Đa dạng hóa các kênh huy động vốn để tránh phụ thuộc quá nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành hàng dệt may (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

3.3.4.3. Đa dạng hóa các kênh huy động vốn để tránh phụ thuộc quá nhiều

vốn vay và tạo đủ nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển, giúp doanh nghiệp thích nghi với mơi trường tài chính ln biến động như hiện nay

Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy kênh huy động vốn truyền thống là đi vay ngân hàng, hầu hết các doanh nghiệp đều rất quen thuộc với việc vay vốn ngân hàng mặc dù gặp khơng ít khó khăn về tài sản thế chấp, lập phương án vay, rủi ro lãi suất, áp lực trả nợ… nhưng nhìn chung đây là kênh huy động vốn phổ thông nhất được

nhiều cơng ty nghĩ đến khi có nhu cầu vốn. Kênh huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu được các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng nhưng không phổ biến vì số lượng

cơng ty cổ phần và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chưa nhiều, giá cổ phiếu ngành dệt may chưa cao và tính thanh khoản thấp gây mất niềm tin cho nhà

đầu tư ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn trong tương lai. Vì vậy các

doanh nghiệp cần thiết lập lại trật tự huy động vốn, đa dạng hóa các kênh huy động vốn cùng với sự hỗ trợ phát triển thị trường vốn của chính phủ nhằm phát huy được tính ưu việt của từng nguồn vốn.

Thứ nhất, sử dụng nguồn vốn giữ lại để tái đầu tư. Lợi nhuận giữ lại là nguồn

vốn dễ tiếp cận, doanh nghiệp sử dụng vốn này để đầu tư sẽ gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Đối với các cơng ty cổ phần có thể sẽ bị vướng mắc vì cổ đơng khơng đồng ý, trường hợp này công ty cần thuyết phục các cổ đông ưu tiên giữ lại lợi

- Giải thích giúp các cổ đơng nhận thấy rằng lợi nhuận giành tái đầu tư sẽ

mang lại giá trị tăng thêm từ giá cổ phiếu tăng hơn là một khoản tiền nhận từ chia cổ tức rồi giá cổ phiếu liên tục giảm.

- Tạo niền tin cho cổ đông bằng hiệu quả hoạt động của công ty và những triển vọng của công ty trong tương lai.

- Thể hiện sự tôn trọng cổ đông qua việc công khai minh bạch thông tin, thực hiện đúng cam kết với cổ đơng về mục đích sử dụng nguồn vốn này.

Thứ hai, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới. Nguồn vốn thu hút

bằng việc phát hành cổ phiếu cũng là một nguồn vốn đáng kể, nhất là khi thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển. Để tận dụng khả năng này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt

may Việt Nam – Vinatex phải tiếp tập trung thực hiện cổ phần hố các cơng ty con. Tập đồn cũng khơng nên nắm quyền sở hữu ở tất cả các công ty cổ phần, chỉ nên nắm cổ phần chi phối ở các công ty chủ lực. Đồng thời các công ty cổ phần phải

nhanh chóng hồn thiện các thủ tục, điều kiện để được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung.

Thứ ba, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xem xét để tận dụng thời

cơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Khác với những kênh huy động vốn vay

truyền thống là phụ thuộc rất nhiều vào những xét duyệt mang tính áp đặt, chủ quan của tổ chức cho vay, việc phát hành trái phiếu sẽ cho phép doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương thức và thời gian trả nợ. Chưa kể khoản vay theo phương thức này thường lớn gấp nhiều lần so với kênh vay vốn truyền thống, lại đảm bảo kịp thời nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Theo dõi qua

các phiên giao dịch chứng khoán đều thấy, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu luôn cao gấp 2 đến 3 lần khối lượng giao dịch cổ phiếu phổ thơng. Nhưng đến nay chỉ có rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra cơng chúng, điều đó dường như là một

nghịch lý. Hiện nay, điều kiện quy định trong khung pháp lý đã hết sức thoáng: chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi

tốn; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có

lãi... là có thể phát hành trái phiếu.

Thứ tư, tranh thủ vay nợ ưu đãi của nước ngoài. Một kênh huy động vốn cũng

không kém phần quan trọng là vay nợ nước ngoài, tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp có uy tín lớn, có sự bảo lãnh chính phủ và cam kết trả nợ mới có khả năng vay nguồn này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành hàng dệt may (Trang 86 - 88)