Qua hơn 10 năm đổi mới theo hướng chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, vai trò quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về kinh tế nói riêng ở nước ta không ngừng được nâng cao và có những bước chuyển đổi cơ bản. Tuy nhiên trong nền kinh tế vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực, đang trở thành vấn đề nhức nhối
trong xã hội như: Buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, tham ô, tham nhũng, móc ngoặc, vẫn còn bộ phận cán bộ viên chức Nhà nước tha hóa, biến chất. Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tích cực đẩy lùi, dần dẫn đến xóa bỏ hoàn toàn những hạn chế đó.
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đó là một cơ hội tốt và cũng là thử thách khắc nghiệt, đòi hỏi Nhà nước phải có định hướng rõ ràng, thận trọng trong quá trình tham gia và phát triển, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào vì vậy ta phải biết tận dụng những thế mạnh này, kết hợp với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cả kinh tế và xã hội. Kinh tế càng phát triển, vai trò kinh tế của Nhà nước càng được tăng cường. Nhà nước càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước.
Việc nghiên cứu vai trò kinh tế của Nhà nước giúp ta hiểu thêm nhiều về chức năng của Nhà nước, thấy rõ được tầm quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển của đất nước đặc biệt là trong điều kiện đất nước ta như hiện nay – từ đó có những chiến lược phát triển kinh tế sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
Mục lục
trang
Lời nói đầu 3
I. Lý luận chung về vai trò kinh tế của Nhà nước 5
1. Sự cần thiết khách quan về vai trò kinh tế của Nhà nước
nói chung 5
2. Sự hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới ở Việt Nam. 9
ở nước ta hiện nay 15
1. Sự cần thiết tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong cơ chế mới 15
2. Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay 19
3. Mục tiêu, chức năng của quản lý vĩ mô nền kinh tế 22
4. Các công cụ quản lý 25
5. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam 27
III. Các giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước 30
1. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô 30
2. Hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp Nhà nước 34
3. Hoàn thiện bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ Nhà nước 35
IV. Kết luận và ý nghĩa. 37
Tài liệu tham khảo 38
Tài liệu tham khảo Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Giáo trình kinh tế chính trị Mac - LêNin, tập II, NXB Giáo dục, 1998. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. Tạp chí - lý luận chính trị - Số 5 - 2001. “Kinh tế học” – tập I, Viện Quan hệ quốc tế, 1989 - P.Samuelson. “Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam”, NXB Thống kê, 1994.
Tạp chí: Lý luận chính trị - Số 4 - 2002. Tạp chí: Phát triển kinh tế - Số 8 - 1999.