Quy trình công nghệ xúc rác tại các bể rác, xúc rác vào các thùng chứa

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội pdf (Trang 37 - 67)

 Xúc rác ở các bể rác:

Tại các bể rác công cộng việc nạp rác vào bể do nhân dân tự đổ vào và do công nhân các xí nghiệp chuyển đền bằng xe gom rác. Công nhân thu gom phải đổ rác và xúc rác vào bể gọn gang, không vương vãi ra ngoài.

- Các xe chuyên dung vận chuyển rác thu ở các bể rác phải đúng đỗ quy định đảm bảo an toàn giao thông và thuận lợi cho công nhân xúc rác lên xe.

- Dùng cào đất rác thành từng lớp mỏng ra phía cửa bể.

- Dùng xẻng xúc lên ô tô và lặp lại động tác này cho đến khi trong bể hết rác

- Công nhân xúc rác lên xe ô tô làm đâu gọn đó, sau khi xúc xong phải vệ sinh trong và ngoài bể không để rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường. - Rác lên xe phải được san đều, lèn chặt trong thùng xe và phủ bạt trước khi

chuyển bánh.

 Xúc rác vào thùng chứa rác:

- Thùng rời được nạp rác do dân trực tiếp đổ vào và do công nhân thu gom mang đến

- Xe gom rác được đổ rác xuống cạnh thùng rời và xúc rác vào thùng chứa rác

- Việc xúc rác vào thùng rời phải được thực hiện ngay sau khi xe gom đổ xuống. Xúc hết rác và quét gọn xung quanh thùng rời, làm vệ sinh nơi vừa đổ rác xuống trước khi đẩy xe gom rác tiếp

2.3.1.2. Quy trình công nghệ vận hành hệ thống chuyên dụng thu gom rác lên ô tô

Hiện nay công ty môi trường quận Hoàng Mai đang sử dụng các loại xe:

- Xe cuốn ép Nissan thu gom, vận chuyển rác đường phố

- Xe KO 413, container các loại thu gom, vận chuyển rác tại các điểm chứa quy định.

2.3.1.3. Khối lượng CTR thu gom, vận chuyển trên địa bàn quận Hoàng Mai

 Khối lượng vận chuyển rác năm 2008 là 98728,347 tấn, Vận chuyển đất là 11392,26 m3. Nhìn chung quận đã hoàn thành thu gom và vận chuyển được số rác thải trên địa bàn quận. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở thu gom chứ chưa có công tác phân loại.

 Thời gian thu gom 16h30 đến 24h

 Hình thức thu gom, vận chuyển. Việc thu gom được thực hiện chủ yếu bằng 5 phương pháp:

- Thu tại các bể chứa cố định sau đó ô tô tới xúc và vận chuyển đi

- Thu bằng các thùng rác container đặt tương đối cố định ở các điểm dân cư, rồi dùng xe chuyên dùng chở đi

- Thu bằng xe đẩy tay gõ kẻng XG-02 rồi đưa lên xe chuyên dùng lớn để chở về bãi chôn lấp chất thải

- Thu bằng xe ô tô cơ giới chuyên dùng như MT-R92A, MT-92Z…, rồi chuyển thẳng về bãi chôn lấp chất thải để xử lý.

- Thu bằng các xe ô tô chở chất thải có nắp đậy kết hợp với lao động xúc thủ công ở các điểm chất thải thông lệ nơi mà cư dân thường đổ, sau đó chở về nơi xử lý.

Chất thải rắn ở các đô thị sau khi thu gom, cách xử lý chủ yếu là mang đi chôn

lấp. Trong ảnh: Thu gom rác thải tại quận Hoàng Mai – Hà Nội. Ảnh: Vũ

Quang Thái

2.3.1.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường do Đội VSMT

Hoàng Mai phụ trách

Về công tác duy trì VSMT:Năm 2008, Công ty CPDV môi trường Thăng

Long đã thực hiện tốt công tác đảm bảo VSMT trên địa bàn được giao quản lý (phường Hoàng Văn Thụ, Mai Động, Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai, Thịnh Liệt). Các hạng mục duy trì VSMT được thực hiện đủ khối lượng, đúng quy trình công nghệ và được UBND các phường, Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐT và các phòng ban chức năng của quận nghiệm thu về khối lượng, chất lượng. Tỷ lệ thu gom rác nhà dân đạt 80% khối lượng rác phát

sinh hàng ngày và 100% rác sinh hoạt thu gom trong ngày được vận chuyển

đến bãi xử lý của Thành phố.

Về công tác thu phí vệ sinh:

- Tỷ lệ thu phí nhà dân bình quân trên địa bàn 6 phường gói thầu 1 quận Quận Hoàng Mai ước đạt 76,54% theo kế hoạch của Công ty.

- Công tác quản lý thu phí: Thực hiện quản lý thu phí vệ sinh theo đúng các quy định hiện hành (thu phí bằng vé phí của cơ quan tài chính, có sổ bộ thu phí từng phường).

2.3.2. Xử lý

Do mới thành lập nên quận Hoàng Mai chưa có khu xử lý CTR mà tất cả CTR được thu gom, sau đó được tập kết rồi chuyển lên xe đưa về các bãi chôn lấp. Tuy nhiên trên địa bàn quận Hoàng Mai có bãi Yên Sở, cùng với bãi Vân Nội huyện Đông Anh đang được xem là nơi để cho các công trình xây dựng quy mô lớn trông chờ vào.

Theo báo cáo của Thanh tra GTCC Hà Nội thì trung bình mỗi đêm 2 bãi tập kết phế thải nói trên tiếp nhận khoảng 1.000 xe tải phế thải các loại. Bãi Yên Sở rộng 20 ha được Sở GTCC Hà Nội giao cho Cty Tiến Thịnh đảm nhận quản lý và thu phí đối với các chủ phương tiện đổ phế thải.

“Như vậy, ít nhất tiết kiệm cho thành phố khoảng 1,8 tỷ đồng tiền san lấp mỗi năm” - ông Thạch Như Sĩ, Chánh TTGTCC Hà Nội báo cáo với Bí thư Thành ủy. Tương tự, bãi Thanh Trì hiện do đơn vị tư nhân đứng ra tổ chức quản lý thu phí và có sự giám sát của Sở GTCC nên đảm bảo trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trường và thành phố không hề phải chi một đồng nào cho công tác này.

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đánh giá cao sự nỗ lực của Sở GTCC và CATP trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố và đặc biệt là xử lý kiên quyết các đơn vị cá nhân vi phạm nghiêm trọng.

Hơn nữa, cách tổ chức quản lý hoạt động này hiện mang lại hiệu quả cao nhìn từ góc độ đảm bảo vệ sinh và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của Sở GTCC, sau gần 2 tháng mở cuộc chiến chống phế thải tặc, tình hình đổ bậy phế thải tại các quận nội thành đã giảm trên 90%.

2.4. ánh giá hi n tr ng qu n lý CTR trên đ a b n qu n

Hoàng Mai

Hiện nay quận Hoàng Mai còn tồn tại một số vấn đề:

- Quận vẫn chưa có địa điểm tập kết xe rác riêng, các xe đẩy tay sau khi kết thúc công việc được tạp kết trên vỉa hè gần Cầu Voi rất gây mất thẩm mĩ.

- Ý thức của người dân trong công tác đảm bảo VSMT chưa cao, trên đường phố vẫn còn các chân điểm rác do người dân bỏ ra không đúng giờ thu gom gây mất vệ sinh cục bộ tại các khu vực xung quan chân điểm rác.

- Một số các điểm cẩu, điểm tập kết xe gom bố trí chưa được hợp lý gây ảnh hưởng tới giao thông, mỹ quan đô thị.

- Các nhà hàng các quán ăn không có dụng cụ thu chứa rác như thùng rác, túi linông. Các chợ đóng trên địa bàn quận (chợ rau, chợ hoa) xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định.

- Giờ thu gom rác nhà dân chưa phù hợp với sinh hoạt ở một số khu dân cư. - Tình trạng đổ bậy PTXD còn diễn ra ở nhiều nơi gây bụi bẩn và ảnh hưởng

tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Các giải pháp xử lý nhằm giảm bụi trên địa bàn quận theo quyết định 02 như: Quản lý PTXD tại nguồn, che chắn bụi các công trình xây dựng, rửa xe ra vào công trường xây dựng, ngăn chặn xe chở VLXD làm rơi vãi ra đường phố chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

- Công tác kiểm tra xử lý những vi phạm về phí vệ sinh, vệ sinh môi trường của người dân, cơ quan, xí nghiệp công trường, các hộ kinh doanh VLXD vi phạm làm bụi bẩn trên địa bàn quận chưa được quan tâm xử lý thường xuyên. - Công tác tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, xả vứt

rác đúng giờ, đúng nơi quy định chưa thường xuyên và đồng bộ.

- Cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp. Và người nông dân đang phải đối mặt với mối lo rác thải nguy hại xâm lấn đồng ruộng...

- Những loại rác thải có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe là chai lọ thủy tinh đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bơm kim tiêm chích ma túy. Khi lực lượng chức năng ở các khu vực nội thành “mạnh tay”, những đối tượng tiêm chích ma túy dạt về ngoại thành và mang theo mối nguy hiểm chứa trong những dụng cụ tiêm chích vứt bừa bãi ở các khu vực vắng người.

- Ông Nguyễn Quốc Quyết, Chủ tịch UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai cho biết: Năm 2004 Đại Kim chuyển lên phường trong khi vẫn còn khoảng 60ha đất nông nghiệp. Trên địa bàn phường có nhiều khu vực nghĩa trang, đền miếu vắng người qua lại, giáp ranh với các phường nội thành khác, thuận tiện cho các đối tượng nghiện ma túy “dạt” về tiêm chích. Ngoài việc phát hiện đưa các đối tượng nghiện trên địa bàn đến trung tâm cai nghiện, chính quyền phường thường xuyên đôn đốc lực lượng công an và tổ chức đoàn thể thu gom các loại rác thải độc hại, trong đó có bơm, kim tiêm mà các đối tượng sau khi sử dụng vứt bừa bãi tại các khu vực công cộng...

- Bên cạnh đó, mối nguy hại của rác phải kể đến nguyên nhân từ thói quen canh tác, sản xuất và xả rác bừa bãi của người nông dân. Để tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu tối đa ngày công chăm sóc... nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không qua kiểm dịch đã được sử dụng tràn lan. Hậu quả nguy hại để lại trên các sản phẩm nông nghiệp còn khó đong đếm nhưng “nhãn tiền” là một khối lượng lớn vỏ thủy tinh còn chứa chất gây hại đến sức khỏe vứt tràn lan ở bờ ruộng, bờ mương, sông ngòi, ngấm vào nguồn nước ngầm đến giếng khoan của mỗi gia đình trong khi mạng lưới nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chưa phủ khắp. Và khi những thứ chai lọ này bị vỡ, bất kỳ người nào cũng có thể xéo phải, rất nguy hiểm. Bây giờ khi đi làm đồng, hầu hết bà con nông dân đều trang bị ủng cao su, găng tay để phòng những mảnh thủy tinh vỡ hay kim tiêm, nhưng ai cũng biết đây chưa phải là biện pháp an toàn.

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ

NỘI

3.1. Bi n pháp k thu t

Thiết kế và vận hành có hiệu quả hệ thống phân loại và thu gom CTR theo thành phần (từ các hộ gia đình, bệnh viện, cơ sở sản xuất,…), thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại.

Tăng cường năng lực của hệ thống (tối ưu hóa hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển dựa trên điều kiện cụ thể từng địa phương, tăng cường vai trò tham gia của hệ thống phương tiện cơ giới).

Đảm bảo antoàn kỹ thuật và hiệu quả vận hành của các cơ sở xử lý CTR.

3.1.1. Khu chôn lấp hợp vệ sinh

Hiện nay quận Hoàng Mai nên xây dựng một bãi chôn lấp để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Bãi chôn lấp CTR (landfills) là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, lựa chon, thiết kế, xây dựng để thải bỏ CTR.

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill): Trước đây, những bãi chôn lấp có che phủ chất thải vào cuối mỗi ngày vạn hành được xem là “bãi chôn lấp hợp vệ sinh”.

Hiện nay, bãi chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là bãi chôn lấp CTR được thiết kế và vận hành sao cho các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường được giảm đến mức thấp nhất.

Bãi chôn lấp gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trội khác như trạm xử lý nước khí thải, cung cấp điện nước và văn phòng điều hành.

Một số yêu cầu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp:

 Địa điểm bãi chôn lấp phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 Địa điểm bãi chôn lấp phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn về vị trí, khoảng cách, tránh tình trạng bãi chôn lấp nằm trong phạm vi trung tâm, có nhiều người sinh sống.

 Sau khi địa điểm bãi chôn lấp được xác định, người dân phải có trách nhiệm thực hiện việc di dời để dành đất cho công trình và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhởngười dân thực hiện.Nếu người dân không nghe có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế.

 Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp.

- Các yếu tố tự nhiên – kỹ thuật như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, địa chất thủy văn, địa chất công trình, yếu tố tài nguyên khoáng sản, cảnh quan sinh thái…

- Các yếu tố kinh tế - xã hội như: Sự phân bố dân cư của khu vực, hiện trạng kinh tế và khả năng tăng trưởng kinh tế của khu vực, hệ thống quản lý hành chính địa phương, khoảng cách an toàn, an ninh và quốc phòng…

- Các yếu tố vềcơ sở hạ tầng như: Giao thông và các dịch vụ khác, hiện trạng sử dụng đất, phân bốcác cơ sở sản xuất công nghiệp khai khoáng hiện tại và tương lai, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới điện…

Bảng 2:Tiêu chí lựa chọn vị trí khu chôn lấp CTR theo Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

STT Các chỉ tiêu chung cần đánh giá Tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu(%)

1 Tổn hại cho môi trường 30

2 Tổn hại về sức khỏe công đồng 35

3 Chi phi xây dựng và vận hành 10

4 Tổn hại giá trị thẩm mĩ 10

5 Kỹ thuật xây dựng 5

6 Nhu cầu đất đai 5

7 Thu hồi tài nguyên 5

Nguồn: Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Việc lựa chọn vị trí khu chôn lấp chất thải rắn còn cần đáp ứng khoảng cách ly an toàn được quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001

Bảng 3:Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp theo TCXDVN 261:2001 Đối tượng cần cách ly Đặc điểm và quy mô các công trình Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m) Bãi chôn lấp nhỏ và vừa Bãi chôn lấp lớn Bãi chôn lấp rất lớn Đô thị Các thành phố, thị xã >=3000 >=5000 >=15000

công nghiệp, hải cảng lớn Thị trấn,thị tứ, cụm dân cư ở đồng bằng và trung du >=15 hộ

Cuối hường gió chính Các hường khác >=1000 >=3000 >=1000 >=3000 >=1000 >=3000

Cụm dân cư miền núi >= 15 hộ,cùng khe núi (có dòng chảy xuống) >=3000 >=5000 >=5000 Công trình khai thác nước ngầm CS < 1000m3/ng CS từ 100 – 1000 m3/ng CS >= 1000m3/ng >=50 >=100 >=500 >=100 >=500 >=1000 >=500 >=1000 >=5000 Khoảng cách từ

đường giao thông tới bãi chôn lấp

Quốc lộ, tỉnh lộ >=100 >=300 >=500

Nguồn: Tiêu chuẩn TCXDVN 2001

Chú thích:CS: công suất; khoảng cách trong bảng trên được tính từ vành đai công trình đến hàng rào bãi chôn lấp.

Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cũng gặp phải một số khó khăn như: - Diện tích quận Hoàng Mai không đủ rộng để xây dựng một bãi chôn lấp

quy mô lớn, cách xa khu dân cư.

- Việc xây bãi chôn lấp CTR thường gặp các ý kiến phản ứng từ cộng đồng do tâm lý sợ ô nhiễm môi trường. Hình ảnh ô nhiễm môi trường của một số bãi chôn lấp CTR hiện nay trong một sốđô thịđã gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng khi người dân thấy phải sống gần khu vực sẽ là bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội pdf (Trang 37 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)