Kế toán nâng cấp TSCĐ

Một phần của tài liệu luận văn kế toán tài sản cố định ở công ty tnhh may xuất khẩu việt hồng (Trang 46 - 50)

B ến Tre, ngày tháng năm

2.9. Kế toán nâng cấp TSCĐ

Đế nâng cao tính năng, tác dụng của TSCĐ cũng như kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ thì doanh nghiệp cần thực hiện việc nâng cấp TSCĐ. Chi phí nâng cấp TSCĐ được tính vào giá trị của tSCĐ( làm tăng nguyên giá)

Khi nâng cấp TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh để tổng hợp: Nợ TK 2412: xây dựng cơ bản

Có TK 334.338. 152,1…

Sau đó xây dựng việc nâng cấp hoàn thành, căn cứ vào chi phí thực tế được duyệt tính vào giá trị của TSCĐ để ghi tăng nguyên giácủa TSCĐ:

Nợ TK 211

Có TK 2412

Trong quý I doanh nghiệp không nâng cấp TSCĐ 2.10. Đánh giá lại TSCĐ:

2.10.1. Khái niệm:

Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ là khoản chênh lệch giữa giá gốc đã ghi trên sổ kế toán với giá trị được xác định lại của các tài khoản trong doanh nghiệp.

2.10.2. Các trường hợp đánh giá lại

Doanh nghịêp được thực hiện đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau: - Theo quyết định sở hữu

- Dùng tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty: cổ phần hoá, chuyển nhượng công ty, đa dạng hoá hình thức để đầu tư ra nước ngoài.

Căn cứ vào các chứng từ như: Quyết định đánh gía lại tài sản của Nhà nước, biên bản kiểm kê tài sản cần đánh giá lại và biên bản đánh giá lại.

2.10.3. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 42 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản” để ghi n hận phần chênh lệch đánh giá lại tài sản và xử lý khoản chênh lệch này.

Bên Nợ: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại

- Xử lý số chênh lệch tăng giá do đánh lại tài sản Bên Có: - Số chênh lệch do đánh giá lại

- Xử lý só chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản

Số dư nợ : Số chênh lệch do đánh giá lại tài sản chưa xử lý (CL tăng < CL giảm) Số dư có: Số chênh lệch do đánh giá lại tào sản chưa xử lý (CL tăng > CL giảm)

Chương 3

NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ

3.1.Nhận xét:

Trong thời gian tìm hiểu, phân tích các số liệu cũng như quá trình thực tế tại Công ty may xuất khẩu Việt Hồng, em có những nhận xét như sau:

3.1.1. Những mặt đạt được:

Về công tác mua sắm TSCĐ:

-Đơn vị đã thực hiện đúng các bước mua sắm TSCĐ

-Các biên bản giao nhận TSCĐ được kế toán lập và hoàn chỉnh hồ sơ về mặt ghi chép, phản ánh một cách chính xác kịp thời khi tài sản tăng hoặc giảm. TSCĐ được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng cụ thể, từng loại TS, địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ.

- Công ty đã thực hiện đúng các quy định về việc tính khấu haoTSCĐ: xác định nguyên giá, thời gian sử dụng phù hợp với khung thời gian sử dụng (Quyết định 15 của BTC)

-Phương pháp tính khấu hao theo đường thăng mà doanh nghiệp áp dụng theo quy định hiện hành dễ tính toán, không mất nhiều thời gian và gây rắc rối cho kế toán.

-Phương án thuê tài sản trong giai đoạn tài chính của Công ty hạn hẹp, đây là phương pháp tốt nhất; công ty không phải chịu chi phí sữa chữa; công ty không phải chịu trách nhiệm và rắc rối khi tham gia hoạt động vận chuyển.

Về công tác quản lý:

Nhìn chung, Công ty đã có những hát triển mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đảm bảo được việc sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Để đạt đến kết quả đó phải kể đến:

-Ban giám đốc công ty tạo được uy tín dể đôi ngũ nhân viên thực hiện công việc tốt; trình độ quản lý cao giúp công ty vượt qua khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường.

-Công tác kế toán được áp dụng các hệ thống sổ sách, chứng từ theo qui định của chế độ kế toán, cùng với hệ thống phần mềm được sử dụng trong công tác kế toán giúp cho kế toán nhẹ nhàng xử lý các thông tin một cách chính xác, làm đẩy nhanh tiến độ công việc.

-Nhân viên kế toán đã thể hiện năng lực kế toán viên và chuyên môn của mình thật năng động, linh hoạt để hoàn thành nhiệm vụ.

3.1.2. Những mặt tồn tại:

 Việc theo dõi TSCĐ chưa thật sự tốt nhất, tuy có kế hoạch khấu hao và sữa chữa TSCĐ nhưng vẫn còn trình trạng xuống cấp của máy móc thiết bị qua thực tế số liệu của các ngày ngừng hoạt động của máy.

 Các máy chưa được manh dạn thanh lý để hoàn thiện toàn bộ các chuyền máy.

 Các kế hoạch sữa chữa lớn TSCĐ ít,vì vậy khi sữa chữa lớn TSCĐ sẽ gặp không ít khó khăn khi phải sữa chữa lớn trong năm, và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

 Thuận lợi của phương pháp khấu hao đường thẳng cũng là khó khăn khi tính khấu hao với các máy móc thiết bị có giá trị cao và hiện đại, tuổi thọ ngắn.

 Thương hiệu công ty là tài sản vô hình nhưng giá trị rất lớn nhưng chưa được doanh nghiệp đưa vào khai thác hiệu quả.

3.2. Kiến nghị:

Với măt đạt được và tồn tại của Công ty, em có vài đóng góp ý kiến sau:

Tận dụng tối đa diện tích hiện có của nhà cửa vật kiến trúc để mở rộng sản xuất.

Đầu tư mua sắm để thay thế các máy móc thiết bị lỗi thời do công nghệ hiện đại ra đời.

Khuyến khích bộ phận kỹ thuật tìm tòi các phương pháp cải tiến kĩ thuật trong các khâu sản xuất.

Mạnh dạn thủ tiêu các máy móc đã xuống cấp, lỗi thời, tận dụng các máy móc trong thời gian rãnh.

Có chế độ bảo dưỡng, sữa chữa, quan tâm theo dõi tình hình máy móc kèm theo qui trách nhiệm vật chất với từng cá nhân và có hình thức khen thưởng với cá nhân tích cực trong quản lí máy móc.

Lập kế hoạch sữa chữa để có cơ hội thay thế hoặc làm mới máy móc phục vụ sản xuất.

Đánh giá lại TSCĐ hàng năm là cách để có được việc theo dõi, đảm bảo máy móc tham gia sản xuất được bảo dưỡng và biết được giá trị thực tế của TS.

Các phương pháp khấu hao nên áp dụng riêng cho từng loại TSCĐ.

Ngoài ra, con người là yếu tố quan trọng trong công tác bảo vệ tài sản được bền và sử dụng lâu. Vì vậy cần hướng dẫn cho công nhân cách bảo dưỡng thường xuyên máy móc họ sử dụng.

3.3. Kết luận:

TSCĐ là loại giá trị không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh và hoạt động nào. Nó thể hiện được cái chất của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ năng lực, trình độ tiến bộ khoa học trong công tác trang bị vật chất cho doanh nghiệp. Đối với Công ty may xuất khẩu Việt Hồng, qui mô và giá trị thực tế khá lớn sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng. Vì vậy việc hạch toán và tổ chức sử dụng hợp lý là rất quan trọng.

Tuy có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục nhưng xét tổng thể thì Công ty đã có kế hoạch liên quan đến sử dụng và quản lý TSCĐ rất tốt qua bằng chứng là sự hoạt động và khả năng đứng vững trong vai trò là doanh nghiệp trên địa bàn thời gian từ thành lập đến nay.

Qua thời gian thực tập tại Công ty, tuy thời gian ít ỏi, nhưng thông qua số liệu và vài buổi tiếp xúc đã giúp em có cái nhìn tổng quát hơn về công việc mà tương lai em sẽ làm. Đồng thời, em nhận ra sẽ có nhiều vấn đề cần bổ sung thêm sau kiến thức học tập tại trường và thực tế tại Công ty. Do đó, trong đề tài báo cáo tốt nghiêp “ Kế toán tài sản cố định” không khỏi thiếu sót, hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán tài sản cố định ở công ty tnhh may xuất khẩu việt hồng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)