III) Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng th êm
3) Đối với ngành điện:
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư KCHT ngành điện góp phần
thực hiện được mục tiêu của chương trình phát triển của ngành, khắc
phục tình trạng thiếu điện như hiện nay và đảm bảo không bị tụt hậu so
với các nước trong khu vực. Để đạt được điều này cần thực hiện các giải
pháp sau:
Giải pháp về vốn đầu tư: do nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển điện hàng năm là rất lớn nên phải huy động từ nhiều nguồn và nhiều
hình thức như:
-Hiện nay, Nhà nước đã quyết định việc đầu tư phát triển điện theo cơ chế tự vay, tự trả nhưng giá điện chỉ mới đủ cân bằng thu chi nên nguồn vốn tích luỹ đầu tư không đáng kể. Do vậy, giá bán điện cần phải được nâng lên cho từng đối tượng sử dụng. Đây là giải pháp có tính
quyết định để ngành điện thực hiện được cơ chế tài chính mới, tập trung
tối đa nguồn vốn trong nước cho phát triển, tránh nguy cơ vay vốn đầu tư nhưng không trả nợ được.
-Do giá điện không thể tăng đột biến mà phải diều chỉnh dần, Nhà nước nên hỗ trợ 50% số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn ban đầu cho đến khi giá điện được sử lý phù hợp và đủ khả năng tích luỹ để tái đầu tư.
-Nhà nước nên dùng vốn Ngân sách để đầu tư cho các công trình
điện khí hóa nông thôn, miền núi và sử dụng vốn viện trợ Quốc tế vào
khu vực này vì đó là khu vực khó có khả năng hoàn trả vốn vay theo cơ
-Đối với vốn vay nước ngoài: cần nhanh chóng hoàn thiện, khai
thông thủ tục.
-Mở rộng hình thức huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu, tạo ra các nhà máy điện cổ phần mà điện lực quốc doanh vẫn là chủ yếu.
Lựa chọn đúng đắn các thứ tự ưu tiên đầu tư và thiết bị công
nghệ.
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện:
đầu tư kỹ thuật hiện đại và quản lý thiên biến, xây dựng các tiêu chuẩn định mức, nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp sử dụng điện hợp lý, tiết
kiệm, chống tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất, truyền tải và
phân phối đạt mức trung bình tiên tiến của thế giới, giảm thiểu sự cố,
nâng cao mức độ an toàn trong sản xuất và cung ứng điện.
2.14) Đối với ngành sản xuất và cung ứng nước:
Vì ngành cấp nước chủ yếu phục vụ dân sinh chứ không phải là
ngành kinh doanh nên có chính sách đặc biệt: vay không lãi hoặc với lãi suất thấp, thời gian dài (tối thiểu 10- 20 năm, trong đó có thời gian ân
hạn). Nhà nước sớm ban hành chính sách tài chính đô thị và tín dụng ưu đãi.
Cần giao cho một cơ quan (ví dụ: Bộ xây dựng) vay số vốn lưu động hàng năm để chủ động mua sắm vật tư, thiết bị chuyên ngành, chủ động trong thiết kế, xây dựng và thay thế thiết bị.
Sớm nghiên cứu quy hoạch ngành, phối hợp xây dựng trong nước
một số nhà máy, dây truyền sản xuất các thiết bị chuyên dùng cho ngành
nước để có thể thay thế nhập ngoại một số mặt hàng như: bơm, ống, phụ
tùng...
Xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước ngầm trước khi các công
trình giao thông được xây dựng nhằm tránh tình trạng đào bới đường
như hiện nay.
Cần giao quyền cho giám đốc trong việc định giá cả (với sự nhất trí
của Uỷ ban vật giá) qua đó mới nâng cao trách nhiệm và công trình cấp nước mới được sử dụng có hiệu quả, tránh được thất thoát, thất thu như
VIII) MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN.
Sau khi nghiên cứu tình hình thực hiện đầu tư KCHT kỹ thuật ở
nước ta trong thời gian qua và phương hướng phát triển lĩnh vực này
trong thời gian tới bản thân em có một vài kiến nghị sau:
1) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư KCHT kỹ
thuật. Cần phối hợp các Bộ, các ngành, các địa phương và các ngành
kinh tế khác nhau trong hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật, tổ chức đánh
giá chính xác thực trạng hệ thống KCHT kỹ thuật ở nước ta. Rà soát lại
các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề KCHT kỹ thuật, từ đó chỉnh
sửa ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện hiện tại ở nước ta.
2) Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật, sử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
3) Về vấn đề quản lý, bảo quản các công trình KCHT kỹ thuật đã đi vào
hoạt động: nên để nhân dân địa phương-nơi có các công trình tự bảo vệ,
quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm,
sử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm chế độ bảo vệ các công trình xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này nên để cán bộ địa phương đứng ra tổ chức
quản lý. Đồng thời tăng cường công tác giáo dục tinh thần trách nhiệm
của nhân dân.
4) Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho công tác đầu tư KCHT kỹ thuật, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa
học về vấn đề này, xem xét đánh giá và tìm ra những giải pháp phù hợp
với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Việc
xây dựng các công trình KCHT kỹ thuật nên để nhân dân tham gia ý
kiến, và nên để nhân dân tổ chức thực hiện nhiều hơn.
5) Vấn đề huy động vốn cho hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật: tiếp tục
phát triển các hình thức huy động vốn hiện tại, nên tăng cường huy động
vốn của dân vào lĩnh vực này theo phương thức: khuyến khích các địa phương tự xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt nhân dân ở địa phương đó trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ một phần nguồn vốn.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến,
tốc độ phát triển kinh tế cao, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đặt ra cho các
thời kỳ đều đạt ở mức cao, thậm trí vượt kinh doanh đặt ra; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế ngày
càng nhiều, nền kinh tế đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự
đóng góp của hoạt động đầu tư KCHT kỹ thuật đối với thành quả này là rất lớn.
Hiện nay, đầu tư phát triển KCHT nói chung và KCHT kỹ thuật nói riêng đang được Đảng và Nhà nước quan tâm để tạo điều kiện cho phát
triển kinh tế xã hội. Để sự phát triển kinh tế xã hội được bền vững thì
đầu tư phải có hiệu quả, đầu tư cho KCHT kỹ thuật là đầu tư cho mai sau nhưng không để lại gánh nặng cho mai sau vì kém kết quả.
Hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta đã và đang có
sự đổi mới. Thành quả của nó là các công trình, hạng mục công trình đã
và đang phát huy tác dụng, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế cần khắc phục
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đ.H KTQD Hà Nội. Giáo trình Kinh tế-Đầu tư.
NXB Giáo dục,1998.
2. Trường Đ.H KTQD Hà Nội. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư.
NXB Thống kê,2000.
3. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 1996,1997,1998,1999. 4. Bộ xây dựng. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
Việt Nam đến 2020.
NXB Xây dựng,1999.
5. Viện chiến lược phát triển-Ban KCHT & Đô thị:
- Tổng quan vai trò của đầu tư KCHT trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội và xác định khả năng vốnđầu tư, (tháng 12/2000).
- Quy hoạch phát triển KCHT đến năm 2010.
- Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội đến năm 2010.
- Hướng dẫn chiến lược GTVT trong giai đoạn mới.
- Hướng dẫn phát triển Cơ sở hạ tầng qua các dự án xây dựng, vận
hành, chuyển giao.
- Một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu chiến lược mạng
KCHT kỹ thuật nước ta đến năm 2020.
- Một số vấn đề nghiên cứu chiến lược phát triển KCHT các đô thị lớn.
- Vay vốn, hoàn trả vốn vay ODA xây dựng CSHT-GTVT.
- Nghiên cứu khoa học xác định khả năng các nguồn vốn đầu tư
trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
- Nghiên cứu các giải pháp tài chính huy động nguồn vốn trong
nước vào đầu tư tăng trưởng.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kết cấu hạ tầng kỹ
thuật.
6. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Nghiên cứu ưu tiên đầu tư và đầu tư có trọng điểm mạng lưới viễn thông các bưu điện
tỉnh thành phố.
7. Vụ cơ sở hạ tâng. Phát triển mạng lưới các tuyến trục giao thông chủ yếu và hệ thống cảng biển, (thán 4/2000). 8. Các báo, tạm trí: - Tạm chí Tài chính: số 3,5,6,8/1996; 6,10/1998. - Kinh tế dự báo: số 5/1996. - CN, số 3/1996. - GTVT, số 6/1995.
9. Báo cáo tại Đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: