,76 0,53 1,59 1,19 0,43

Nhận xét:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua cả 5 năm là đều thấp hơn mức GHHL (>=2). Nhìn vào bảng trên ta thấy sau năm 2007, hệ số này tăng lên đáng kể ở năm 2009 , nguyên nhân là do ở năm 2009 lượng TSNH tăng lên ~4,6 lần so với năm 2008 trong khi NNH tăng ~ 1,5 lần so với năm 2008. Chỉ số giảm nhẹ ở năm 2010 và giảm đột ngột vào năm 2011, nguyên nhân do năm 2011, các khoản nợ ngắn hạn của DN tăng gần như gấp đôi, chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn các công ty CP và ngân hàng. ( Điều 13 Vay và nợ ngắn hạn, mục (1) đến mục (8) trong Thuyết minh báo cáo tài chính) và TSNH giảm ~ 1,6 lần so với năm 2010.

Nhìn chung, chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đang nằm ở mức báo động, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả các khoản vay vào năm 2012.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

HNH = = = 0,43 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 HNH 0,49 0,48 1,19 1,16 0,43 Nhận xét:

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 32 Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên cao hơn mức GHHL ( >=1) vào năm 2009, 2010 và giảm xuống ở năm 2011. Nguyên nhân có sự sụt giảm đáng kể này là do tài sản ngắn hạn của DN giảm đi một nửa và hàng tồn kho giảm gần 10 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm sau.

c. Hệ số khả năng thanh toán vốn bằng tiền

HVBT = = = 0,05 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 HVBT 0,016 0,034 0,72 0,01 0,05 Nhận xét:

Qua 5 năm ta thấy hệ số thanh toán vốn bằng tiền của công ty là khá thấp, duy nhất chỉ ở năm 2009, chỉ số này tăng đáng kể và những năm 2010 và 2011 vẫn nằm ở mức thấp. Nguyên nhân là năm 2009, lượng tiền gửi ngân hàng của công ty tăng 53 lần làm cho vốn bằng tiền của công ty tăng đột ngột ( ~32 lần). Sau đó đến năm 2010, lượng tiền gửi ngân hàng này giảm đột ngột ( ~ 75 lần) làm cho chỉ số này giảm mạnh, công ty đã rút tiền này để đầu tư tài chính ngắn hạn ( cho vay), bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và chiếm tỷ trọng nhiều nhất là đầu tư vào TSCĐ ( chi phí xây dựng cơ bản dở dang). Đến năm 2011, lượng tiền này tăng lên làm cho chỉ số này tăng nhẹ.

Nhìn chung, với kết quả của chỉ số này trong 5 năm, ta có thể thấy việc công ty không có nhiều tiền mặt trong khi những khoản NNH có xu hướng gia tăng có thể sẽ khiến cho công ty gặp khó khăn cho việc chi trả các khoản nợ này.

2.3.2 Phân tích hệ số kết cấu tài chính

a. Hệ số nợ

HN = =

= = 0,74

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 33 Nhận xét:

Hệ số nợ của công ty ở năm 2007, 2008 nằm ở mức GHHL ( 30%-60%) sau đó tăng dần vào các năm sau đó và vượt quá mức GHHL. Nguyên nhân là ở các năm 2009, 2010, 2011 nợ phải trả đều có xu hướng gia tăng trong đó ở năm 2011:

= = 0,599 = 60%=> Nợ dài hạn = 40%

Vậy có thể thấy hệ số nợ cao trong đó NNH chiếm tỷ trọng lớn hơn, trong đó các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả tăng mạnh qua các năm ( tăng 7 lần ở năm 2010 và 1,7 lần vào năm 2011). Với tỷ trọng NNH cao, công ty cần có 1 lượng TSNH đủ lớn để tài trợ cho các khoản NNH này.

b. Hệ số tự tài trợ Hsh = = = 0,27 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Hsh 0,43 0,55 0,37 0,33 0,27 Nhận xét:

Hệ số tự tài trợ của SGT trong 2 năm 2008, 2009 nằm trong mức GHHL (40%- 70%) , sau đó giảm dần vào các năm sau và đều thấp hơn mức GHHL. Hệ số này trong năm 2011 là thấp nhất, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 công ty bị lỗ làm cho lợi nhận chưa phân phối giảm đột ngột từ 35 tỷ xuống âm 80 tỷ kéo theo đó là lợi ích của cổ đông thiểu số giảm từ 72 tỷ xuống âm 8 tỷ. Điều đó cho thấ khả năng tự chủ tài chính của công ty thấp và ngày càng suy giảm.

c. Hệ số tự tài trợ từ lợi ích cổ đông thiểu số H1 = =

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 34

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

H1 0 0,03 0,007 0,03 -0,036

d. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hl = =

= 0,00049

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

H1 137,06 64,85 24,37 2,1 0,0005

Nhận xét:

Hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp bắt đầu giảm từ năm 2008 nhưng đến năm 2010 và 2011 giảm mạnh và nằm dưới mức GHHL (>= 6). Hệ số thanh toán lãi vay năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2007 do khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 một số nhà đầu tư tạm thời ngừng đầu tư vào khu ICT Đại Đồng – Hoàn Sơn (thuộc chi nhánh Bắc Ninh) và trả lại diện tích đất và nhà xưởng đã thuê , trước đó các khoản thu từ nhà xưởng và diện tích đất này đã được doanh nghiệp hạch toán vào doanh thu nên phải hạch toán vào hàng bán bị trả lại làm cho doanh thu của doanh nghiệp bị giảm xuống. Đến năm 2009, các khoản nợ dài hạn của công ty tăng nhanh ~ 4,9 lần làm cho chí phí lãi vay tăng lên. Sau đó vào năm 2010, chỉ số này giảm mạnh do các khoản nợ dài hạn mà công ty chủ yếu là vay ngân hàng cũng tăng lên kèm theo lợi nhuận trước thuế của công ty giảm. Đặc biệt đến năm 2011, chỉ số này chỉ xấp xỉ bằng 0, nguyên nhân là do chi phí lãi vay tăng ~ 3,7 lần và lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 36 tỷ xuống âm 124 tỷ.

 Qua phân tích ta có thể thấy được công ty vay nợ nhiều và không có khả năng thanh toán lãi vay.

2.3.3 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn

a. Vòng quay hàng tồn kho

Lh =

HTKBQ DTT

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 35

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Lh 7,65 8,36 2,79 2,97 5,01

Nhận xét

Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm và thấp hơn mức GHHL ( >=6) trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Bắt đầu từ năm 2009, vòng quay HTK bắt đầu giảm đáng kể nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty giảm đặc biệt là sự suy giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ , giảm 2,8 lần so với 2008. Công ty bán hàng chậm khiến cho lượng HTK tăng cao ( tăng ~ 12,7 lần). Vào năm 2010, chỉ số này tăng nhẹ do doanh thu thuần gia tăng. Đến năm 2011, chỉ số này tiếp tục tăng, việc kinh doanh của công ty nhìn chung không hiệu quả làm cho doanh thu thuần giảm mạnh, đặc biệt là doanh thu bán hàng giảm 7,4 lần, đồng thời lượng nguyên vật liệu cũng giảm mạnh từ 19 tỷ xuống còn 38 triệu ( Thuyết minh báo cáo tài chính V.4) làm cho HTK giảm mạnh, việc này nhìn chung làm cho vòng quay HTK tăng lên. Qua việc phân tích ta thấy những năm gần đây công ty có tốc độ luân chuyển hàng chậm.

b. Kỳ thu tiền bình quân

KTH = = 134,53 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 KTH 4,14 8,52 29,36 19,42 134,53 Nhận xét:

Kỳ thu tiền bình quân của ở năm 2007, 2008 khá tốt, thấp hơn GHHL (<=12). Từ năm 2009 chỉ số này tăng mạnh và đến năm 2011 là rất cao 134 ngày. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng đột biến này là do năm 2011 công ty kinh doanh thua lỗ khiến cho doanh thu bán hàng giảm mạnh. Công ty mất 134 ngày mới có thể thu hồi tiền từ khách hàng cho thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho hệ số khả năng thanh toán kém hiệu quả.

c. Vòng quay vốn lưu động Lld =

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 36

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Lld 1,62 3,91 0,66 0,53 0,132

Nhận xét:

Vòng quay vốn lưu động của công ty chỉ duy nhất ở năm 2008 là năm trong mức GHHL (3-4 lần), những năm sau đó giảm mạnh và đều thấp. Do doanh thu năm 2008 tăng nhưng TSNH lại giảm nên hệ số này trong năm 2008 giảm. Ngược lại trong năm 2009, TSNH của doanh nghiệp khá lớn nhưng doanh thu lại giảm làm cho khả năng xoay vốn của doanh nghiệp là rất thấp. Còn đối với sự sụt giảm mạnh vào năm 2011 là do cả TSNH và doanh thu thuần đều giảm. Qua phân tích ta có thể thấy công ty sử dụng vốn lưu động tạo ra doanh thu không hiệu quả.

d. Hiệu suất sử dụng vốn cố định HVCD = = 0,045 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 HVCD 1,92 0,96 0,39 0,36 0,045 Nhận xét:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty qua 5 năm đều thấp hơn mức GHHL( 3-4 lần) và giảm dần. Nguyên nhân là TSDH qua 5 năm đều tăng lên, trong khi doanh thu thuần lại giảm. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động để tạo ra doanh thu là chưa hiệu quả.

e. Hiệu suất sử dụng TSCĐ HCD = = 1,140 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 HCD 27,99 25,39 6,82 7,3 1,14

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 37 Nhận xét:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trong 4 năm đầu đều cao hơn mức GHHL( 3-4 lần), nhưng ở năm 2011 lại thấp hơn. Công ty có đầu tư vào TSCĐ nhưng doanh thu thuần lại giảm cho thấy công ty sử dụng TSCĐ tạo doanh thu kém hiệu quả. Cụ thể là: Tuy trong năm 2011, Nguyên giá tài sản cố định vô hình của DN có tăng gấp 7 lần so với năm 2010 ( từ 17 tỷ lên 98 tỷ) nhưng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như Doanh thu hoạt động tài chính đều giảm mạnh so với năm 2010. Điều này dẫn đến chỉ số hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm mạnh. ( từ 406 tỷ giảm còn 55 tỷ).Ngoài ra, công ty chưa khai thác tài sản cho thuê tài chính tạo thêm lợi nhuận, công ty nên khắc phục ở những năm sau. f. Vòng quay tài sản L = = 0,033 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 L 1,06 0,73 0,25 0,21 0,033 Nhận xét:

Vòng quay tài sản của công ty thấp và giảm dần qua 5 năm. Tương tự như những chỉ số trên, nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư vào tài sản mà doanh thu thu về giảm. Nhìn chung, doanh nghiệp sử dụng tài sản tạo ra doanh thu kém hiệu quả.

2.3.4 Phân tích tỷ số sinh lời

ROS :   100 DT P Pdt = = - 223,66 ROA :  100 V P Pv = = - 5,19 ROE :   100 sh sh V P P = - 17,34

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 38 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 ROS (%) 19,42 6,91 22,27 9,01 -223,66 ROA (%) 20,51 6,16 5,26 1,68 -5,19 ROE (%) 49,3 11,72 12 4,81 -17,34 Nhận xét:

Qua các chỉ số sinh lợi của công ty qua 5 năm, ta co thể thấy được tình hình kinh doanh của công ty vào năm 2007 là tốt nhất. Tiếp theo, do tác động của suy thoái kinh tế, năm 2008 tình hình kinh doanh sụt giảm sau đó hồi phục dần vào năm 2009. Nhưng sang đến 2010 tình hình kinh doanh lại giảm sút và sau cùng là thua lỗ vào năm 2011.

ROS: Cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu bán hàng của công ty đang ngày càng suy giảm. Và đỉnh điểm là vào năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty lỗ 223 đồng. Nguyên nhân chính là do doanh thu bán hàng của công ty ngày càng giảm, chi phí gia tăng đặc biệt là chi phí lãi vay.

ROA: Nếu so sánh ROA của công ty với lãi suất cho vay của ngân hàng thì chỉ năm 2007 là cao hơn, những năm sau đó tỷ số này thấp và giảm dần. Như vậy cho thấy công ty vay nợ nhiều, nhưng tổng tài sản tạo ra lợi nhuận lại không đóng góp vào việc tạo ra lãi vay.

ROE: So sánh ROE với 2,5i ( với i: lãi suất huy động vốn từ ngân hàng) ta cũng thấy rằng chỉ năm 2007 là cao hơn, những năm còn lại đều có ROE thấp. Ta có thể thấy với kết quả ROE như trên thì việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào công ty không có lợi bằng việc gửi tiền vào ngân hàng.

Nhìn chung, nhóm tỷ số sinh lời của công ty thấp, chênh lệch giữa ROA và ROE không lớn, cho thấy công ty sử đòn công nợ không hiệu quả. Đồng thời việc sử dụng vốn vay không hiệu quả do đó không thể khuyếch trương được ROE.

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 39

NHẬN XÉT CHUNG:

Nhìn chung tình hình tài chính của công ty:

- Khả năng thanh toán thấp, các chỉ số ở nhóm này đều thấp hơn mức GHHL.

- Kết cấu tài chính: Tỷ trọng nợ của công ty cao và NNH chiếm tỷ trọng lớn hơn, khả năng tự chủ tài chính yếu kém, công ty vay nợ nhiều nhưng không có khả năng thanh toán lãi vay.

- Tỷ số hoạt động: kém hiệu quả, HTK luân chuyển chậm, công ty bị khách hàng

chiếm dụng vốn nhiều, việc sử dụng tài sản tạo ra doanh thu không hiệu quả. - Tỷ số sinh lời: ở mức thấp, hiện nay chỉ số này âm và công ty bị thua lỗ.

 Đứng ở góc độ nhà đầu tư, tôi khuyên không nên đầu tư vào công ty trong thời

gian này.

2.4Phân tích 4 cân đối của SGT qua 5 năm

NĂM 2007 Cân đối 1:

Mục B. Nguồn vốn = A.Tài Sản ( I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V)

VT = 601.578.136.571

VP = 10.853.224.389 + 0 + 185.146.938.616 + 19.341.862.434 + 150.598.172.150 +0+ 706.322.737.000 + 799.500.357

= 1.073.062.434.946

Nhận xét :Vốn chủ sở hữu không đủ để mua sắm tài sản.

Cân đối 2:

Vốn CSH + Vay hợp pháp ( I+II) = A.Tài Sản ( I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V) VT = 601.578.136.571 + 148.537.000.000 + 87.927.448.697 = 838.042.585.268 VP =10.853.224.389 + 0 + 185.146.938.616 + 19.341.862.434 + 150.598.172.150 +0+ 706.322.737.000 + 799.500.357 = 1.073.062.434.946

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 40

Nhận xét :Vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp không đủ để mua sắm tài sản.

Cân đối 3:

B.Nguồn vốn CSH + A.Nguồn vốn vay trong hạn (I+II) + A.Nguồn vốn TT(I+II) = A.TS Ngắn hạn (I+II+IV+V)+ B.TS Dài hạn (II+III+IV+V)+ A.TS TT Ngắn hạn (III)+ B.TS Thanh toán dài hạn (I)

VT = 601.578.136.571 +148.537.000.000 + 87.927.448.697 + 782.619.909.565 - ( 48.537.000.000 + 87.927.448.697) = 1.384.198.046.136 VP = 10.853.224.389 + 0 + 185.146.938.616 + 19.341.862.434 + 150.598.172.150 +0+ 706.322.737.000 + 799.500.357 + 311.135.611.190 + 0 = 1.384.198.046.136 Nhận xét : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Cân đối 4:

Nguồn vốn CSH + Nguồn vốn vay trong hạn (I+II) –A.Tài sản ngắn hạn (I+II+IV+V) – B.Tài sản dài hạn (II+III+IV+V)

= A.Tài sản thanh toán ngắn hạn (III) +B.Tài sản thanh toán dài hạn (I) – A.Nguồn vốn thanh toán (I+II)

VT = 601.578.136.571 +148.537.000.000 + 87.927.448.697- (10.853.224.389 + 0 + 185.146.938.616 + 19.341.862.434 + 150.598.172.150 +0+ 706.322.737.000 + 799.500.357 ) = (235.019.849.678) VP = 311.135.611.190 + 0-( 782.619.909.565 - 148.537.000.000 -87.927.448.697 ) = (235.019.849.678)

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 41

NĂM 2008 Cân đối 1:

Mục B. Nguồn vốn = A.Tài Sản ( I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V)

VT = 676.907.279.999

VP = (14.177.156.116+ 40.000.000.000+20.898.934.585+ 20.331.828.550) + (

235.385.512.379 +0+ 74.290.737.000+ 24.533.791.377)

= 1.097.617.960.007

Nhận xét :Vốn chủ sở hữu không đủ để mua sắm tài sản

Cân đối 2:

Vốn CSH + Vay hợp pháp ( I+II) = A.Tài Sản ( I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V) VT =676.907.279.999 +40.693.090.909+129.469.909.091 =847.070.279.999 VP =(14.177.156.116+ 40.000.000.000+20.898.934.585+ 20.331.828.550) + ( 235.385.512.379+0+ 74.290.737.000+ 24.533.791.377) = 1.097.617.960.007

Nhận xét :Vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp không đủ để mua sắm tài sản.

Cân đối 3:

B.Nguồn vốn CSH + A.Nguồn vốn vay trong hạn (I+II) + A.Nguồn vốn TT(I+II) = A.TS Ngắn hạn (I+II+IV+V)+ B.TS Dài hạn (II+III+IV+V)+ A.TS TT Ngắn hạn (III)+ B.TS Thanh toán dài hạn (I)

VT = 676.907.279.999+40.693.090.909+129.469.909.091+541.909.562.373

- (40.693.090.909+129.469.909.091) + 3.303.067.492

= 1.218.816.842.372

VP = (14.177.156.116+ 40.000.000.000+20.898.934.585+ 20.331.828.550

Đề án Phân tích báo cáo tài chính 42

= 1.218.816.842.372

Nhận xét : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Cân đối 4:

Nguồn vốn CSH + Nguồn vốn vay trong hạn (I+II) –A.Tài sản ngắn hạn (I+II+IV+V) – B.Tài sản dài hạn (II+III+IV+V)

= A.Tài sản thanh toán ngắn hạn (III) +B.Tài sản thanh toán dài hạn (I) – A.Nguồn vốn thanh toán (I+II)

VT =( 676.907.279.999+40.693.090.909+129.469.909.091+ 3.303.067.492) - (14.177.156.116+ 40.000.000.000+20.898.934.585+ 20.331.828.550) - ( 235.385.512.379+0+ 74.290.737.000+ 24.533.791.377) =(247.244.612.500) VP =121.198.882.365+0 – ( 541.909.562.373-40.693.090.909-129.469.909.091) =(247.244.612.500) NĂM 2009 Cân đối 1:

Mục B. Nguồn vốn = A.Tài Sản ( I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V)

VT = 745.205.839.692

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Trang 37 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)