CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
3.3.4.1. Điều chỉnh tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cho
đối nhằm làm giảm hệ số nợ của các doanh nghiệp dệt may
Mỗi một doanh nghiệp, trong từng giai đoạn cụ thể phải xác định cho mình
cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành mà tùy theo tình hình cụ thể của từng đơn vị. Để tìm kiếm cấu trúc tài chính tối ưu cho doanh nghiệp mình, các nhà quản trị có thể sử dụng phương pháp phân tích EBIT – EPS và phân tích mất khả năng chi trả tiền mặt.
Tác giả đề xuất cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành Dệt may dựa
vào nguyên tắc tương thích và cân bằng tài chính. Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn tạm thời. Như vậy để xác định cấu trúc tài
chính hợp lý, chúng ta cần căn cứ vào cấu trúc tài sản và chu kỳ kinh doanh. Kết quả khảo sát về cấu trúc tài sản cho kết quả ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Thống kê mô tả cấu trúc tài sản
Nguồn: Kết quả tính tốn từ chương trình SPSS 16.0
Với cấu trúc tài sản như trên, kết hợp với tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang ở mức trung bình là 14,6%, mức thấp nhất là 0,1%, cao nhất là 62,3%, tác giả xin đề xuất cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành Dệt may nên duy trì hệ số nợ ở mức trung bình là 42,7%. Tùy theo từng doanh nghiệp nhưng hệ số nợ của các doanh nghiệp trong ngành nên dao
động từ mức thấp nhất là 10% cho đến mức cao nhất là 60%.
So sánh các mơ hình tái cấu trúc được đề xuất với thực tiễn cấu trúc tài chính
hiện tại của của các doanh nghiệp dệt may với tỷ trọng nợ bình quân là 61,644%, thậm chí có doanh nghiệp đến 92%, ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn. Điều
chỉnh giảm hệ số nợ là cần thiết đối với doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích hồi quy, Tỷ trọng TSDH và TSNH thường xuyên Tỷ trọng TSNH tạm thời N Valid 45 45 Missing 0 0 Mean 71,9% 28,1% Minimum 53,3% 7,2% Maximum 92,8% 46,7%
tác giả phát hiện ra các nhân tố tác động đến hệ số nợ bao gồm: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, quy mơ doanh nghiệp, thuế, tính thanh khoản và cấu trúc tài sản. Vì thế
để điều chỉnh hệ số nợ, các doanh nghiệp trước hết nên có những giải pháp tác động
vào các biến độc lập này.
a. Nâng cao tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.
Mơ hình hồi quy cho thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tác động
nghịch chiều đối với hệ số nợ (DA). Doanh nghiệp muốn giảm hệ số nợ thì cần có giải pháp nâng cao ROA. Khi ROA cao, có nghĩa là doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn lợi nhuận giữ lại để thay thế nguồn vốn vay, ROA cao cũng là một thông tin tích cực để các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của công ty, giá cổ phiếu nhờ
đó tăng lên, tính thanh khoản của cổ phiếu cũng tăng, doanh nghiệp dễ dàng phát
hành cổ phiếu mới để huy động vốn chủ sở hữu thay thế vốn vay. ROA được xác định theo công thức sau:
ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
= (Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần)*(Doanh thu thuần/ Tổng tài sản) = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu * Vòng quay tài sản (3.1)
Vậy muốn tăng ROA thì doanh nghiệp cần phải tăng tỷ suất sinh lời thông qua tăng lợi nhuận hoặc là tăng vòng quay tài sản.
Thứ nhất, nói về giải pháp tăng lợi nhuận, chúng ta xem xét chuỗi giá trị gia
Nguồn: [3]
Hình 3.4. Chuỗi giá trị gia tăng của ngành dệt may
Từ biểu đồ ở hình 3.1, cho thấy có nhiều cách để làm gia tăng lợi nhuận của
ngành dệt may:
- Đầu tư cho thiết kế thời trang, chủ động đưa ra các mẫu, mốt, phù hợp với xu hướng thời trang thế giới. Khi được thị trường chấp nhận, thì giá trị của khâu này trong chuỗi giá trị chiếm 3%. Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam khâu thiết kế thời trang đã được đặt ra, qua gần 20 năm, hoạt động thiết kế thời trang của
Việt Nam đã có những bước tiến dài. Chúng ta đã đầu tư nhiều cơng sức và đã có được một đội ngũ các nhà thiết kế khá chuyên nghiệp, một số người đã đạt được
những giải thưởng lớn của quốc tế. Nhưng dường như thiết kế thời trang là sở thích của lớp trẻ khơng phải là một giải pháp về hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lựa chọn. Hàm lượng chất xám trong sản phẩm dệt may gần như bỏ trắng. Năm năm trước, mặt hàng dệt may ODM (sản phẩm làm ra từ thiết kế trong nước) xuất ra các thị trường nước ngồi của Việt Nam gần như khơng có. Đến năm 2010, tỉ lệ hàng dệt may ODM từ Việt Nam chỉ đạt con số 2%10. Do vậy, định
hướng đầu tư dệt may đến năm 2020 nên đặt ra mục tiêu phải bán sản phẩm bao
gồm cả phần thiết kế, tỉ trọng này tối thiểu phải là 20%. Một khi chúng ta bán sản phẩm ra bên ngồi mà bán ln được phần trí tuệ, chất xám thơng qua sáng tạo từ
thiết kế thì giá trị vật chất thu về vô cùng lớn. Đây cũng là giải pháp cho việc tăng lợi nhuận.
- Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, chủ động được khâu này, chúng ta có thể tạo ra giá trị gia tăng chiếm 15% trong chuỗi giá trị. Trong thời gian dài sau đổi mới từ cuối thập niên 1980, Việt Nam luôn tận dụng yếu tố nhân công rẻ để phát triển
ngành công nghiệp gia công mũi nhọn là dệt may. Việt Nam tiến hành những cải tiến nhất định về máy móc, thiết bị dây chuyền may cơng nghiệp, nhưng lại ít chú
trọng đầu tư vào vấn đề nguyên phụ liệu cần thiết. Cứ như vậy, dệt may Việt Nam
khó thốt khỏi tình trạng một ngành cơng nghiệp gia cơng ít lợi nhuận. Có thể nói, dệt may là ngành xuất khẩu hàng đầu. Tuy nhiên, những con số hàng chục tỉ USD
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lại ẩn chứa niềm vui chưa trọn. Do
thiên về gia công, mức kim ngạch như vậy cũng là một sự giả tạo vì trong đó, phần ngun, phụ liệu nhập đã tới 100%. Một cái quần xuất khẩu với giá 5 USD, nhưng thật ra các doanh nghiệp chỉ xuất cái phần gia cơng của mình thơi. Dù muốn hay không đã đến lúc ngành dệt may Việt Nam phải cơ cấu lại, để giảm bớt tỷ lệ các sản phẩm gia công. Giải pháp đề nghị cho vấn đề này bao gồm:
+ Đẩy mạnh đầu tư vào vùng nguyên liệu bông và các nhà máy dệt.
+ Liên kết với các nước láng giềng, chẳng hạn như Thái Lan, Inđônêxia… để cùng xuất khẩu hàng dệt may, cả hai bên Việt Nam và Thái Lan đều có thể tìm kiếm khách hàng, nhưng phía Thái Lan cung cấp nguyên phụ liệu, còn các doanh nghiệp Việt Nam đảm trách phần sản xuất. Đây là một giải pháp sẽ mang lại hiệu quả, vì sản xuất dệt ở trong nước sẽ cần kinh phí đầu tư lớn, không linh hoạt, và lợi thế
cạnh tranh về mặt dệt của Việt Nam có thể không sánh được với một số nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Inđônêxia. Giải pháp này có thể giúp chúng ta
đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chủ động trong ngun phụ liệu, mà khơng phải xây
- Đẩy mạnh hoạt động marketing, vươn lên, xâm nhập vào mạng lưới phân
phối toàn cầu để bán được sản phẩm cho các nhà buôn, không phải qua các trung
gian mơi giới, thậm chí có thể bán đến tận tay người tiêu dùng… Giá trị của khâu
này lên tới 75% trong chuỗi giá trị gia tăng. Trước hết, các doanh nghiệp dệt may phải phân khúc thị trường rồi xác định thị trường mục tiêu, nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu thời trang của khách hàng mục tiêu để tạo ra các sản phẩm phù hợp. Tiếp đến, là việc định giá và thiết lập hệ thống phân phối. Giá bán sản phẩm phải vừa mang
đến lợi nhuận vừa có thể cạnh tranh, vì vậy khi xác định giá bán cần phải căn cứ
vào chi phí, khả năng tài chính của khách hàng và giá bán của đối thủ cạnh tranh.
Kênh phân phối phải rộng, tìm các nhà bán bn có uy tín để ký kết hợp đồng bán hàng, đồng thời thiết lập mạng lưới để bán được hàng đến tay người tiêu dùng, thì
lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. Cuối cùng, cần xúc tiến hoạt động chiêu thị, tham
gia các cuộc trình diễn thời trang hay hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu các
thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngồi, nhằm tìm kiếm các nhà bán buôn trực tiếp mà không cần qua khâu môi giới. Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại kể trên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải liên
kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Thứ hai, chúng ta cần nói về giải pháp tăng vòng quay tài sản. Qua khảo sát,
tác giả nhận thấy tài sản của các doanh nghiệp ngành dệt may có những đặc điểm
sau:
- Đối với tài sản ngắn hạn: Có một đặc điểm đáng chú ý trong cơ cấu tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp dệt may là tỷ lệ hàng tồn kho thường rất cao. Điều này có thể lý giải như sau:
+ Do đặc thù ngành nghề: Quy trình làm ra một sản phẩm dệt may thường kéo dài nhiều tháng. Giá trị nguyên vật liệu, bán thành phẩm rất cao.
+ Năng lực còn nhiều nhưng chưa khai thác hết: Cơng suất khai thác máy móc thiết bi dư thừa so với tốc độ bán hàng của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hàng
+ Khả năng canh tranh và chủ động thị trường kém: Do đặc thù là ngành dựa
vào gia công, không chủ động được thị trường đầu ra nên hàng sản xuất ra tồn kho
nhiều.
+ Khả năng chủ động nguyên vật liệu kém: Do không luôn luôn chủ động được nguyên phụ liệu đầu vào nên các doanh nghiệp dệt may có khuynh hướng dự
trữ lớn về nguyên phụ liệu cho sản xuất.
- Đối với tài sản dài hạn: Giá trị tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp
trong ngành chiếm khoản 20% - 30% tổng tài sản. Tỷ lệ này là thấp hơn tỷ lệ trung bình của tồn nền kinh tế và thấp hơn các ngành khác. Ví dụ, thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp ngành Bất động sản, vận tải biển, vận tải bộ, ngành sắt thép,
ngành thủy sản … Một đặc điểm khác của tài sản cố định hữu hình ở doanh nghiệp
dệt may Việt Nam là phần lớn máy móc, tài sản của các doanh nghiệp đã lạc hậu, năng suất kém, không đáp ứng được các yêu cầu của các khách hàng lớn có những
yêu cầu cao cho sản phẩm của họ. Tài sản cố định vơ hình hầu như chưa được thể
hiện đầy đủ trong giá trị doanh nghiệp. Tài sản cố định vơ hình của doanh nghiệp dệt may được thể hiện ở ít nhất 2 khía cạnh sau:
+ Giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam chưa cao do
đặc điểm hoạt động chủ yếu dựa vào gia công.
+ Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp: Mặc dù khả năng quản lý của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cải thiện nhiều nhưng theo thực tế là doanh nhân chúng ta chỉ bước ra ngoài thực sự trong vòng 10 năm nay, từ khi chúng ta bình thường hố quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực, tổ chức quốc tế như Asean, WTO nên thời gian chưa nhiều để có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn dệt may chưa đào tạo kịp các nhân sự quản lý chất lượng cao của
ngành dệt may hội nhập.
Trên cơ sở phân tích những yếu kém về sử dụng và quản lý tài sản, tác giả xin
đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng vòng quay tài sản như sau:
Giảm lượng hàng tồn kho: Các nhà quản trị của các doanh nghiệp dệt may
hàng tồn khó tối ưu phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh ở đơn vị mình. Rút ngắn quy trình làm ra sản phẩm dệt may bằng cách sắp xếp lịch trình hợp lý giữa các khâu, tránh thời gian chờ việc. Bộ phận bán hàng đẩy nhanh tốc độ bán hàng bằng
cách đa dạng hóa thị trường hoặc tăng cường các chương trình xúc tiến bán hàng.
Tập trung xuất khẩu nhưng cũng nên phát triển thị trường nội địa để chủ động về thị trường cũng như hạn chế những rủi ro khi kinh tế thế giới biến động, hoặc khi các chính phủ nước ngồi dựng nên các hàng rào hạn chế mậu dịch. Bộ phận cung ứng vật tư nên tìm kiếm nhiều nguồn cung ứng vật tư để có thể chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào.
Đầu tư thay thế, hiện đại hóa máy móc thiết bị để tăng năng suất, tạo ra sản
phẩm hồn chỉnh có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh. Biện pháp trước mắt là ngành dệt may Việt Nam phải làm tốt công tác nhập khẩu thiết bị phụ tùng sản xuất trong ngành, đặc biệt là công tác kiểm định hàng nhập khẩu, thẩm định chất lượng công nghệ để có thể nhập được những thiết bị phù hợp với yêu cầu
của công cuộc đổi mới trong ngành tránh tình trạng biến Việt Nam thành bãi rác
cơng nghệ của thế giới. Để có thể tiếp nhận các công nghệ phù hợp, nhập các loại
thiết bị tương thích thì việc củng cố các viện nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành là rất cần thiết, kể cả việc thuê các chuyên gia nước ngoài nhằm bảo đảm cho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đồng
thời, thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài nhằm giải quyết các khó khăn, hoặc điều hành các dự án mới.
Chú trọng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá
trị tài sản cố định vơ hình. Bên cạnh đó cần quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực
trong ngành dệt may bằng cách: củng cố các trường, trung tâm đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo kể cả thuê các chuyên gia nước ngoài, để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới. Tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy và gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngồi để có
sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường đầu tư cho các trường đào tạo công nhân ngành may, chú trọng đào tạo theo hướng tiêu chuẩn hóa các thao tác để nâng cao kỹ năng và hiệu suất sử dụng thiết bị của công nhân, để công nhân may Việt Nam có trình độ và năng suất lao động ngang tầm với các nước trong khu vực.
Doanh nghiệp cũng đừng quên xây dựng cơ chế ứng xử, cả về tinh thần và vật chất (thực chất là nền văn hóa doanh nghiệp) nhằm thu hút mọi nguồn chất xám cho phát triển ngành dệt may. Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may cần có kế hoạch xây dựng hệ thống mạng thông tin điều hành nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và
quản lý doanh nghiệp.
b. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn khi cần tăng quy mơ
Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng, khi doanh nghiệp tăng quy mô (tăng giá