Rủi ro tín dụng – Một số nguyên nhân phát sinh

Một phần của tài liệu Luận văn "PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG " docx (Trang 41 - 51)

4.6.1 Ảnh hưởng của tình hình thị trường, môi trường hoạt động của khách hàng

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp luôn phải chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Khi một nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái hay khi tình hình lạm phát tăng cao làm giá cả biến động sẽ đồng thời làm sức mua của thị trường bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm, có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Hay chỉ cần một chiến lược marketing không phù hợp, một thông tin sai lệch gây e ngại từ thị trường cũng có thể làm doanh nghiệp mất doanh thu, phá sản dự án về một sản phẩm mới… từ đó không thể thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng theo đúng thoả thuận.

Xu hướng hội nhập khu vực và thế giới hiện nay đang gắn kết nền kinh tế các nước lại với nhau, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập và phát triển, tuy nhiên sự cạnh tranh cũng sẽ ngày càng gay gắt. Môi trường kinh doanh biến động với những thay đổi diễn ra nhanh chóng và khó dự báo một cách chính xác có thể là thời cơ cũng có thể là nguyên nhân làm khách hàng của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả, gián tiếp tác động đến hoạt động của Ngân hàng. Các biến động của tình hình chính trị - quân sự trên thế giới đều có thể làm ảnh hưởng giá cả các loại nguyên nhiên liệu, đồng thời sự xâm nhập của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp trong nước hoạt động không hiệu quả, gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

4.6.2 Nguyên nhân từ phía bản thân khách hàng

 Đối với những khách hàng là cá nhân vay vốn Ngân hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hay mua, sửa chữa, xây dựng nhà… mà nguồn dùng trả nợ chủ yếu từ lương và thu nhập trong sản xuất nhỏ lẻ thì nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng do:

 Khách hàng bị mất việc, mất thu nhập từ lương, tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả.

 Những biến cố bất ngờ như bệnh tật, tai nạn, hoả hoạn…

 Khách hàng thiếu ý thức trong việc trả nợ.

 Đối với khách hàng vay vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh:

 Ảnh hưởng của giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh bởi các đơn vị cùng ngành.

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận.

 Phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả, gây ảnh hưởng khả năng tài chính của khách hàng.

 Một số nguyên nhân như: Năng lực quản lý yếu kém, thiên tai, hoả hoạn…

4.6.3 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng

 Cán bộ tín dụng chưa nắm vững nghiệp vụ, việc cho vay được thực hiện không đúng quy chế tín dụng, cho vay vượt quá tỷ lệ quy định, thiếu tài sản đảm bảo.

 Công tác thẩm định được tiến hành hời hợt, có thể do chủ quan của cán bộ tín dụng dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng còn sai sót. Hay do sự kiêng nể, những mối quan hệ từ trước dẫn đến việc cán bộ tín dụng lập tờ trình cho vay không trung thực.

 Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay không được thực hiện, cán bộ tín dụng thiếu sự quan tâm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích, không đủ khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng.

 Công tác quản lý tín dụng chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

4.6.4 Nguyên nhân xuất phát từ tài sản đảm bảo

 Việc định giá tài sản đảm bảo được thực hiện không chính xác, có thể do thiếu thông tin về tình hình giá cả hoặc cán bộ tín dụng cố tình định giá cao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và quy định của Ngân hàng về tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

 Khi tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh nhưng thiếu biên bản đồng thuận của các thành viên có liên quan; việc thế chấp tài sản đảm bảo không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo nên rất khó khăn trong việc xử lý nếu có tranh chấp xảy ra.

 Tài sản đảm bảo không xử lý được do có mãi lực quá thấp, thị trường không có nhu cầu. Thực tế đã xảy ra việc khách hàng sau khi sử dụng vốn, thay vì hoàn lại vốn cho Ngân hàng đã chấp nhận dùng tài sản đảm bảo là đất thổ cư tại nông thôn (ONT) để trừ nợ, do đó hiện Ngân hàng rất hạn chế trong việc chấp nhận tài sản đảm bảo là đất ONT, trừ khi đất có vị trí sát ngay trung tâm xã hoặc đường giao thông chính.

4.6.5 Một số trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 để vay vốn dẫn đến rủi ro tín

dụng

 Giả mạo hồ sơ để vay vốn Ngân hàng:

Do thủ tục đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT ngày càng thông thoáng nên một số đối tượng lợi dụng để lập hồ sơ pháp nhân công ty vay vốn ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Khách hàng là đối tượng lừa đảo, đã tạo hồ sơ pháp nhân giả mạo, sổ kế toán giả, mượn cơ sở sản xuất kinh doanh của người khác để chứng minh nguồn thu nhập và mục đích sử dụng vốn... lợi dụng sự kém hiểu biết của bên bảo lãnh, kinh nghiệm còn non yếu của cán bộ tín dụng để dễ dàng qua mặt Ngân hàng. Điều này càng trở nên khó kiểm soát hơn nếu Ngân hàng cho vay thông qua trung gian.

 Mượn tư cách pháp nhân để vay vốn Ngân hàng thông qua hình thức bảo lãnh:

Khách hàng có tài sản, có kinh doanh nhưng không minh bạch, hoặc không đủ cơ sở để chứng minh việc kinh doanh chẳng hạn như kinh doanh nhà đất

với quy mô lớn, cho vay nặng lãi, tham gia hùn vốn trong các phi vụ làm ăn mờ ám, trốn thuế, lách luật... đối tượng khách hàng thuê mướn pháp nhân để vay vốn, sau đó người bảo lãnh sử dụng tiền vay và làm giấy nhận nợ với bên cho mướn pháp nhân. Còn đối tượng khách hàng sau khi lấy tiền thì trốn tránh trách nhiệm trả nợ.

 Hùn hạp làm ăn thông qua bảo lãnh vay vốn, sau đó bỏ trốn:

Một nhóm người không có vốn hoặc ít vốn nhưng hùn nhau thành lập công ty, sau đó đánh bóng hình ảnh bằng cách khuếch trương thanh thế làm ăn, làm quen với cán bộ có thẩm quyền ở địa phương, thuê mướn mặt bằng khang trang, mướn xe hơi đi lại... Sau đó mời mọc kêu gọi những người có tài sản hùn vốn làm ăn bằng cách đưa tài sản bảo lãnh cho công ty vay vốn. Như vậy họ có thể đẩy trách nhiệm trả nợ sang người khác.

 Thông qua hình thức bảo lãnh để trả nợ:

Một số người mắc nợ bên ngoài với lãi suất cao và không có nguồn để trả. Họ đưa tài sản bảo lãnh vay vốn Ngân hàng để trả nợ. Bằng cách này họ đã chuyển nợ cho Ngân hàng với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ.

 Bên bảo lãnh và bên đi vay là bị hại do chiếm dụng vốn hoặc lừa đảo của bên thứ 3:

Trong thực tế có một số người làm ăn lương thiện nhưng thiếu vốn kinh doanh nhất thời. Lợi dụng điều đó, một số đối tượng thông qua quan hệ quen biết, thân tình thuyết phục bà con, bạn bè đưa tài sản bảo lãnh cho công ty vay vốn. Qua đó đối tượng này sẽ vay ké hoặc mượn tạm ít tiền đã vay của Ngân hàng, sau đó lẩn tránh trách nhiệm hoặc bỏ trốn.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

Cấp tín dụng là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động của một Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng sẽ giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Khi Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, cũng tức là vì lý do nào đó khách hàng không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng cam kết, phát sinh NQH, sẽ gây tác động xấu đến hoạt động cho vay, ảnh hưởng đến hoạt động chung và sự phát triển của Ngân hàng. Do đó để hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng sẽ vận dụng các biện pháp để hạn chế NQH, nâng cao chất lượng tín dụng, ổn định hoạt động.

5.1 Vận dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 5.1.1 Khái niệm

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng.

5.1.2 Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được xây dựng nhằm mục đích:

 Dự đoán trên cơ sở định lượng và khách quan về rủi ro trong cấp phát tín dụng.

 Là công cụ quan trọng trong ra quyết định cho vay, giúp cho công tác quản lý và kiểm soát tín dụng phát hiện kịp thời những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay để có những biện pháp xử lý.

 Cho phép liên tục rà soát và đánh giá tiêu chuẩn cho vay.

 Giúp các cấp quản lý, điều hành dễ dàng theo dõi, điều chỉnh sách lược cho vay.

 Công tác thẩm định, quyết định cho vay được thực hiện tự động hóa, rút ngắn thời gian cho vay và thống nhất cấp phát tín dụng trong toàn hệ thống, qua dó góp phần tăng doanh thu, tiết giảm chi phí.

 Định lãi suất cho vay phù hợp với mức lỗ dự kiến trong cấp phát tín dụng. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:

 Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn.

 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

 Quản lý tăng trưởng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của Ngân hàng và nhu cầu của khách hàng.

5.1.3 Nguyên tắc xây dựng

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được xây dựng trên các nguyên tắc:

 Thông tin của khách hàng phải đầy đủ và đáng tin cậy.

 Trong trường hợp có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức (cá nhân) có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng đó có thể được chấm điểm (xếp hạng) tín dụng tương đương điểm (hạng) tín dụng của bên bảo lãnh. Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho chính khách hàng.

 Việc đánh giá xếp hạng khách hàng được căn cứ vào số điểm của từng tiêu chí, trọng số của tiêu chí, điểm của từng tiêu chí, trọng số của tiêu chí sẽ do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ trên cơ sở tham mưu của Phòng Chính sách và pháp chế.

 Đối với mỗi nhóm khách hàng, Ngân hàng sử dụng các bảng tiêu chí khác nhau để chấm điểm và xếp hạng.

 Nguyên tắc cho điểm là chỉ số thực tế nào gần với đặc điểm trong tiêu chí nhất thì áp dụng cho tiêu chí đó, nếu nằm giữa 2 đặc điểm trong tiêu chí thì ưu tiên nghiêng về phía có đặc điểm tốt nhất.

 Mỗi tiêu chí và các chỉ số tài chính chuẩn có một trọng số nhất định, thể hiện mức độ ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro cho Ngân hàng.

5.1.4 Phân nhóm khách hàng và các chỉ tiêu đánh giá

Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được chính xác, khoa học, Ngân hàng phân chia khách hàng thành 3 nhóm:

 Nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Các tiêu chí định tính:

 Thể hiện khả năng quản lý: số năm hoạt động, chất lượng công việc các phòng ban, độ tin cậy báo cáo tài chính...

 Nhóm tiêu chí sản phẩm – thị trường: chiến lược kinh doanh, thị trường tiêu thụ, sức hấp dẫn của thị trường.

 Nhóm tiêu chí phạt: phụ thuộc người bán, người mua, tồn lương nhân viên, tồn thuế Nhà Nước.

Các tiêu chí định lượng

 Căn cứ trên báo cáo tài chính.

 Nhóm khả năng thanh toán.

 Nhóm tình hình nguồn vốn.

 Nhóm tình hình hoạt động.

 Nhóm khách hàng là cá nhân vay mục đích tiêu dùng.

 Đặc điểm cá nhân: tuổi, trình độ, nơi ở...

 Đặc điểm công việc.

 Nhóm khách hàng là cá nhân vay mục đích sản xuất kinh doanh.

 Đặc điểm cá nhân: tuổi, tình trạng hôn nhân, nơi ở, số người ăn theo...

 Đặc điểm kinh doanh: lĩnh vực, tổng tài sản, nhân công...

 Đặc điểm vay vốn: thời gian quan hệ với Ngân hàng, mục đích vay.

5.1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng trong việc ra quyết định tín dụng

 Xếp hạng khách hàng:

Sau khi chấm điểm tín dụng, Ngân hàng tiến hành xếp hạng khách hàng theo quy định. Trong quá trình xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, những người có trách nhiệm xác minh, thẩm định và phán quyết cho vay phải xem kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng như là căn cứ quan trọng để quyết định tín dụng.

 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:

Dựa vào kết quả xếp hạng kết hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, Ngân hàng tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho từng khoản vay và toàn bộ danh mục cho vay của Ngân hàng.

 Xác định khoản lỗ dự kiến (EL):

 Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng, Ngân hàng tiến hành xác định xác suất vỡ nợ (PD) của khách hàng. Xác suất vỡ nợ, tỷ lệ lỗ khi thanh lý tài sản (LGD) và dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) là các chỉ số cần thiết nhằm xác định lỗ dự kiến (EL), và được tính toán qua công thức:

EL = EAD * PD * LGD

 Khoản lỗ dự kiến (EL) là một cơ sở xác định mức độ rủi ro của khoản vay và là một yếu tố cộng thêm vào giá thành sản phẩm. Chi nhánh căn cứ vào khoản lỗ dự kiến của khách hàng để xác định lãi suất cho vay phù hợp.

 Quản lý danh mục cho vay và phát triển khách hàng:

Trên cơ sở xếp hạng khách hàng, các bộ phận nghiệp vụ có liên quan tiến hành thiết lập hệ thống quản lý danh mục cho vay và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng.

Công tác tăng trưởng tín dụng và phát triển khách hàng phải căn cứ vào kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng để xây dựng kế hoạch tăng, giảm dư nợ, mở rộng khách hàng cho phù hợp với quy mô phát triển, khẩu vị rủi ro của từng Chi nhánh và toàn hệ thống trên nền tảng ổn định, an toàn và hiệu quả.

 Bảng xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro: - Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

Hạng Mức độ rủi ro Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay 1 Thấp nhất Uư tiên đáp ứng tối đa nhu

cầu tín dụng với mức uư đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng

2 Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng hạng 1

Uư tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức uư đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn "PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH AN GIANG " docx (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)