Nâng cao nhận thức cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội pdf (Trang 58 - 67)

Cộng đồng xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác thu gom CTR tại nơi mình ở.

Hướng dẫn nhân dân tiến hành phân loại CTR ngay tại nguồn ( từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học…), cụ thể CTR được chia thành 2 loại:

- CTR hữu cơ: gồm rau, quả, thực phẩm phế thải. - CTR hữu cơ: gồm nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại.

Hai loại CTR này cần được để vào 2 túi riêng, có màu khác nhau. CTR vô cơ được dùng để tái chế, còn CTR hữu cơ được vận chuyển tới khu xử lý CTR. Thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệmôi trường và chỉ thị“Tăng cường công tác bảo vệmôi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức

quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thểdân cư ởđô thị và khu công nghiệp.

- Vận động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, thực hiện tuần lễ xanh, sạch, đẹp. Tổ chức vệ sinh tập thể khối xóm vào cuối tuần, ngày lễ… - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin quần chúng, các

phụ nữ, tổng lien đoàn lao động… và các địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệmôi trường…

3.4.5. Biện pháp tuyên truyền vận động kiểm tra xử lý

- Phối hợp với phòng VHTT, phòng TNMT, phòng XDĐT Quận tổ chức các đợt thi tìm hiểu kiến thức VSMT, tuyên truyền biểu dương các đơn vị khu dân cư tổ dân phố giữ gìn tốt VSMT.

- Xây dựng các chương trình với nếp sống văn minh, gia đình văn hóa theo từng địa bàn, khu dân cư.

- Phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Quận trong công tác kiểm tra vận động nhân dân thực hiện phong trào giữ gìn VSMT.

- Tổ chức các đợt kiểm tra vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường.

- Phối hợp với Thanh tra xây dựng Quận kiểm tra các công trình, công trường xây dựng không thực hiện đúng theo quyết định 3093/QĐ-UB, quyết định 25/QĐ-UB, quyết định 02/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội

- Tham mưu Phòng XDĐT, Phòng TNMT, Thanh tra xây dựng Quận kiểm tra xử lý các vi phạm VSMT đối với các cơ quan, công trường công trình xây dựng.

- Tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tổng vệ sinh theo Chỉ thị số 04/2003/CT-UB ngày 17/01/2003 của UBND Thành phố Hà Nội

- Khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có sáng kiến, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn Công ty quản lý.

- Đề xuất UBND Quận có các chương trình tham quan học tập các điển hình về quản lý VSMT để rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện.

3.5. M t s khó kh n v ng m c v ki n ngh đ xu t

- Hiện nay, đơn giá tiền lương, nhiên liêu, vật tư, công cụ dụng cụ đều tăng cao nhưng đơn giá duy trì của các nhà thầu vận chưa được điêu chỉnh cho phù

hợp và kịp thời. Thành phố đã ban hành quyết định 2579/QĐ-UB ngày 23/12/2008về việc ban hành đơn giá duy trì VSMT mới áp dụng từ 1/1/2008. Công ty Kính đề nghị UBND quận Hoàng Mai, Phòng Tài chính kế hoạch, Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐT xem xét thanh toán cho các đơn vị.

- Đối với công tác thu phí vệ sinh: Hiện nay do khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm lớn, doanh thu từ phí vệ sinh thấp (doanh thu phí vệ sinh năm 2008 chỉ đạt khoảng 3.264.116.000 đồng trong khi đó chi phí theo đơn giá 2150 là: 4.264.842.000đ) nên đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong công tác cân đối thu chi để thực hiện duy trì vệ sinh ngõ xóm. Kiến nghị: UBND quận, Các phòng ban chức năng của quận xem xét:

+ Chỉ đạo UBND các phường tuyên truyền cho người dân thực hiện đóng phí vệ sinh và xử phạt những cá nhân, đơn vị không chịu nộp phí vệ sinh theo đúng quy định của Thành phố.

+ Cho phép đơn vị được bổ sung khối lượng duy trì vệ sinh tại 1 số khu đô thị mới như: Đồng Tầu, Vĩnh Hoàng, Đền Lừ, Sống Hoàng để giảm bớt khó khăn về kinh phí duy trì vệ sinh ngõ xóm của đơn vị tại các khu vực này

- Đối với công tác duy trì vệ sinh: Địa bàn quận Hoàng Mai hiện nay đang trong quá trình xây dựng phát triển về cơ sở vật chất có rất nhiều công trình, công trường đang thi công. Tuy nhiên có 1 số công trình không đảm bảo các yêu cầu trong quá trình thi công gây bụi bẩn ra đường phố như công trình xây dựng tại khu vực công ty Cơ khí Mai Động đường Tam Trinh, công trình xây dựng khu đô thị Đền Lừ 3.... Để đảm bảo VSMT trên địa bàn quận kính đề nghị UBND quận chỉ đạo các phòng ban chức năng và lực lượng Thanh Tra xây dựng quận có các biện pháp xử lý, yêu cầu đơn vị thi công phải thực hiện đúng các quy định của Thành phố về việc đảm bảo VSMT trong quá trình thi công xây dựng.

Công ty CPDV môi trường Thăng Long xin báo cáo UBND Quận Hoàng Mai, Trung tâm PTQĐ & QLHTĐT quận Hoàng Mai được biết.

Ngoài những đề xuất cụ thể trên, quận Hoàng Mai cần phải thực hiện thêm các biện pháp tổng quát nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn như:

Trách nhiêm cộng đồng và xử lý hành chính:

 Phải xác định rõ công tác vệ sinh môi trường là trách nhiệm của toàn dân, của cơ quan, đơn vị chứ không phải là cơ quan làm công tác môi trường, do vậy mọi chính sác…h, biện pháp phải phân định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi là sự phối hợp nhiều cấp, nhiều ngành, các cơ quan, đơn vị, phường, xã.

 Tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho mọi người giữ gìn môi trường, tuân thủ luật môi trường, các quy chế quản lý môi trường của quận đã ban hành qua các hình thức phù hợp.

 Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc, xử lý các hành vi vi phạm môi trường, coi trọng biện pháp ngăn chặn kịp thời càng sớm càng tốt.

 Dùng biên pháp cưỡng chế để bắt buộc các tổ chức, nhà hàng, khách sạn phải kí hợp đồng vận chuyển và xử lý rác thải.

Tăng cường trang thiết bị công tác vệ sinh môi trường

 Xây thêm các ga rác, đảm bảo cho mỗi khối, xóm một ga rác thuận tiện cho việc tập kết rác. Đầu tư đầy đủ các dụng cụ thu gom rác ở các phường, xã như:Xe đẩy tay, đồ bảo hộ

 Trang bị thêm xe vận chuyển rác chuyên dùng cho các đơn vị môi trường kết hợp sử dụng tối đa công suất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và xử lý CTR hàng năm.

 Khuyến khích xử lý một phần rác thải tại các hội, các khối xóm, các phường xã.

Đối với ngành giáo dục

Công tác giáo dục môi trường phải đưa vào chính khóa trong các trường, có những bài giảng nêu rõ các số liệu cụ thể về tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong công tác tuyên truyền cần sử dụng rộng rãi các loại hình nghệ thuật như kịch, phim, truyện ngắn, tuyên truyền dưới dạng như quảng cáo trên

báo, truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng.

KẾT LUẬN

 Dù có áp dụng công nghệ xử lý nào, thì việc nâng cao nhận thức về chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng cho cộng đồng là một nội dung không thể thiếu được. Công tác giảm phát sinh chất thải, thu gom hết chất thải phân loại rác thải từ nguồn là rất quan trọng, vì nguồn rác thải đầu vào xử lý giảm đi, tách riêng từng loại vật liệu (nhất là các chất thải nguy hại phải được tách để xử lý riêng) sẽ là yếu tố quyết định của các sản phẩm đầu ra và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các chất thải độc hại, nguy hại lẫn trong chất thải chung.

 Việc thực hiện nghiêm Luật Bảo vệmôi trường, đặc biệt là áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ thu phí nước thải tiến tới thu phí khí thải, phí chất thải rắn, chất thải nguy hại sẽcó tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn, áp dụng công nghệ. Chuyển từ phạt hành chính đối với những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường thành phạt kinh tế. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sẽthúc đẩy các doanh nghiệp tính toán lợi ích kinh tế để đầu tư lắp đặt trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, khuyến khích giảm giá thuê đất, ưu đãi thuế và vay vốn đầu tư các dự án sản xuất các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.

 Xây dựng chế tài hợp lý trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu chế tạo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường vào sản xuất, kinh doanh. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng các kỹ thuật và chuyên gia về công nghệmôi trường ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ... Lựa chọn các chuyên gia am hiểu chuyên môn, làm việc khách quan tham gia vào Hội đồng chuyên gia để xây dựng cơ chế, chính

sách thẩm định công nghệmôi trường quốc gia. Cần lượng hóa đánh giá từng loại công nghệ theo các tiêu chí: Hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, trình độ công nghệ xử lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam và an toàn về môi trường.

 Phải coi chất thải cũng như là một loại tài nguyên. Quá trình xử lý cần khai thác triệt để tính hữu ích của chất thải. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải… là để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn phục vụ cuộc sống con người, góp phần làm giảm khối lượng chất thải, giảm chi phí xử lý. Đây là những yếu tố cần thiết trước khi đi đến một quyết định chọn công nghệ xử lý phù hợp.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ...4

1.1. Khái niệm, phân loại chất thải rắn (CTR) ...4

1.1.1. Khái niệm CTR ... 4

1.1.2. Phân loại CTR ... 4

1.1.3. Tác hại của CTR ... 5

1.2. Quản lý CTR ...7

1.2.1. Hệ thống thu gom ... 7

1.2.1.2. Các loại dịch vụ thu gom CTR ... 7

1.2.2. Hệ thống vận chuyển ... 9

1.2.2.1. Hệ thống trung chuyển ... 9

1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển ... 10

1.2.3. Xử lý CTR ... 10

1.2.3.1. Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học ... 10

1.2.3.2. Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp:... 11

1.2.3.3. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost ... 12

1.2.3.4. Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt ... 13

1.3. Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số nước trên thế giới ... 16

1.3.1. Tình hình chung trên thế giới ... 16

1.3.1.1. Phát sinh CTR ở Châu Á ... 18

1.3.1.2. Thành phần CTR đô thị ... 19

1.3.1.3. Tiêu hủy chất thải ... 20

1.3.2.1. Singapo ... 20

1.3.2.2. Thái Lan ... 21

1.3.2.3. Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón ở một số nước ... 22

1.4. Kinh nghiệm quản lý CTR ở Việt Nam: ... 25

1.4.1. Thu gom, vận chuyển ... 25

1.4.2.1. Một số công nghệ xử lý chất thải được sử dụngở Việt Nam ... 27

1.4.2.2. Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải xử dụng ở Việt Nam: .. 27

CHƯƠNG II:HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 29

2.1. Tổng quan về quận Hoàng Mai ... 29

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 29

2.1.2. Tình hình kinh tế ... 31

2.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội ... 32

2.2. Hiện trạng môi trường quận Hoàng Mai ... 33

2.2.1. Môi trường đất... 33

2.2.2. Môi trường nước... 33

2.2.3. Môi trường không khí ... 34

2.2.4. Rác thải ... 35

2.3. Hiện trạng quản lý CTR ở quận Hoàng Mai ... 36

2.3.1. Thu gom, vận chuyển ... 36

2.3.1.1. Quy trình công nghệ xúc rác tại các bể rác, xúc rác vào các thùng chứa ... 37

2.3.1.2. Quy trình công nghệ vận hành hệ thống chuyên dụng thu gom rác lên ô tô ... 37

2.3.1.3. Khối lượng CTR thu gom, vận chuyển trên địa bàn quận Hoàng Mai 38 2.3.1.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường do Đội VSMT Hoàng Mai phụ trách ... 39

2.3.2. Xử lý ... 40

2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai ... 40

CHƯƠNG III:CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI ... 43

3.1. Biện pháp kỹ thuật... 43

3.1.1. Khu chôn lấp hợp vệ sinh ... 43

3.1.2. Chế biến phân vi sinh (compost) ... 47

3.1.3. Xử lý chất thải có ứng dụng EM ... 49

3.2. Các biện pháp về mặt kinh tế, tài chính ... 50

3.2.1. Thu phí vệ sinh và hợp đồng dịch vụ VSMT ... 50

3.2.2. Trang bị cơ sở vật chất ... 51

3.3. Nâng cao chất lượng các phương pháp thủ công ... 51

3.3.1. Khâu thu gom rác thủ công ... 51

3.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải phế thải xây dựng (PTXD) ... 52

3.3.3. Phân loại rác tại nguồn ... 53

3.4. Các biện pháp về mặt quản lý và chính sách ... 55

3.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách ... 55

3.4.2. Công tác kiểm tra, giám sát ... 56

3.4.3. Về quản lý ... 57

3.4.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng ... 58

3.4.5. Biện pháp tuyên truyền vận động kiểm tra xử lý ... 59

3.5. Một số khó khăn vướng mắc và kiến nghị đề xuất ... 59

Danh mục bảng biểu, sơ đồ Danh mục sơ đồ

Hình 1: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp ... 13

Hình 2: Hệ thống thiêu đốt chất thải... 14

Hình 3: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện ... 15

Hình 4: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex ... 16

Hình 5: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc ... 23

Hình 6: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt củaCHLB Đức ... 24

Hình 8: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội ... 48

Danh mục bảng Bảng 1 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn)... 17

Bảng 2:Tiêu chí lựa chọn vị trí khu chôn lấp CTR theo Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ... 45

Bảng 3:Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp ... 45

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội pdf (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)