Hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay potx (Trang 31 - 36)

III. Các giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế

2. Hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp Nhà nước

Mục tiêu của những biện pháp đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là khắc phục những yếu kém, bất cập của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước hiện tại, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước. Để hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, cần quán triệt hai giải pháp mang tính nguyên tắc sau:

- Nhà nước có các biện pháp để chuyển mạnh cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tinh gọn. Cụ thể là Nhà nước cần tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động công ích, phát triển mạnh các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, giữ các vị trí then chốt trọng yếu trong nền kinh tế như các ngành mũi nhọn, ngành công nghệ cao và phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân để tham gia cạnh tranh khu vực và quốc tế. Cần giảm dần số doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước.

- Xóa bỏ chế độ cấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước từ ngân sách Nhà nước. Nhà nước cần hoàn thiện các định chế tài chính mới như các công ty tài chính hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước với tư cách là doanh nghiệp độc lập với hệ thống cơ quan chính quyền Nhà nước cần quan tâm phát huy được năng lực của mọi thành phần kinh tế, cùng chia sẻ rủi ro, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi ích.

3. Hoàn thiện bộ máy Nhà nước, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý kinh tế.

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đất nước, sự nghiệp cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và cải cách bộ máy hành chính nói riêng đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung bộ máy Nhà nước vẫn còn cồng kềnh, thẩm quyền và chức năng chưa rõ ràng, thủ tục hành chính còn phiền hà. Đó đang là những rào cản cho hoạt động kinh doanh. Cần kiên quyết thực hiện cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn.

Trước hết, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Quan điểm chung hiện nay là đề cao vai trò của Quốc hội, phải đổi mới Quốc hội sao cho Quốc hội không toàn quyền nhưng thực quyền, tăng cường năng lực làm luật, quyết định ngân sách và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Để công cụ cải cách hành chính và cải cách bộ máy Nhà nước đạt được kết quả tốt, Nhà nước ta nên có chiến lược cải cách bộ máy Nhà nước và xây dựng các kế hoạch thực hiện với những bước đi cụ thể cho từng thời kì trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc.

Tăng cường sự liên kết phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các cơ quan Nhà nước. Cơ sở đề ra quan điểm này là sự tinh gọn, tính hệ thống của các văn bản do các cơ quan Nhà nước ban hành, chúng phải hỗ trợ nhịp nhàng cho nhau trong việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của các cơ quan. Tính chặt chẽ trong cơ chế hoạt động của các cơ quan Nhà nước chính là cơ sở đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan này.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cần có kế hoạch phát triển nâng cao trình độ của họ – những người quyết định sự ổn định bền vững của nền KTTT. Trước hết cần phải có giải pháp giúp hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý của hàng ngũ cán bộ bằng cách thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, làm cho họ có những thông tin cập nhật về nền KTTT và những quan điểm điều hành của Nhà nước ta, làm cho đội ngũ cán bộ có khả năng phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường. Có những chính sách khuyến khích những cán bộ quản lý giỏi về nghiệp vụ, có năng lực và phẩm chất tốt. Kiên quyết trừng trị những bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, làm tổn hại đến nền kinh tế của nước nhà. Thứ hai, tuyên truyền giáo dục ý thức tự chủ và tự hào dân tộc, yêu nước của cán bộ quản lý, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng nhằm đối phó với những cám dỗ của nền KTTT hiện nay. Đảng và Nhà nước ta là người xây dựng đề ra chính sách về kinh tế còn đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước lại là người thi hành, phát huy tác dụng của những chính sách đó.

Các giải pháp mà chúng ta vừa xem xét ở trên là các giải pháp tác động tới cả tầm vi mô và vĩ mô của nền kinh tế, mỗi giải pháp đều thể hiện vai trò của nó trong một lĩnh vực riêng biệt nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ thống nhất với nhau với một mục đích thống nhất là xây dựng nền KTTT ở nước ta ngày càng phát triển hơn.

iv. kết luận và ý nghĩa.

Qua hơn 10 năm đổi mới theo hướng chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, vai trò quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về kinh tế nói riêng ở nước ta không ngừng được nâng cao và có những bước chuyển đổi cơ bản. Tuy nhiên trong nền kinh tế vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực, đang trở thành vấn đề nhức nhối

trong xã hội như: Buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, tham ô, tham nhũng, móc ngoặc, vẫn còn bộ phận cán bộ viên chức Nhà nước tha hóa, biến chất. Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tích cực đẩy lùi, dần dẫn đến xóa bỏ hoàn toàn những hạn chế đó.

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đó là một cơ hội tốt và cũng là thử thách khắc nghiệt, đòi hỏi Nhà nước phải có định hướng rõ ràng, thận trọng trong quá trình tham gia và phát triển, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào vì vậy ta phải biết tận dụng những thế mạnh này, kết hợp với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cả kinh tế và xã hội. Kinh tế càng phát triển, vai trò kinh tế của Nhà nước càng được tăng cường. Nhà nước càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước.

Việc nghiên cứu vai trò kinh tế của Nhà nước giúp ta hiểu thêm nhiều về chức năng của Nhà nước, thấy rõ được tầm quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển của đất nước đặc biệt là trong điều kiện đất nước ta như hiện nay – từ đó có những chiến lược phát triển kinh tế sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

Mục lục

trang

Lời nói đầu 3

I. Lý luận chung về vai trò kinh tế của Nhà nước 5

1. Sự cần thiết khách quan về vai trò kinh tế của Nhà nước

nói chung 5

2. Sự hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới ở Việt Nam. 9

ở nước ta hiện nay 15

1. Sự cần thiết tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong cơ chế mới 15

2. Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay 19

3. Mục tiêu, chức năng của quản lý vĩ mô nền kinh tế 22

4. Các công cụ quản lý 25

5. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam 27

III. Các giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước 30

1. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô 30

2. Hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp Nhà nước 34

3. Hoàn thiện bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ Nhà nước 35

IV. Kết luận và ý nghĩa. 37

Tài liệu tham khảo 38

Tài liệu tham khảo  Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX.  Giáo trình kinh tế chính trị Mac - LêNin, tập II, NXB Giáo dục, 1998.  Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.  Tạp chí - lý luận chính trị - Số 5 - 2001.  “Kinh tế học” – tập I, Viện Quan hệ quốc tế, 1989 - P.Samuelson.  “Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam”, NXB Thống kê, 1994.

 Tạp chí: Lý luận chính trị - Số 4 - 2002.  Tạp chí: Phát triển kinh tế - Số 8 - 1999.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay potx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)