Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình thực hiện đầu tư KCHT kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới pptx (Trang 58 - 91)

ĐẦU TƯ KCHT KỸ THUẬT CỦA NƯỚC TA TRONG

NHỮNG NĂM QUA. 5) Hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật:

Trong những năm qua, đầu tư KCHT kỹ thuật đã được Đảng và

Nhà nước ta chú trọng. Chúng ta đã và đang hoàn thiện dần hệ thống chính sách, văn bản pháp quy để tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư KCHT. Đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực KCHT kỹ thuật ở nước ta trong thời gian qua đã đảm bảo cho các công trình KCHT được

diễn ra theo đúng quy hoạch, đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo được

mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước. Mặt khác sự khuyến khích các

thành phần kinh tế khác của Nhà nước vào lĩnh vực này đã làm cho hệ

thống KCHT kỹ thuật ngày càng phát triển. Hệ thống KCHT kỹ thuật

phát triển đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong

thời gian qua.

 Có thể nhận thấy khi bước vào thập kỷ 90, đất nước ta vẫn chưa

không ổn định: bình quân thời kỳ 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế

chỉ đạt 3,9% trong khi tốc độ tăng dân số là 2,3%; thâm hụt Ngân sách

chiếm trên 8% GDP, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 54% kim ngạch nhập

khẩu, lạm phát cao. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, số người

không có việc làm ngày càng lớn, chiếm 10% lực lượng lao động toàn xã

hội. Sự xuống cấp của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhân dân là điều đáng no ngại. Nhưng nhờ có chính sách, đường lối và được sự điều hành, chỉ đạo của Nhà nước mà tình hình kinh tế-xã hội của chúng ta ngày

càng được cải thiện. Trong giai đoạn 1991-1995, chúng ta đã hoàn thành

vượt mức hầu hết các chỉ tiêu đề ra, nền kinh tế phát triển liên tục, toàn diện, đưa nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, tốc độ GDP

bình quân hàng năm đạt 8,19%. Đến giai đoạn 1996-2000, nhất là từ

năm 1997, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những khó khăn, thử

thách quyết liệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, hạn hán báo lũ

nghiêm trọng nhưng tình hình kinh tế vẫn trên đà phát triển, GDP bình

quân hàng năm đạt 6,7%. Nhưng thành công này có sự đóng góp không

nhỏ từ hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật của nước ta trong những năm qua.

Hiệu quả không nhỏ của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật là góp phần phân bổ nguồn lực xã hội và điều chỉnh cơ cấu kinh tế của nước ta trong nhưng năm qua. Điều này lý, giải tại sao chúng ta tập trung đầu tư

xây dựng các công trình KCHT kỹ thuật ở một số vùng trọng điểm như

khu vực trọng điểm miền Nam, khu vực trọng điểm Đông Bắc, hay đầu

tư vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Việc

làm này dựa vào tính chất tác động dây truyền của lĩnh vực KCHT. Một

khi KCHT kỹ thuật ở những nơi được đầu tư tập trung sẽ góp phần thúc

đẩy các vùng khác phát triển. Mặt khác việc đầu tư mạnh vào KCHT kỹ

thuật ở vùng nông thôn, miền núi và những vùng có điều kiện khó khăn

đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân tại địa bàn đó.

Các công trình KCHT kỹ thuật phát huy hiệu quả đã thu hút, hấp

dẫn sự đầu tư của các thành phần kinh tế. Có thể nhận thấy rõ điều này

qua tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ đầu tư

những năm 90. Giai đoạn 1988-1991, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

thu hút vào khu vực phía Nam tới 80%, tập trung chủ yếu xung quanh

khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thuộc địa bàn trọng

điểm, chỉ khoảng 25% số dự án và 20% vốn đầu tư được thu hút vào các tỉnh phía Bắc. Một trong những nguyên nhân quan trọng chính là vào

thời điểm đó, điều kiện hạ tầng khu vực phía Nam khá hơn phía Bắc. Nhưng sau đó vài năm, những lỗ lực tập trung nâng cấp cơ cấu luồng

vốn FDI, đã nâng tỷ trọng vốn đầu tư thu hút vào miền Bắc lên 41%, vào miền Nam 53% và phần còn lại vào miền Trung.

Bên cạnh những hiệu quả chung của toàn bộ hệ thống KCHT kỹ

thuật, còn có hiệu quả riêng của từng lĩnh vực:

1.1) Đối với ngành giao thông vận tải:

Trong những năm qua, đầu tư KCHT giao thông vận tải chiếm một

khối lượng vốn đầu tư trongnước và ngoài nước, kết quả của hoạt động đầu tư là chúng ta có mạng lưới giao thông vận tải phát triển rõ nét. Hiệu

quả rõ nét của ngành là đảm bảo giao thông đi lại thông suốt giữa các

vùng trong cả nước và quốc tế. Khối lượng hàng hoá được di chuyển dễ

dàng hơn, lớn hơn, đã làm giảm đáng kể cước phí vận chuyển, chi phí

duy tu, bảo dưỡng cũng như chi phí cho việc mua sắm phương tiện thấp

hơn.

Với các công trình, tuyến đường có tính chất chiến lược như tuyến Thăng Long-Nội Bài, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, các tuyến đường sắt xuyên Á, hệ thống cảng biển khắp 3 miền trên bờ biển dài 3.200 km, hệ thống

sân bay với gần 20 sân bay lớn nhỏ như: Tây Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội

Bài… đã được đưa vào khai thác và sử dụng đã làm cho mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Mặt khác các công trình này

còn có hiệu quả mang tính chất bảo đảm về mặt an ninh quốc phòng, an

toàn xã hội, giảm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…

1.2) Đối với ngành bưu chính-viễn thông:

Triển khai chiến lược tăng tốc, mạng thông tin mở rộng nhanh, đi

vào kỹ thuật hiện đại, các dịch vụ bưu chính viễn thông đang ngày càng

mở rộng, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hệ thống bưu chính viễn thông ở nước ta đã hoạt động có hiệu quả,

mang lại doanh thu lớn cho đất nước thông qua các hoạt động dịch vụ

của nó.

Mặt khác, nó giúp cho người dân liên hệ, trao đổi thông tin một

cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Nó cũng góp phần nâng cao dân trí, giảm

góp phần củng cố và phát triển tính dân tộc, gắn bó giữa các tầng lớp

nhân dân của các vùng, các khu vực với nhau.

1.3) Với ngành điện.

Ngành điện lực Việt nam đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nó không chỉ đảm bảo cung cấp điện

cho sản xuất kinh doanh mà các công trình KCHT ngành điện còn không

ngừng mở rộng quy mô phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.

Hệ thống điện đã được tạo điều kiện khai thác hợp lý các nguồn điện trong cả nước, cung cấp điện an toàn, liên tục cho nhu cầu của các

vùng và toàn bộ đất nước. Đã đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá,

điện khí hoá khu vực nông thôn. Các nhà máy phát điện mới đang dần

được xây dựng, các đường dây truyền tải đang mở rộng quy mô chắc

chắn sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới.

1.4) Đối với ngành sản xuất và cung ứng nước.

Ở nước ta, nguồn nước rất phong phú: nguồn nước ngầm với 350 tỷ

m3/năm, nguồn nước ngầm phân bổ không đều, tổng sản lượng đạt gần

1700m3/giây, thêm vào đó là địa hình thích hợp cho xây dựng các nhà

máy điện và phù hợp với các ngành kinh tế thủy sản. Là điều kiện cho

phát triển kinh tế.

Về các công trình KCHT ngành nước: hiện nay đã cung cấp nước

sinh hoạt cho các thành phố lớn là từ nguồn nước mặt, riêng Hà Nội chủ

yếu là nước ngầm. Ở các thành phố như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng được cung cấp 60-80 lit/người ngày, phạm vi

đạt 70-85% số dân cư.

-Mặt khác, nhu cầu nước ngầm cho hoạt động sản xuất kinh doanh

cũng đã được chúng ta cung ứng kịp thời và đầy đủ, các công trình cung

ứng nước hợp tác và tài trợ của UNICEF đã được hình thành phục vụ

Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của nó. 2.9) Những mặt còn tồn tại:

Bên cạnh những mặt thành công, hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật

ở nước ta trong những năm qua cũng bộc lộ những tồn tại, những hạn

chế. Có thể nói hệ thống KCHT kỹ thuật hiện nay chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là khi nền kinh tế bước vào thời kỳ phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh.

 Hiệu quả của hoạt động đầu tư KCHT còn chưa cao, đến năm 1990, 1 đồng vốn đầu tư thực hiện có thể làm ra 6 đồng GDP, năm 1995

còn 3,4 đồng và đến năm 1998 là 3,8 đồng. Hiệu quả đầu tư KCHT kỹ

thuật còn thấp dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội, các mục tiêu phát triển

kinh tế-xã hội đặt ra không thể đạt được.

 Hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật ở một số công trình còn chưa được tập trung, dứt điểm, thời gian xây dựng kéo dài, đầu tư dàn trải, các

công trình có quy mô nhỏ, manh mún còn nhiều.

Đầu tư tư nhân và của các thành phần kinh tế khác ngoài khu vực

của Nhà nước còn ít, phần lớn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cấp. Điều này dẫn đến đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực khác còn ít.

 Các công trình KCHT kinh tế hình thành đi vào hoạt động mới

chỉ phục vụ phần nào nhân dân ở khu vực thành thị, khu công nghiệp,

còn ở những nơi xa trung tâm, nơi có điều kiện khó khăn chưa có cơ hội

tiếp cận. Thêm vào đó là chi phí, giá thành dịch vụ KCHT còn cao, chưa

hấp dẫn nhân dân tham gia sử dụng…

Chúng ta cũng nhận thấy sự yếu kém trong hoạt động đầu tư KCHT

kỹ thuật ở một số lĩnh vực:

 Đối với ngành giao thông vận tải:

Hiện nay, giao thông vận tải là khâu yếu cả về số lượng và chất lượng công trình, phương tiên, cản trở phát triển kinh tế. Mạng lưới giao

thông chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, song chất lượng

đáp ứng còn thấp đối với phát triển công nghiệp. Ở khu vực nông thôn,

cả nước còn 5 huyện và 670 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.

-Về đường bộ: số cầu yếu còn nhiều, còn 914 cây cầu với chiều dài

42652 m (tổng chiều dài toàn bộ cây cầu là 108.000m) không an toàn,

đến năm 2000 mới thay thế được 6000m cầu. Phương tiện vận tải còn lạc

hậu, nhiều chủng loại và độ an toàn chưa cao, tai nạn giao thông còn nhiều. Tình trạng ách tắc giao thông trên các quốc lộ trong mùa mưa bão vẫn còn xảy ra thường xuyên. Nhiều đoạn công trình giao thông đường

bộ khi thi công phải phá đi làm lại gây tốn kém đo không đảm bảo chất lượng đã quy định, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng…

-Về đường sắt: chất lượng còn thấp,với 3000 km đường còn tồn tại

ba khổ đường khác nhau: 1000 mm,1435 mm, đường lồng, nhiều cầu có

đường sắt chạy qua còn yếu, làm hạn chế tốc độ tàu bình quân ở mức 30-

50 km/h. Liên vận Quốc tế còn hạn chế. Phương tiện chưa hiện đại và

còn nhiều chủng loại, do nhiều nước chế tạo, phần lớn từ nhiều năm về

trước.

-Về đường thuỷ: mới khai thác khoảng 12000 km, bằng 30% chiều

dài các sông, suối. Khai thác vận tải đường thuỷ chủ yếu ở hai đồng bằng

lớn là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, phương tiện vận tải lạc

hậu, công tác quản lý chưa chặt chẽ. Các cảng có quy mô nhỏ, phương

tiện bốc xếp lạc hậu, mức độ cơ giới hoá thấp.

-Về đường thuỷ: KCHT cảng, dịch vụ vận tải còn yếu chưa đạt yêu

cầu là một hạn chế trong việc tăng thị phần vận tải quốc tế.

-Về hàng không: giá phí vận tải hàng không còn lớn, chưa đáp ứng

được đông đảo nhân dân, các tuyến bay ra quốc tế chưa nhiều.

 Đối với ngành bưu chính-viễn thông: tuy có tốc độ phát triển cao

song còn ở mức độ vì quy mô thấp, mới chỉ tập trung ở đô thị đáp ứng

được nhu cầu trước mắt với chất lượng chưa cao và chi phí đắt. Mạng

cáp nội hạt quá cũ bố trí cáp treo thiếu quy hoạch kém an toàn và mất mỹ

quan. Mạng viễn thông hệ thống thiết bị chưa đồng bộ, tồn tại đồng thời

nhiều hệ khác nhau, chưa phát triển nhiều dạng thông tin, giá cả cao, còn

mang tính chất độc quyền.

Đối với ngành sản xuất và cung ứng điện: thời gian qua, phát

triển nguồn điện chưa cân đối trong cơ cấu nguồn: thuỷ điện chiếm tỷ

trọng quá cao gần 71% năm 1995 cả về công suất lẫn sản lượng gây tính

kém ổn định về hệ thống. Lưới điện chủ yếu là lưới điện trung và hạ thế

phát triển chưa đồng bộ với nguồn. Tổn thất điện năng còn lớn (năm

1995: 19%). Hiệu suất các nhà máy nhiệt điện đạt rất thấp, tiêu hao

nhiên liệu cao, chất lượng máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu.

Các vùng kinh tế trọng điểm tuy được ưu tiên cung cấp điện khá

 Về ngành cung cấp nước: cấp thoát nước cho các đô thị và khu

công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng nước mặt hiện nay

đang có xu hướng bị ô nhiễm, hàm lượng sắt trong nước vượt quá mức quy định của thế giới từ 1-3 lần. Nhiều vùng ở Đồng bằng sông Hồng nước mặn có xu hướng tiến sâu vào đất liền (Sông Hồng mặn ngấm sâu

tới 20 km, sông Thái Bình: 40 km, sông Tiền: 50 km…) các nhà máy

nước hiện nay thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống dẫn nước hư hỏng nặng

gây thất thoát lớn (45%-50%).

Về cấp thoát nước đòi hỏi đầu tư lớn, cần liên tục giải quyết trong

nhiều năm tới.

2.10) Nguyên nhân yếu kém của KCHT kỹ thuật:

 Xuất phát điểm thấp và do hậu quả của cuộc chiến tranh:

Dưới chế độ thực dân, nền kinh tế nước ta nghèo nàn và lạc hậu,

KCHT chỉ phát triển vừa đủ để phục vụ công cuộc cai trị và khai thác tài

nguyên. Mặt khác nhiều công cuộc chiến tranh liên tiếp đã diễn ra trên

đất nước ta trong hơn thế kỷ này. Kể từ đầu những năm 40 đến cuối

những năm 70 của thế kỷ này, trong khoảng thời gian đó nhiều KCHT

quốc gia, KCHT đô thị bị phá huỷ rồi làm lại đến vài ba lần.

Đến nay, dù chiến tranh đã lùi xa hơn hai mươi năm nhưng hậu quả

của nó chưa phải là đã được khắc phục hoàn toàn: nhiều cầu lớn, vẫn còn

phải dùng dầm quân dụng; nhiều đường bộ vẫn ở trong tình trạng bị bỏ

phế hoặc chỉ mới được sửa chữa chắp vá, nhiều công trình giao thông ở

miền Nam được xây dựng nhanh để phục vụ chiến tranh nhưng làm bằng

vật liệu chóng hỏng (như cống bằng tôn) đang có nguy cơ đổ sập bất cứ

lúc nào. Hệ thống và vỉa hè của nhiều đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng.

Sau chiến tranh, nước ta một thời gian dài làm không đủ ăn, Ngân

sách Nhà nước nhỏ bé, mất cân đối nghiêm trọng và kéo dài, chủ yếu tập

trung giải quyết vấn đề ăn, mặc hàng ngày cho người lao động và đầu tư

sản xuất hàng hoá tư, chưa có điều kiện đầu tư nhiều cho khu vực công

cộng…

Chính sách đầu tư KCHT chậm đổi mới và chưa đồng bộ:

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình thực hiện đầu tư KCHT kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới pptx (Trang 58 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)