.Nón lưỡi trai (nón kết) sáu múi

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế phụ kiện thời trang (Ngành May thời trang) (Trang 59)

- Mơ tả mẫu: Nón kết thường được may bằng vải dày (kaki hoặc jeans). Nón có sáu múi liền từ đỉnh nón xuống thân nón, vành nón là một lưỡi trai hay cịn gọi là kết nón nằm ở phía trước và chỉ rộng khoảng chiều ngang của hai múi nón. Nón khơng có lớp lót mà chỉ may dây rẽ đường may.

Hình 4.6: Nón lưỡi trai 8 múi

(nguồn: https://www.google.com/) - Thiết kế rập

Chương 4: Thiết kế nón (Hats design) BM31/QT02/NCKH&HTQT

Múi nón Múi nón có khóa sau

Vành nón (kết nón) kiểu 1 Vành nón (kết nón) kiểu 2

- Cách cắt

Múi nón x 4

Múi nón có phía sau x 2 Kết nón x2

Chương 4: Thiết kế nón (Hats design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Chừa đều 0,7 cm đường may

4 dây may rẽ ngắn (20x2)cm, vải canh xéo 1 dây may rẽ dài (40x2)cm, vải canh xéo 1 dây đai nón = (vịng đầu x3)cm

- Quy trình may Ráp múi

May rẽ múi

May lưỡi trai: may lộn kết vải, vừa lộn vừa lồng miếng nhựa lưỡi trai vào giữa Khóa kết: may dằn để cố định miếng kết nhựa

May khóa cài May đai nón

Ráp chóp nón vào lưỡi trai (chóp +lưỡi trai + đai nón) Đóng nút, cắt chỉ hồn tất.

- Yêu cầu kỹ thuật

Đỉnh nón và thân nón khi ráp phải trịn, khơng nhọn Thân nón vừa với vành nón

Các đường may êm, đều

4.4. Câu hỏi, bài tập chương 4: Sinh viên chọn 1 yêu cầu để thực hiện

Câu hỏi:

1. Trình bày cấu tạo của nón?

2. Trình bày các loại nón? Sưu tầm hình ảnh cho từng loại nón? Bài tập:

3. Thiết kế và may hồn thành chiếc nón chóp trịn với vịng đầu 57cm? 4. Thiết kế và may hồn thành chiếc nón 6 múi vịng đầu 57cm?

5. Thiết kế và may hoàn thành chiếc nón 8 múi vịng đầu 57cm? 6. Thiết kế và may hồn thành chiếc nón kết 6 múi vịng đầu 57cm?

Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT

CHƯƠNG5: THIẾT KẾ TRANG SỨC (JEWELLERY DESIGN) Gii thiu:

Bài thiết kế trang sức cung cấp kiến thức về quá trình phát triển của trang sức và phân loại được trang sức cao cấp và trang sức thời trang, đồng thời hướng dẫn cách làm một số trang sức handmade để phù hợp cho bộ trang phục.

Mc tiêu:

- Trình bày được kiến thức cơ bản về lịch sử trang sức, ảnh hưởng của trang sức đến các giai đoạn lịch sử của xã hội

- Trình bày được cơ sở thiết kế, nguyên tắc vẽ thiết kế trang sức, lựa chọn nguyên phụ liệu phù hợp để may trang sức

- Mơ tả được qui trình cơng nghệ thiết kế trang sức

- Thực hiện hoàn chỉnh các sản phẩm trang sức theo quy trình cơng nghệ và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

Nội dung chính: 5.1. Tổng quan về trang sức

5.1.1.Khái niệm

Trang sức (hay còn gọi là nữ trang) là những đồ dùng trang trí cá nhân giúp người đeo chúng làm đẹp và sang trọng hơn ví dụ như: vòng cổ, nhẫn, vòng đeo tay, khuyên tai, lắc và thường được làm từ các kim loại quý như vàng, bạc và đá quý hoặc các chất liệu khác. Khi trang sức không chỉ đơn thuần là phụ kiện mà cịn là biểu trưng cho tính nghệ thuật, sự xa xỉ và tinh tế của người sở hữu, các nhà chế tác cho ra đời dòng trang sức cao cấp. Điểm khác biệt lớn nhất giữa trang sức cao cấp và các loại trang sức thơng thường khác chính là chất liệu.

Lịch sử trang sức

Trong suốt lịch sử nhân loại, không kể tôn giáo chủng tộc hay văn hóa, trang sức đã tồn tại như một phần thiết yếu để bộc lộ cảm xúc, sự giàu có và địa vị xã hội.

Mặc dù nguyên liệu và kĩ thuật dùng trong sản xuất đồ trang sức đã tiến hóa biến đổi theo nhiều cách khác nhau, chúng vẫn có nhiều nét tương đồng với những hình thức đầu tiên của trang sức được đeo từ khoảng 90,000 năm về trước. Trong thời kì này, những chuỗi vòng cổ được làm từ vỏ sò được xâu lại với nhau bằng một sợi dây bện dường như là quyến rũ nhất. Những chiếc vịng cổ có cách làm tương tự vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong khi khuyên tai lủng lẳng và nhẫn đính ước đang thống trị thời trang trang sức ngày nay, những chiếc vòng cổ đầu tiên từ năm 4700 TCN trong thời vua Zer được làm bằng vàng với kiểu dáng cũ vẫn tồn tại rộng rãi ngày nay.

Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Sự phát triển trong chức năng của trang sức

Chức năng của trang sức đã được phát triển và đa dạng hóa theo thời gian từ một hình thức của tiền cho đến một phụ kiện thời trang và một hình thức của nghệ thuật. Rất nhiều nền văn hóa đã dùng đồ trang sức như một hình thức tiền tệ và vẫn tiếp tục như thế đến ngày nay. Các món trang sức trong hồng tộc được dùng để bảo đảm sự giàu có cho khu vực và rất nhiều kim loại quý và đá quý của chúng ta được xếp hạng ngang hàng với những món đồ đắt tiền nhất của chúng ta. Chỉ cần đá quý được dùng để làm trang sức, ngay lập tức nó tồn tại như một dấu hiệu của sự giàu có. Nhiều dạng của đồ trang sức cũng bắt nguồn từ chức năng của chúng, chân, khóa và những chiếc trâm cài ban đầu được tạo ra để phục vụ cho một chức năng cụ thể nào đó sau đó phát triển thêm vào nhiều mẫu trang trí và cuối cùng được xem là đồ trang trí và trang sức. Trang sức cũng đóng một vai trị rất quan trọng trong tơn giáo để thể hiện là thành viên và địa vị trong tôn giáo cũng như các tổ chức xã hội.

Trang sức thời Ai Cập

Thời kì trang sức của người Ai Cập được xem như là thời kì bình minh của các dạng trang sức trong thời hiện đại. Chính trong thời gian này ngành chế tạo trang sức trở nên chuyên nghiệp và có kĩ thuật và kĩ năng để tạo ra một khối lượng lớn về kiểu dáng và hoa văn cho trang sức. Thợ chế tạo trang sức bắt đầu sử dụng những kĩ năng về nghệ thuật và ngày càng đa dạng hóa nguyên liệu. Khi các kĩ năng về nghệ thuật trở nên có giá trị, mục đích cơ bản của trang sức là đóng vai trị như một là bùa hoặc tấm bùa hộ mệnh. Đá quý và kim loại màu có vị trí quan trọng hơn các loại ngun liêu khác. Vàng cũng được sử dụng rộng rãi nhưng chủ yếu là vì nó dễ kiểm tra chất lượng và dễ chế tác. Rất nhiều loại đá quý đắt tiền được xem như báu vật ngày nay lại rất hiếm được sử dụng thời đó bởi chúng khơng thể hiện màu sắc hay tính biểu tượng nhiều như các loại đá quý khác. Theo niềm tin của người Ai Cập thì mọi viên đá quý đều mang một sức mạnh thần và sức mạnh đó sẽ được truyền sang cho người sở hữu mang nó như một món trang sức. Những biểu tượng như con bọ cạp đáng sợ của người Ai Cập cũng định hình cho một phần quan trọng của đồ trang sức và được tin là mang đến một sức mạnh nào đó.

Trang sức thời La Mã

Đồ trang sức La Mã cổ xưa lúc đầu là biểu tượng của uy thế chỉ dành cho tầng lớp xã hội cao nhất. Nhưng khi thương mại và của cải của đế chế phát triển, đồ trang sức trở nên phổ cập cho mọi tầng lớp dân chúng. Người La Mã làm đồ trang sức theo phong cách của những nền văn hóa trước và thêm vào chủ đề riêng của họ. Đế đánh dấu một thời đại hịang kim, đồ trang sức có kích thước lớn hơn và phô trương hơn. Họ bắt đầu dùng nhiều đá màu hơn các nền văn hóa trước, bao gồm hồng ngọc (topaz), lục

Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Trang sức thời trung cổ

Trở về với giản đơn, sau sự sụp đổ của triều đại La Mã, kiểu dáng của đồ trang sức đã chuyển từ sự miêu tả chi ly những hình tượng thần thọai và hình ảnh anh hùng thành những vật dụng đơn thuần để trang trí. Kiểu dáng ở thời kỳ này đơn giản hơn nhiều so với những nền văn hóa trước đó. Dây chuyền được ưa chuộng và đồ trang sức được dùng để trang điểm tóc tai và quần áo.

Trang sức thời kỳ Phục Hưng

Thường được biết đến nhưng là “thời đại hoàng kim”, trong thời kỳ Phục Hưng đá quý đã bắt đầu tiếp nhận một mục đích mới. trước đó trang sức chủ yếu được sử dụng như một biểu tượng cho sự giàu có, và hình thành một phần khơng thể thiếu trong việc biểu lộ niềm tin tôn giáo. Trong thời kỳ Phục Hưng, vai trò của trang sức bắt đầu được phân ra. Trang sức ngày càng phục vụ vai trò trang sức cho cơ thể, chúng được tạo ra chủ yếu nhằm mục đích cải thiện hình ảnh và vẻ đẹp của cá nhân. Trong khi trang sức vốn dĩ được xem là dấu hiệu của sự giàu có, bây giờ nhiều người bắt đầu thu thập chúng với mục đích bảo vệ sự giàu có của mình. Như là một dạng tiền tệ chúng rất dễ bảo vệ, dễ bán và có giá trị ở mọi nơi. Bởi vì được đề cập đến với vai trị làm trang sức để cải thiện vẻ đẹp của cơ thể, đá quý được định giá theo một số yếu tố như màu sắc, độ bóng và độ tỏa sáng thơng qua niềm tin về sức mạnh huyền bí của người thời trước. Lần đầu tiên trong lịch sử, kim cương được sử dụng phổ biến với nhiều phương pháp cắt xẻ và hình dáng được phát triển. Việc khám phá ra những miền đất mới đã dẫn tới làn sóng săn lùng đá quý và kim loại hiếm. Phần lớn những tác phẩm lộng lẫy mà chúng ta được chiêm ngưỡng ngày nay là các khoản hoa hồng của người trong hoàng tộc Anh và Pháp thời bấy giờ.

Từ thế kỷ XVII trở đi

Sự giàu có lên của đại đa số người dân cùng với thái độ xã hội tương đối thoải mái cũng đồng nghĩa với việc các mẫu vàng và bạc vốn dùng để thể hiện sự giàu có và quyền lực bây giờ cũng nằm trong khả năng chi trả của những người ở tầng lớp thấp. Kim cương vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến và các phương pháp cắt chúng cũng vậy. Chiến tranh lan rộng đã phá hủy rất nhiều mẫu trang sức quý từ “thời đại hoàng kim” và trước đó. Trong thời gian này việc khám phá ra những đất nước mới và sự lan tỏa của các phương tiện thông tin giá rẻ đã đưa đến cho con người một hệ động vật và thực vất đầy mê hoặc mà trước đây không ai tưởng tượng được. Trang sức bắt đầu được thiết kế với hình dáng của thực vật và động vật với màu sắc sinh động của các loại kim loại và đá quý. Xu hướng này tiếp tục cho đến nửa đầu thế kỷ XX và phát triển các kỹ thuật sản xuất bao gồm các sáng phức tạp trên thủy tinh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã giới thiệu những thay đổi chưa từng có trên thế giới và thời trang đồ trang sức cùng các xu thế cũng thay đổi nhanh hơn trước đó. Những đồ trang sức thủ cơng từ thời nghệ thuật

Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Nouveau, thời Edward, nghệ thuật Deco và thời Retro đặc biệt vẫn rất được ưa chuộng trong thời gian này.

Ngày nay và sau này

Ngày nay trang sức tiếp tục được xem như là một dạng thể hiện nghệ thuật và như một công cụ và nguyên liệu sản xuất cũng ngày càng tăng về độ đa dạng và khả năng chi trả. Xu thế này vẫn tiếp tục gia tăng bởi vì trên thực tế các kim loại quý và đá q khơng cịn được sử dụng như một dấu hiệu của sự giàu có và địa vị xã hội. Sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật cũng đồng nghĩa rằng đồ trang sức được làm từ các nguồn tài nguyên có sẵn và giá cả phải chăng cũng như các nguyên liêu tổng hợp cũng có thể đẹp sánh ngang với những đá quý và kim loại quý đắt tiền nhất. Những thực tế này đã đóng góp đáng kể cho việc thiết kế, sáng tạo và biểu thị nghệ thuật thông qua các biểu tượng và địa vị xã hội. Khi các rào cản về văn hóa đã được gỡ bỏ và những ảnh hưởng của văn hóa được chia sẻ giữa các quốc gia nên sự đa dạng trong kiểu dáng của trang sức tăng lên. Những phong cách nổi bật trong mùa xn có thể thay đổi hồn tồn so với phong cách nổi bật của mùa thu. Hơn nữa sự gia tăng trong tỷ lệ thay đổi trang sức ngày nay có thể được chấp nhận như là một cách thể hiện của bản thân vì thế sự đa dạng trong kiểu dáng trang sức sẽ ngày càng gia tăng.

5.1.2. Phân loại

Trang sức cao cấp

Trang sức cao cấp từ xưa đến nay ln là một món đồ sang trọng, q giá khơng chỉ bởi giá trị vật chất của chúng mà cịn những món đồ này ln ẩn chứa những ý nghĩa vơ cùng sâu sắc.

Chất liệu của một món đồ trang sức

Ngày nay sự độc quyền của những món trang sức được làm từ bạc, vàng đã dần phai nhạt thay vào đó là sự lên ngơi của những món đồ được chế tác từ kim cương, đá quý. Những doanh nhân thành đạt, q cơ, q bà đã coi những món trang sức cao cấp này là vật bất ly thân của mình một phần để “tơ son điểm phấn” một phần là giúp họ thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng điều mà những món trang sức mang tính thương mại khơng thể mang đến được.

Và để đảm bảo giá trị của món trang sức cao cấp những vật liệu đều được chọn lọc rất kỹ lưỡng trước khi được sử dụng, những vật liệu trong trang sức cao cấp đều phải có màu sắc, độ tinh khiết và nét cắt hồn hảo phải thể hiện được sự tinh tế, uyển chuyển trong mọi đường nét gia cơng. Đồng thời chúng cịn phải đảm bảo sự nguyên chất, độ sáng cũng như màu sắc để có thể tạo thành một sản phẩm hoàn mỹ.

Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Mức độ quý hiếm và kích thước của những chất liệu đá quý cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của món trang sức. Bản thân những viên kim cương hoặc đá quý có màu sắc đặc biệt hiếm gặp thường có giá trị rất cao, vì vậy khi được làm thành một món trang sức, chắc chắn món trang sức đó cũng sẽ rất q giá mà khơng phải ai cũng có thể sở hữu.

Dấu xác nhận tiêu chuẩn thương hiệu

Một trong những yếu tố để xác định trang sức cao cấp là dấu xác nhận tiêu chuẩn thương hiệu. Mà trong đó phải kể đến tiêu chuẩn Hallmark – dấu xác nhận tiêu chuẩn chất lượng. Đây chẳng khác gì một lời cam kết,đảm bảo sự qúy giá tuyệt đối của những món đồ trang sức đồng thời nó cịn là một thước đo chuẩn mực nhằm xác định xem món trang sức cao cấp bạn sở hữu thuộc phân khúc nào, ai là người chế tác, được sản xuất ra sao từ chất liệu gì,...Bạn sẽ khơng cần phải bàn cãi khi trong tay mình đã sở hữu những món đồ trang sức từ các thương hiệu lừng danh trên thế giới như: Harry Winston, Cartier,...vì đây tồn là những thương hiệu sở hữu cho mình những sản phẩm “huyền thoại” quý phái bậc nhất.

Hình 5.1: Trang sức cao cấp

(nguồn: https://www.pinterest.com/pin)

Trang sức thời trang

Nếu như trang sức cao cấp là một khoản đầu tư vượt thời gian, trang sức thời trang lại bảo đảm được tính “mốt”. Điều này hiển hiện ngay từ cái tên. Đây là món phụ kiện bạn có thể thay đổi trong thời gian ngắn, tránh cảm giác nhàm chán. Đi du lịch, xuống phố dạo chơi hay tham gia các cuộc họp quan trọng có thể sử dụng nhiều món trang sức cho nhiều dịp khác nhau.

Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT

Hình 5.2: Trang sức thời trang (hanmade)

(nguồn: https://www.pinterest.com/pin) 5.1.3. Nguyên phụ liệu

Với chương trình mơn học này, bài thiết kế trang sức cung cấp cho học sinh sinh viên kiến thức cũng như cách tạo ra những trang sức thời trang đơn giản, trong chương trình, tác giả hạn chế tối đa việc sử dụng trang thiết bị và nguyên liệu cao cấp, nếu có

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế phụ kiện thời trang (Ngành May thời trang) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)