Các tác động của chính sách thuế thu nhập cổ tức tiền mặt:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức ở các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

Chuơng 2 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.2 Các tác động của chính sách thuế thu nhập cổ tức tiền mặt:

Trước năm 2009, thuế thu nhập cổ tức tiền mặt áp dụng theo hướng dẫn của Thông tư 81/2004/TT-BTC 13/08/2004 Hướng dẫn luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: “Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu

nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán.”

Như vậy, trong giai đoạn trước 2008, cổ tức tiền mặt không bị chịu áp lực của thuế thu nhập cá nhân. Những năm đầu (2006-2007), bình quân cổ tức/cổ phiếu khá thấp so với các năm trở về sau. Năm 2008, có sự tăng vọt của việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn 2006-2007, Việt Nam trở thành thanh viên thứ 150 của WTO, đồng nghĩa với việc nhiều cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp. Giai đoạn này, TTCK còn non trẻ của Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ nhất, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các công ty. Tuy giai đoạn này không đánh thuế TNCN lên cổ tức tiền mặt song cơ hội đầu tư là rất lớn nên chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được các nhà quản trị ưa chuộng hơn. Các cổ đông cũng đồng thuận với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Họ tin rằng việc giữ lại cổ tức để tái đầu tư sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu của họ trong tương lai. Trong giai đoạn ngắn này, TTCK đã chứng kiến sự tăng vọt của giá cổ phiếu bằng chứng là VN- Index tăng mạnh mẽ từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/03/2007. Mặt khác, với tình hình giá cả các mặt hàng như sắt thép, than, xăng dầu, nhân công... gia tăng, chi phí hoạt động sản xuất của các công ty chắc chắn cũng sẽ tăng theo tác động đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Việc áp dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí được các cơng ty đẩy mạnh thực hiện. Đây cũng là một yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường nên chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được sử dụng khá phổ biến.

Đến năm 2008 là một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt tăng lên đáng kể. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt có thể là một tín hiệu cho thấy, nhiều cơng ty khơng có các dự án đầu tư mở rộng. Thêm nữa, một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt cao là luật thuế thu nhập cá nhân mới của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2009 quy định thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với mức thuế suất là 5%:

“Điều 27. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn

Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%”.

Với tâm lý là cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị đánh thuế trong năm sau, các công ty cũng tranh thủ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo tính hấp dẫn cho cổ phiếu và gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nhất là sau khi các cổ đông chứng kiến thị trường “bong bóng” rớt điểm thảm hại.

Bước qua năm 2009, trong lộ trình tiến đến thực hiện việc địi hỏi quy mơ vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng của HOSE (hạn chót là 01/01/2009) và quyết định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của NHNN đối với các Ngân hàng thương mại từ ngày 31/12/2010 khiến các doanh nghiệp niêm yết phải tìm mọi cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, trước tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, nền kinh kế gặp rất nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán rớt điểm mạnh, tỷ suất tiền gửi ngân hàng tăng cao trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn lại còn gánh thêm 1 tỷ suất thuế thu nhập cổ tức tiền mặt, nhà đầu tư do dự trong việc đầu tư vốn vào TTCK. Để cứu vãn tình hình khó khăn trước mắt, khuyến khích các nhà đầu tư chứng khốn, Nhà nước đã kịp thời ban hành Thơng tư số 160/2009/TT-BTC hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân trong đó có thu nhập từ cổ tức tiền mặt:

“1. Đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân khơng cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); từ bản quyền; từ nhượng quyền thương mại.

Từ ngày 01/01/2010 cá nhân cư trú và cá nhân khơng cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); từ bản quyền; từ nhượng quyền thương mại nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.”

Đồng thời, hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2.1, Mục 2, Phần I, công văn số 451/TCT- TNCN ngày 08/02/2010 của Tổng cục thuế hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009 nêu rõ:

“- Đối với khoản thu nhập từ cổ tức của năm 2008 được chi trả trong năm 2009 thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN.

- Đối với khoản thu nhập từ cổ tức của năm 2009 được chi trả trước ngày 01/7/2010 thuộc thu nhập được miễn thuế khi quyết toán thuế TNCN năm 2009”

Tuy nhiên, trước những ưu đãi thuế của Nhà nước như thế, TTCK vẫn chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong dịng cổ tức tiền mặt chi trả cho cổ đơng là bởi những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc huy động thêm vốn thời gian này.

Năm 2010 đánh dấu sự gia tăng trở lại của dòng cổ tức tiền mặt. Sau khi bước qua một năm đầy khó khăn, các cơng ty dần ổn định, khối lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK gia tăng gần như gấp đôi năm 2009. Một phần do sự gia tăng các công ty niêm yết, một phần do các cơng ty có xu hướng thay đổi chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến khối lượng cổ phiếu niêm yết gia tăng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác động của chính sách miễn giảm thuế đánh trên thu nhập cổ tức 2009 chi trả trước ngày 01/07/2010 đã khiến các Cơng ty tranh thủ chi trả cổ tức bằng hình thức tiền mặt trong thời gian này.

Từ năm 2011 đến nay, chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đã sụt giảm. So với các doanh nghiệp công bố dùng tiền mặt mua cổ phiếu quỹ, số doanh nghiệp dùng tiền mặt để chi trả cổ tức gần đây chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 5%/số tiền cổ tức được nhận nên các nhà đầu tư (NĐT) kém hào hứng. Có thể nói, cổ tức là niềm hy vọng cuối cùng của nhiều NĐT sau một năm chứng khốn lình xình và đi xuống. Nhiều chun gia trong và ngoài nước cũng cho rằng, với mức giá cổ phiếu đã xuống thấp, phù hợp với đầu tư giá trị. Nếu thị trường có lình xình kéo dài thì cổ tức cũng hấp dẫn hơn lãi suất tiết kiệm. Nhưng với mức thuế TNCN 5% đã áp dụng trên cổ tức và lãi suất tiết kiệm đang ở mức còn cao như năm 2011 (14%/năm), có thể nói, cổ tức cịn thua lãi suất rất nhiều. Cụ thể, với mức cổ tức bằng tiền mặt hiện nay được nhiều doanh nghiệp chi trả phổ biến ở mức 10%-15%/năm tính trên mệnh giá. Tuy nhiên, khi mua cổ phiếu họ đã phải trả số tiền cao hơn mệnh giá. Như vậy tính ra NĐT cũng chỉ nhận tỷ lệ cổ tức/giá thị trường ở mức khoảng thấp hơn 15%/năm. Nếu giá cổ phiếu ở những doanh nghiệp càng cao thì tỷ lệ cổ tức/giá thị trường của cổ phiếu càng thấp, thấp hơn rất nhiều lãi suất tiền gửi ngân hàng. Hơn nữa, so với việc gửi tiền tiết kiệm thì NĐT cịn phải bỏ ra rất nhiều công sức trong công việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư, các phí giao dịch mua bán trên thị trường,... Như vậy, đầu tư vốn vào TTCK khơng cịn là kênh hấp dẫn với NĐT. Trong thời gian này, NĐT đã thờ ơ hơn với TTCK so với các năm 2006-2008.

Nhiều NĐT đã so sánh mức cổ tức nhận được với lãi suất ngân hàng nhưng lãi suất gửi tiết kiệm khơng phải chịu thuế TNCN. Chính điều đó đã khiến cho nhiều NĐT khơng cịn mặn mà đến việc nắm giữ cổ phiếu đến ngày nhận cổ tức. Ở một góc độ khác, nhiều NĐT cũng so sánh và cho rằng người nhận cổ tức bằng tiền mặt phải đóng thuế cịn bị thiệt thòi hơn việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Bởi NĐT nhận cổ tức bằng cổ phiếu hay nhận cổ phiếu thưởng thì khơng phải đóng bất kỳ khoản thuế TNCN nào (chỉ đóng thuế TNCN khi bán số cổ phiếu này đi như hoạt động mua bán bình thường trên thị trường). Nếu vẫn để tình trạng như hiện nay sẽ khuyến

khích các doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu để "lách thuế". Hệ quả của nó là tăng nguồn cung lên thị trường và đè nặng lên giá cổ phiếu.

Theo thống kê, thời điểm đầu năm 2011 chỉ khoảng 10 - 15% số doanh nghiệp niêm yết có khả năng thanh tốn 1 tỷ lệ cổ tức tiền mặt từ 5 - 10%. Tuy nhiên, hiệu quả từ việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá rõ ràng.

Việc có q ít doanh nghiệp niêm yết chi trả cổ tức, và mức chi trả thấp hơn mọi năm là do sự bất ổn vể kinh tế vĩ mô khiến lãi suất cao kéo chi phí tài chính tăng theo và tác động xấu đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Vì những vấn đề đã nêu trên, việc giải bài toán đánh thuế thu nhập cá nhân lên cổ tức tiền mặt là vơ cùng bức thiết. Trong tình hình đó, Nhà nước lại một lần nữa ban hành Nghị quyết số: 08/2011/QH13 ngày 06/08/2011 của Quốc Hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân có quy định:

“3. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khốn, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng.”

Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, vốn dành cho các dự án đầu tư khơng lớn, tình hình kinh doanh khơng sụt giảm nhiều, thậm chí vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Đến thời quý 3 năm 2011, gần 10 doanh nghiệp công bố thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 7 và tháng 8.

Dẫn đầu về tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là Công ty CP thủy sản Mê Kông (AAM). Theo kế hoạch, doanh nghiệp này sẽ chi trả cổ tức tiền mặt lên đến 18% (1.800 đồng/CP) trong tháng 8. Mới nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (STB) cơng bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt 15%. Theo đó, ngày giao dịch khơng

hưởng quyền là 10/8, ngày thực hiện chi trả là 30/8. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả ở mức 10%, như Công ty CP Tập đồn Thiên Long (TLG), Cơng ty CP Siêu Thanh (ST8), Cơng ty CP Khống sản Bình Định (BMC), Cơng ty CP Thương nghiệp Cà Mau (CMV). Với bối cảnh dòng tiền vào thị trường ngày càng sụt giảm thì số tiền mặt mà nhà đầu tư nhận được từ việc chi trả cổ tức đang trở thành mục tiêu gom hàng của nhà đầu tư. Điển hình là STB. Dù ngân hàng này đang gặp khó khăn với hàng loạt thơng tin nhà đầu tư lớn thối vốn nhưng mã STB vẫn khơng có dấu hiệu bị bán tháo. Các nhà đầu tư vẫn quyết định giữ lại số cổ phiếu nếu như DN đó vẫn duy trì chính sách cổ tức tiền mặt ổn định. Điều dễ nhận thấy là những cổ phiếu của các doanh nghiệp có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt thường khả quan hơn so với doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ. Thực tế, cổ phiếu của những doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng khơng thốt khỏi đà suy giảm của thị trường hiện nay, nhưng mức suy giảm thấp hơn nhiều nếu so với các doanh nghiệp công bố mua cổ phiếu quỹ. Thế nhưng, vẫn khơng ít doanh nghiệp thay vì dùng tiền mặt trả cổ tức lại “phung phí” tiền và việc mua cổ phiếu quỹ, với mục tiêu hỗ trợ nhà đầu tư hạn chế được đà giảm của cổ phiếu. Cổ đông nhận được cổ tức tiền mặt (dù ít hơn so với vốn đầu tư của họ) sẽ tái đầu tư ngay vào thị trường, bởi khoản đầu tư này có tỷ suất lợi nhuận rất cao nếu xét phương diện đầu tư dài hạn và biết chọn lọc đầu tư.

Bước sang năm 2012, DN và NĐT tiếp tục chờ đợi một chính sách mới ban hành về việc đánh thuế thu nhập cá nhân trong đó có vấn đề thu nhập từ đầu tư vốn cuối năm nay. Tuy nhiên, Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/06/2012 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân không ưu đãi cho thu nhập cổ tức như mong đợi:

“3. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở

bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Điều 22 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.”

Cho đến thời điểm hiện tại, cổ tức tiền mặt vẫn tiếp tục có xu hướng giảm xuống so với năm 2011 vừa qua.

Trên đây là những nhận định chung về tình hình thị trường và các biến động về chính sách cổ tức song song với các chính sách thuế của Nhà nước. Chính sách thuế thu nhập cổ tức thật sự đã tác động mạnh đến chính sách thuế thu nhập cổ tức tiền mặt của các DN như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi nghiên cứu qua mơ hình của George M.Jabbour và Yikang Liu để rút ra kết luận.

3.3) Ứng dụng mơ hình George M.Jabbour và Yikang Liu vào thực tiễn TTCK Việt Nam:

3.3.1 Dữ liệu chạy mơ hình:

- Xem dữ liệu ở Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4: dữ liệu về dòng tiền cổ tức hàng năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, cơ hội đầu tư của công ty và quy mô công ty.

- Theo kết quả thống kê và sau khi lọc dữ liệu từ cao xuống thấp của 3 đặc tính, ta thu được 12 nhóm:

+ Xem dữ liệu ở Phụ lục 5: Theo tiêu chí tăng trưởng lợi nhuận: thấp nhất, thấp, cao, cao nhất.

+ Xem dữ liệu ở Phụ lục 6: Theo tiêu chí triển vọng tăng trưởng: thấp nhất, thấp, cao, cao nhất.

+ Xem dữ liệu ở Phụ lục 7: Theo tiêu chí quy mơ của cơng ty: thấp nhất, thấp,

cao, cao nhất.

Tiêu chí phân nhóm cũng lấy theo tiêu chí phân nhóm của bài nghiên cứu gốc:

+ 72 công ty chọn làm mẫu được sắp xếp theo 3 đặc điểm lợi nhuận, cơ hội đầu tư và quy mô công ty theo thứ tự giảm dần.

+ Với mỗi đặc điểm, tổng mẫu sẽ được chia thành 4 nhóm với tỷ lện 25% cao nhất, 25% cao, 25% thấp, 25% thấp nhất.

+ Thời gian lấy dữ liệu của các Công ty niêm yết trên TTCK từ năm 2006 đến cuối năm 2011.

Với tiêu chí phân nhóm như vậy, tổng cộng có 12 nhóm cơng ty. Mỗi nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức ở các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)