Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn " Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam " pdf (Trang 88 - 89)

II. Các giải pháp phát triển dịchvụ ngân hàng điện tử đối với ngân

2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động của ngành ngân hàng, chính vì vậy, mọi chỉ đạo của NHNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển dịch vụ e-banking của Việt Nam. Trong thời gian tới, để e-banking thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, trước tiên, NHNN cần phải có định hướng chiến lược phát triển e-banking chung cho tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh những nghị định của Chính phủ, NHNN cần phải có các thông tư chỉ đạo trực tiếp việc áp dụng các văn bản pháp lý trong thực tiễn hoạt động. Đồng thời, do đây là cơ quan trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngành ngân hàng nên hiểu rất rõ những yêu cầu của ngành này trong quá trình triển khai dịch vụ e-banking, NHNN phải có những kiến nghị với Nhà nước để ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn phát triển của dịch vụ này.

Phải có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo NHNN vì với tầm nhìn của mình, NHNN sẽ tổ chức hệ thống ngân hàng cùng triển khai dịch vụ e-banking

89 thành một khối thống nhất, tăng cường sức mạnh của cả hệ thống, làm cho hiệu quả của dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam đạt được là cao nhất.

NHNN cần phải thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề hay những khoá đào tạo các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời đó cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước trao đổi kinh nghiệm với nhau, rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình để sao cho tránh được những lỗi mà các ngân hàng khác đã gặp phải.

NHNN phải tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để học tập kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các cán bộ các ngân hàng đi nước ngoài, học tập kinh nghiệm của những nước đã có những thành công trong công tác triển khai dịch vụ này.

Cuối cùng, NHNN phải là cơ quan giám sát, kiểm tra trực tiếp các vi phạm của các ngân hàng trong quá trình triển khai e-banking. Chỉ có như vậy, NHNN mới sửa chữa kịp thời những sai sót mà các ngân hàng thương mại trong nước phạm phải, tránh cho các ngân hàng khác khỏi đi phải những vết xe đổ của họ. Bên cạnh đó, luôn động viên, khích lệ các ngân hàng vượt qua mọi khó khăn, tiến hành thành công một loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này.

Một phần của tài liệu Luận văn " Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam " pdf (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)