Những tồn tại trong quá trình triển khai dịchvụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn " Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam " pdf (Trang 57 - 97)

III. Những tồn tại, các rủi ro gặp phải trong quá trình triển khai dịch

1. Những tồn tại trong quá trình triển khai dịchvụ ngân hàng

tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Trong thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng đã có những bước triển khai tích cực dịch vụ ngân hàng điện và cũng đã thu được những thành tích đáng kể. Khách hàng ngày càng có lòng tin vào

58 một phương thức kinh doanh mới và đã sẵn sàng tham gia vào hệ thống một các tích cực. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam sẽ từng bước hội nhập được với ngân hàng thế giới về mọi mặt. Tuy nhiên, việc triển khai loại hình dịch vụ mới này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế mà không chỉ Ngân hàng Ngoại Thương, mà toàn bộ ngành ngân hàng cần phải xem xét kĩ lưỡng để có những giải pháp kịp thời hoàn thiện hệ thống làm cho hiệu quả kinh doanh đạt kết quả cao hơn.

Thứ nhất, công tác hiện đại hoá công nghệ và dịch vụ ngân hàng dựa trên

công nghệ thông tin của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn chưa tiến hành đồng bộ, chưa có sự hợp tác với với các ngân hàng khác nên hiệu quả đầu tư chưa cao, gây lãng phí trong đầu tư, không có tác dụng tăng cường sức mạnh của cả hệ thống. Ví dụ, trong khi dân chúng chưa quen thanh toán thẻ thì các ngân hàng thương mại đầu tư tràn lan cho hệ thống này. Mỗi đơn vị mua trang thiết bị để thực hiện thanh toán thẻ theo một công nghệ riêng, đầu tư hệ thống thanh toán và nối mạng riêng. Điểm thanh toán của ngân hàng nào thì chỉ chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng đó. Vì vậy, ngay trong một siêu thị hay một nhà hàng thì khách hàng có thể vẫn phải trả tiền bằng tiền mặt. Điều này được giải thích là: do nền tảng công nghệ của các ngân hàng là khác nhau nên các ngân hàng thương mại không chấp nhận hệ thống thanh toán thẻ của nhau.

Như chúng ta đã biết, mỗi máy thanh toán thẻ là tương đối đắt, giá từ 350-600 USD. Như vậy, nếu tính trung bình mỗi máy giá 450 USD thì với lượng máy thanh toán của toàn thành phố Hà Nội thì phải đầu tư hết 2,7 triệu USD, đó là chưa kể đến chi phí nối mạng, hệ thống máy chủ trung tâm, thiết bị làm thẻ… Ngoài ra, mỗi ngân hàng thương mại còn chi hàng triệu USD để đầu tư mua máy ATM. Rõ ràng, kinh phí đầu tư cho thanh toán điện tử rất tốn kém, nếu các ngân hàng thương mại không hợp tác với nhau làm một trung tâm thanh toán bù trừ thì thật lãng phí và bất tiện. Đây là một trong những nhược điểm cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới.

59

Thứ hai, vấn đề về con người luôn là một bài toán khó đặt ra đối với mọi

lĩnh vực của Việt Nam, đặc biệt là con người trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, tính đến hết năm 2003, thế giới sẽ thiếu khoảng 1,5 triệu chuyên viên làm việc trong lĩnh vực mạng nói riêng, còn tại Việt Nam,theo chỉ thị 58 của Bộ chính trị về việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tính đến năm 2005 ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên, theo thực trạng hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở nước ta vẫn chưa được hoàn chỉnh. Chúng ta còn phải chuẩn bị rất nhều cả về số lượng và chất lượng cho ngành kinh tế mũi nhọn này. Việc đào tạo công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng còn thiếu tính thực tiễn và chưa đồng bộ. Các bài giảng, giáo trình còn thiên về tính lý thuyết, không được cập nhật kịp thời với sự phát triển của công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ngay chính trong các tổ chức, cơ quan chuyên ngành về công nghệ thông tin thì tính hiệu quả của việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn chưa cao. Tồn tại này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử vì rằng ngân hàng điện tử ra đời gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và phải có nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao để có thể phát triển loại hình dịch vụ này. Ở Việt Nam, do nguồn nhân lực công nghệ thông tin do còn thiếu cả về số lượng và chất lượng đã làm chậm quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành ngân hàng đi một bước. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của của việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng Việt Nam trong đó có Ngân hàng Ngoại Thương. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần phải có hàng loạt các biện pháp hữu hiệu và kịp thời trong thời gian tới, sao cho dịch vụ ngân hàng điện tử có thể đuổi kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này không phải là vấn đề dễ dàng đối với bất kì một quốc gia nào, nhưng bất kì nước nào cũng phải chú trọng đến nó nếu muốn phát triển mạnh và không bị tụt hậu.

60

Thứ ba, số lượng khách hàng quan tâm và sử dụng loại hình dịch vụ mới

này còn tương đối ít. Trong số các doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ có 15% là tỏ ra quan tâm tới lĩnh vực này và chỉ có 2% là thực sự triển khai thương mại điện tử. Các doanh nghiệp là các khách hàng chủ yếu của dịch vụ e-banking mà số lượng quan tâm và sử dụng thấp vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của lĩnh vực này. Bên cạnh các khách hàng là doanh nghiệp thì số người là các cá nhân sử dụng loại hình dịch vụ này càng khan hiếm hơn. Nguyên nhân là do tâm lý thích dùng tiền mặt từ lâu vẫn tồn tại trong người dân hay là do khách hàng cảm thấy phiền toái khi bị máy nuốt thẻ do không dùng đúng cách, hay có thể là do những chi phí dùng các loại hình dịch vụ như phone banking, internet banking …thì chi phí có thể cao hay là đòi hỏi khách hàng phải có các phương tiện điện tử để liên hệ với ngân hàng. Bên cạnh đó là do việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ dành cho các khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có các phương tiện điện tử nói chung mà hiện tại là đối với các khách hàng có thể truy cập vào internet. Việt Nam hiện nay chỉ có 165.000 thuê bao internet và giá truy cập còn ở mức cao và tốc độ truy cập rất chậm. Được biết, trong chương trình “Đường Hồ Chí Minh của thế kỉ 21” ngành Bưu chính viễn thông dự tính nâng con số người dùng internet đến năm 2005 lên 1,6 triệu người. Kể cả trong trường hợp đó, thì thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn con nhỏ hơn so với thì trường của các nước láng giếng là Thái Lan hay Malaixia.

Ngày nay, một trong những điều hạn chế sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam là từ lâu, người Việt Nam đã có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán vì như thế họ có cảm giác an tâm hơn khi được nắm lấy, sờ lấy ngay số tiền của mình. Đây là một thói quen cố hữu mà muốn thay đổi nó thì không thể trong một sớm, một chiều là được mà ngành ngân hàng cần phải có sự quảng bá, giới thiệu tới khách hàng về những tiện ích của việc sử dụng loại hình dịch vụ mới này, từ đó mới tạo ra tâm lý an tâm cho khách hàng và từ đó khách hàng mới tỏ ra thích thú với e-banking được.

61

Thứ tư, hiện tại, mạng internet của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện

và đây sẽ là bài toán khó cho ngành ngân hàng khi mà internet banking được coi là linh hồn của loại hình dịch vụ mới này.

Trong thời gian qua, vẫn còn nhiều sự cố máy tính và mạng máy tính bị xâm nhập. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả hệ thống thông tin qua mạng. Ở Việt Nam hiện nay có 4 nhà cung cấp dịch vụ internet là VDC, FPT, SPT và Netnam, trong đó thị phần của hãng VDC là lớn nhất. Khi nói đến chất lượng cung ứng dịch vụ internet ở Việt Nam, tất cả khách hàng đều nêu lên những tồn tại lớn , đó là: Tốc độ truy cập thấp, chỉ bằng tốc độ năm 1995 của thế giới và đặc biệt là hay vị nghẽn mạch vào những giờ cao điểm. Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng cung cấp dịch vụ internet ở nước ta chưa cao là do những hạn chế trong việc mở thêm các cổng và thiếu các đường truyền riêng khiến mạng bị lỗi. Những đặc điểm nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung ứng dịch vụ internet banking của các ngân hàng và trong một số trường hợp, do mạng quá tải, các ngân hàng không thể cung ứng dịch vụ này cho khách hàng. Và hậu quả là trong thời gian qua, trang Web của ngân hàng Ngoại Thương vẫn gặp nhiều sự cố, bị tắc nghẽn thường xuyên và trong thời gian qua đã có lần phải ngừng toàn bộ hệ thống trong vòng một ngày. Điều này sẽ gây ra tâm lý lo ngại, e sợ cho khách hàng khi họ tham gia giao dịch bằng con đường điện tử.

Cuối cùng, một trong những tồn tại không thể không kể đến đó là vấn đề bảo mật thông tin của dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây chính là điều khiến cho các ngân hàng e ngại triển khai dịch vụ này và khách hàng thì không muốn tham gia giao dịch qua hệ thống này.

Việc chưa có một cơ chế bảo vệ thông tin của khách hàng một cách hữu hiệu khiến các họ khi thanh toán qua mạng e ngại rằng thông tin về thẻ của mình có thể bị lạm dụng và thất thoát tiền. Ngoài ra, việc cấm truyền tải thông tin được mã hoá qua mạng cũng khiến các ngân hàng hay các công ty tài chính e ngại về khả năng bảo mật các thông tin khi truyền qua mạng. Rất

62 nhiều các địa chỉ e-mail lọt vào tay những người sử dụng không quen biết, vì thế, nếu không có hệ thống bảo mật thông tin hữu hiệu, các thông tin về thẻ tín dụng, mã số rút tiền có thể bị kẻ gian lợi dụng.

Sau một thời gian triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, thấy được những tồn tại trên đây trong quá trình triển khai loại hình dịch vụ mới mẻ này, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới có những giải pháp để hạn chế tồn tại, phát huy được những tiện ích của dịch vụ tới cho khách hàng. Chỉ có như vậy, ngân hàng điện tử mới ngày một hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ, ngang tầm khu vực và thế giới.

2. Các loại rủi ro

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã, đang và sẽ mang lại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam một bộ mặt mới. Có thể nói, trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc cung cấp dịch vụ e- banking là một điều tất yếu của tất cả các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng, nếu như họ muốn có chỗ đứng và thu hút được nhiều khách hàng về phía mình. Bên cạnh những ưu điểm, những tiện ích, những lợi thế tuyệt đối của loại hình dịch vụ e-banking so với dịch vụ ngân hàng truyền thống, khi kinh doanh loại hình dịch vụ này, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro và những thách thức mới. Đó là những rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là loại rủi ro xuất hiện cùng với sự ra đời của các phương thức kinh doanh mới mẻ như thương mại điện tử hay ngân hàng điện tử. Xét về bản chất, những loại rủi ro này xuất phát từ quá trình kinh doanh bằng các phương tiện điện tử như fax, e-mail, điện thoại hay internet…Dưới đây là một số rủi ro thường gặp ở các ngân hàng khi kinh doanh dịch vụ e-banking:

a. Rủi ro về pháp luật

Chúng ta đều biết, loại hình kinh doanh mới là e-banking cho phép khách hàng có thể truy cập vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu để tiến hành

63 các giao dịch của cá nhân mình với bất kì một cá nhân nào khác có tài khoản mở tại ngân hàng. Những tiện ích này đã dẫn đến một nguy cơ tiềm ẩn mà không phải ngân hàng nào cũng nhận thức được- đó là rủi ro pháp lý. Khi một hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, hoạt động kinh doanh đó tất yếu sẽ không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp trong nước mà còn phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước khác và thông lệ quốc tế. Ví dụ, một khách trong nước có nhu cầu chuyển tiền cho đối tác ở nước khác để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, phương thức chuyển tiền là trích từ tài khoản của người nhập khẩu và ghi có vào tài khoản của người xuất khẩu thông qua dịch vụ e-banking. Trong trường hợp này, nếu không tìm hiểu xem luật pháp của hai nước có cho phép chuyển tiền như vậy không thì cả ngân hàng và khách hàng của họ sẽ phải hứng chịu mọi rủi ro. Một ví dụ khác, nếu luật pháp ở nước A coi e-mail là một loại hợp đồng, nhưng nước B lại không coi đó là một bằng chứng của hợp đồng được ký kết, thì nếu có tranh chấp xảy ra, cả ngân hàng và khách hàng sẽ phải chịu rủi ro cao.

i. Rủi ro về tin tặc

Ngày nay, khi kinh doanh loại dịch vụ e-banking, đặc biệt là internet banking, một điều mà các ngân hàng cần phải quan tâm là nguy cơ trang web của họ có thể bị các hackar tấn công. Trên thực tế, các hacker với khả năng của mình, có thể tấn công vào các website của các ngân hàng, dò tìm mật khẩu của các thẻ tín dụng hay các thẻ rút tiền tự động, để rồi sau đó tiến hành các giao dịch phi pháp, gây thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng của họ. Muốn tránh được rủi ro này, các ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống bảo mật có độ an toàn cao, có khả năng hạn chế đến mức tối đa sự tác động của các hacker chuyên nghiệp. Có như vậy, họ mới tạo được niềm tin cho khách hàng và thực hiện tốt nghiệp vụ của mình.

b. Rủi ro về chữ kí điện tử

Thông thường, khi cung cấp dịch ụ e-banking, các ngân hàng đều phải cho khách hàng sử dụng chữ kí điện tử đã đăng kí trước với ngân hàng. Việc

64 sử dụng chữ kí điện tử như vậy sẽ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng đồng thời cũng kéo theo những rủi ro vô cùng to lớn đối với ngân hàng. Đó là việc người không được uỷ quyền sử dụng trái phép chữ kí điện tử của người đã đăng kí với ngân hàng để tiến hành các giao dịch phi pháp, gây tổn hại cho chủ tài khoản và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cũng cần sớm tìm biện pháp hạn chế đến mức tối đa loại rủi ro này.

ii. Rủi ro về hệ thống và rủi ro bảo mật

Để cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng buộc phải có quan hệ đại lí với nhau, thực hiện việc nối mạng để thanh toán với nhau và mỗi ngân hàng có một mã khoá riêng, mã khoá này được đăng kí với các ngân hàng đại lý thanh toán của ngân hàng. Khi thanh toán bất kì một giao dịch nào, để xác minh tính chân thực, các ngân hàng đều phải cung cấp mã khoá cho ngân hàng bạn. Điều đáng nói ở đây là nếu cơ chế bảo mật không tốt, mã khoá này bị lộ thì sẽ vô cùng bất lợi cho ngân hàng. Mặt khác, mỗi khách hàng đều có một mã số nhận dạng cá nhân riêng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ vô tình để lộ mã số này?

Một phần của tài liệu Luận văn " Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam " pdf (Trang 57 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)