Kế toán khấu haoTSCĐ

Một phần của tài liệu luận văn kế toán tài sản cố định ở công ty tnhh may xuất khẩu việt hồng (Trang 41 - 50)

B ến Tre, ngày tháng năm

2.7.3.Kế toán khấu haoTSCĐ

2.7.3.1. Chứng từ sử dụng

- Công ty thực hiện khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. TSCĐ trong công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Khấu hao TSCĐ của Công ty được tính dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ và đăng kí với cơ quan trực tiếp quản lý.

- Lập bảng tính và phân bổ khấu hao.

Quy trình luân chuyển chứng từ:

-Kế toán lập bảng khấu hao cho từng tháng, cuối tháng căn cứ TSCĐ phục vụ bộ phận nào thì hạch toán vào bộ phận đó và ghi sổ cái TK 214.

-Số tiền khấu hao năm được thể hiện rõ trên danh mục khấu hao năm.

2.7.3.2. Kết cấu và tài khoản sử dụng

Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐ. Bất động sản đầu tư tăng do tính khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư, thanh lý, nhượng bán…

Bên có: giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản dầu tư tăng do tính khấu hao TSCĐ, bất động tài sản đầu tư.

Số dư bên có: giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư có ở đơn vị.

Tài khoản sử dụng 214 – Hao mòn TSCĐ 2.7.3.3. Phương pháp hạch toán

+ Định kì tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác.

Nợ TK 623, 627, 641, 642 Có TK 214

+ Định kì tính, trích khấu hao bất động sản đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, dang cho thuê hoạt động

Nợ TK 632

Có TK 2147 : hao mòn bất động sản đầu tư

+ Trường hợp vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp xem xét lại thời điểm trích khấu hao vf phương pháp tính khấu hao TSCĐ nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh, mức khấu hao ghi trên sổ kế toán:

* Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng:

Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214

* Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khâu shao TSCĐ mà mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm:

Nợ TK 214

* Nếu doanh nghiệp phải nộp khấu hao cho Nhà nước hoặc cấp trên sẽ ghi:

Nợ TK 411

Có TK 111, 112

* Nếu doanh nghiệp dùng tiền khấu hao để trả nợ dai fhạn về mua sắm, xây dựng TSCĐ:

Nợ TK 315, 341, 342 Có TK 111,112

* Nếu doanh nghiệp là đơn vị chính và có phát sinh các nghiệp vụ về cấp phát, thu hồi cũng như vay vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, kế toán phản ánh:

** Cấp vốn khấu hao

Nợ TK 1361

Có TK 11,112 ** Nhận lại vốn khấu hao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 111, 112 Có TK 1361 ** Vay vốn khấu hao

Nợ TK 111, 112 Có TK 336 ** Cho vay vốn khấu hao

Nợ TK 1368

Có TK 111, 112

* Nếu doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc và có phát sinh nghiệp vụ nhận vốn khấu hao được cấp, vay vốn khấu hao và cho vay vốn khấu hao, kế toán phản ánh:

** Được cấp vốn khấu hao: Nợ TK 111, 112

Có TK 411 ** Vay vốn khấu hao

Nợ TK 111, 112 Có TK 336 ** Cho vay vốn khấu hao

Nợ TK 1368

Có TK 111,112

* Khoản lãi trả cho vay vốn khấu hao được phản ánh.

- Tính vào giá trị công trình nếu công việc xây dựng chưa hoàn thành.

Nợ TK 2412

Có TK 111,112, 336

- Tính vào chi phí nếu TSCĐ đã đưa vào sử dụng hoặc tiền vạy được sử dụng cho nhu cầu sxkd:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112, 336

+ Khoản lãi thu được do cho vay vốn khấu hao được phản ánh: Nợ TK 111, 112, 1368

Có TK 515

Thực trạng cống tác khấu hao tại công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng

quý I

Trường hợp 1 (TH1): Khấu hao TCSĐ cho tháng 01/2010 là 404.196.382Đ, trong đó khấu hao dùng cho phân xưởng sản xuất là 390.659.416Đ, dùng cho văn phòng là 13.536.966Đ

Nợ TK 627 : 390.659.416 Nợ TK 642 : 13.536.966

Có TK 214 : 404.196.382

TH2: Khấu hao TSCĐ cho tháng 02/2010 là 404.553.290Đ, trong đó dùng ở phân xưởng sản xuất là 390.721.964Đ, dùng cho quản lý doanh nghiệp là 13.536.966Đ

Nợ TK 627 : 390.721.964 Nợ TK 642 : 13.536.966

Có TK 214 : 404.553.290

TH3: Khấu hao TSCĐ cho tháng 3/2010 là 403.005.463Đ, trong đó dùng cho phân xưởng sản xuất là 390.721.964Đ, dùng cho quản lý doanh nghiệp là 13.831.326Đ

Nợ TK 627 : 390.721.964 Nợ TK 642 : 13.831.326 Có TK 214 : 403.005.463

211, 213 214 627, 641, 642 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị hao mòn trích khấu hao tính vào chi phi

811

GTCL

2.7.3.4 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của quý I (xem phần

phụ lục)

2.8. Kế toán sữa chữa TSCĐ

Để duy trì năng lực hoạt động cho TSCĐ trong suốt quá trinh sử dụng thì doanh nghiệp cần phỉ sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Để quản lý chặt chẽ tình hình sữa chữa TSCĐ cần phải có dự toán chi phí sữa chữa, cần ghi chép theo dõi chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên tình hình chi phí phát sinh trong quá trình sữa chữa.

2.8.1. Phân loại:

Sữa chữa TSCĐ đươc chia làm hai loại: sữa chữa lớn và sữa chữa nhỏ (

sữa chữa thường xuyên)

Sữa chữa nhỏ TSCĐ: là loại sữa chữa có mức độ hư hỏng nhẹ, kĩ thuật sữa chữa đơn giản, công việc sữa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm, thời gian sữa chữa ngắn, chi phí sữa chữa phát sinh ít nên hoạch toán vào toàn bộ vào chi phí của đối tượng sử dụng.

Sữa hcữa lớn TSCĐ: là loại sữa chữa có mức độ hư hỏng năng nên kỹ thuật sữa chữa phức tạp, công việc sữa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài, thời gian sữa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngưng hoạt động.

Sữa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí của đối tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng.

Chứng từ kế toán phản ánh công vịêc sữa chữa hoàn thành: biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành, giữa bên có TSCĐ và bên thực hiện việc sữa chữa.

2.8.2 Phương pháp hạch toán

- Sữa chữa nhỏ: Khi sữa chữa nhỏ TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí sữa chữa thực tế phát sinh để phản ánh:

Nợ TK 627 TSCĐ dung cho hoạt động sản xuất Nợ TK 641 TSCĐ dung cho hoạt động bán hang

Nợ TK 642 TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Có TK 334, 338, 152… chi phí sữa chữa

- Sữa chữa lớn: Tài khoản chuyên dùng để theo dõi chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 2413( Sữa chữa lớn TSCĐ), kết cấu tài khoản này như sau:

TK Nợ ; tập hợp chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh

TK Có: kết chuyển chi phí sữa chữa lớn hoàn thành vào các tài khoản có liên quan.

Dư nợ: Chi phí sữa chữa lớn dỡ dang.

Nội dung và phương pháp phản ánh:

Khi doanh nghiệp tự sữa chữa TSCĐ lớn thì kế toán căn cứ vào chi phí sữa chữa thực tế phát sinh để ghi:

Nợ TK 2413

Có TK 334,338, 152…

Nếu công việc sữa chữa phải thuê ngoài thực hiện, kế toán căn cứ vào số tiển thanh toán và thuế GTGT để phản ánh:

Nợ TK 2413 giá mua có thuế Nợ TK 133 thuế GTGT

Có TK 11,112, 331… số tiền thanh toán.

Khi công việc sữa chữa lớn hoàn thành, tuỳ theo phương pháp phân bổ chi phí được doanh nghiệp áp dụng mà kế toán kết chuyển chi phí sữa chữa lớn. Khi doanh nghiêp áp dụng phương pháp trích trước chi phí sữa chữa lớn thì hàng tháng( hoặc định kì) khi tiến hành trích trước để tính vào chi phí của các đối tượng sẽ ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 335 chi phí phải trả

Sau đó khi TSCĐ hư hỏng phải sữa chữa lớn, kế toán căn cứ vào chi phí sữa chữa lớn thực tế hoàn thành để chuyển trừ vào số đã trích trước:

Nợ TK 335

Có TK 2413

Cuối niên độ kế toán phải điều chỉnh số trích trước theo chi phí sữa chữa lớn thực tế:

+ Nếu trích trước nhỏ hơn chi phí sữa chữa thực tế thì phải có trích bổ sung vào chi phí các đối tượng sử dụng TSCĐ:

Nợ TK 627,641,642 Có TK 335

+ Nếu trích trước lớn hơn chi phí sữa chữa thực tế thì khoản chênh lệch trích trước phải hoàn nhập để ghi giảm chi phí của đối tượng:

Nợ TK 335

Thực trạng công tác sữa chữa TSCĐ tại công ty TNHH may xuất khẩu Việt

Hồng quý I:

Trường hợp 1(TH1) : ngày 23/01/2010 doanh nghiệp sữa chữa nhỏ một TSCĐ dùng trong quản lý doanh nghiệp, trả bằng tiền mặt1.270.000Đ

Nợ TK 642 : 1.270.000 Có TK 111 : 1.270.000

TH2 : Ngày 25/3/2010 Cty sữa chữa máy thêu Yuki MEB – 3200, dùng cho sản suất chung, chi bằng tiền mặt 7.150.000Đ, hóa đơn khoán.

Nợ TK 627 : 7.150.000 Có TK 111: 7.150.000

TH3: Ngày 26/3/2010 Cty thay vỏ xe 54T – 2875 phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp, hóa đơn số 0139085, kí hiệu AB/2010N, chi tiền mặt 10.395.000Đ

Nợ TK 6428 : 9.450.000 Nợ TK 1331 : 945.000

Có TK 111 : 10.395.000

2.9. Kế toán nâng cấp TSCĐ:

Đế nâng cao tính năng, tác dụng của TSCĐ cũng như kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ thì doanh nghiệp cần thực hiện việc nâng cấp TSCĐ. Chi phí nâng cấp TSCĐ được tính vào giá trị của tSCĐ( làm tăng nguyên giá)

Khi nâng cấp TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh để tổng hợp: Nợ TK 2412: xây dựng cơ bản

Có TK 334.338. 152,1…

Sau đó xây dựng việc nâng cấp hoàn thành, căn cứ vào chi phí thực tế được duyệt tính vào giá trị của TSCĐ để ghi tăng nguyên giácủa TSCĐ:

Nợ TK 211

Có TK 2412

Trong quý I doanh nghiệp không nâng cấp TSCĐ 2.10. Đánh giá lại TSCĐ:

2.10.1. Khái niệm:

Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ là khoản chênh lệch giữa giá gốc đã ghi trên sổ kế toán với giá trị được xác định lại của các tài khoản trong doanh nghiệp.

2.10.2. Các trường hợp đánh giá lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghịêp được thực hiện đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau: - Theo quyết định sở hữu

- Dùng tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty: cổ phần hoá, chuyển nhượng công ty, đa dạng hoá hình thức để đầu tư ra nước ngoài.

Căn cứ vào các chứng từ như: Quyết định đánh gía lại tài sản của Nhà nước, biên bản kiểm kê tài sản cần đánh giá lại và biên bản đánh giá lại.

2.10.3. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 42 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản” để ghi n hận phần chênh lệch đánh giá lại tài sản và xử lý khoản chênh lệch này.

Bên Nợ: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại

- Xử lý số chênh lệch tăng giá do đánh lại tài sản Bên Có: - Số chênh lệch do đánh giá lại

- Xử lý só chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản

Số dư nợ : Số chênh lệch do đánh giá lại tài sản chưa xử lý (CL tăng < CL giảm) Số dư có: Số chênh lệch do đánh giá lại tào sản chưa xử lý (CL tăng > CL giảm)

Chương 3

NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ

3.1.Nhận xét:

Trong thời gian tìm hiểu, phân tích các số liệu cũng như quá trình thực tế tại Công ty may xuất khẩu Việt Hồng, em có những nhận xét như sau:

3.1.1. Những mặt đạt được:

Về công tác mua sắm TSCĐ:

-Đơn vị đã thực hiện đúng các bước mua sắm TSCĐ

-Các biên bản giao nhận TSCĐ được kế toán lập và hoàn chỉnh hồ sơ về mặt ghi chép, phản ánh một cách chính xác kịp thời khi tài sản tăng hoặc giảm. TSCĐ được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng cụ thể, từng loại TS, địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ.

- Công ty đã thực hiện đúng các quy định về việc tính khấu haoTSCĐ: xác định nguyên giá, thời gian sử dụng phù hợp với khung thời gian sử dụng (Quyết định 15 của BTC)

-Phương pháp tính khấu hao theo đường thăng mà doanh nghiệp áp dụng theo quy định hiện hành dễ tính toán, không mất nhiều thời gian và gây rắc rối cho kế toán.

-Phương án thuê tài sản trong giai đoạn tài chính của Công ty hạn hẹp, đây là phương pháp tốt nhất; công ty không phải chịu chi phí sữa chữa; công ty không phải chịu trách nhiệm và rắc rối khi tham gia hoạt động vận chuyển.

Về công tác quản lý:

Nhìn chung, Công ty đã có những hát triển mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đảm bảo được việc sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Để đạt đến kết quả đó phải kể đến:

-Ban giám đốc công ty tạo được uy tín dể đôi ngũ nhân viên thực hiện công việc tốt; trình độ quản lý cao giúp công ty vượt qua khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường.

-Công tác kế toán được áp dụng các hệ thống sổ sách, chứng từ theo qui định của chế độ kế toán, cùng với hệ thống phần mềm được sử dụng trong công tác kế toán giúp cho kế toán nhẹ nhàng xử lý các thông tin một cách chính xác, làm đẩy nhanh tiến độ công việc.

-Nhân viên kế toán đã thể hiện năng lực kế toán viên và chuyên môn của mình thật năng động, linh hoạt để hoàn thành nhiệm vụ.

3.1.2. Những mặt tồn tại:

 Việc theo dõi TSCĐ chưa thật sự tốt nhất, tuy có kế hoạch khấu hao và sữa chữa TSCĐ nhưng vẫn còn trình trạng xuống cấp của máy móc thiết bị qua thực tế số liệu của các ngày ngừng hoạt động của máy.

 Các máy chưa được manh dạn thanh lý để hoàn thiện toàn bộ các chuyền máy.

 Các kế hoạch sữa chữa lớn TSCĐ ít,vì vậy khi sữa chữa lớn TSCĐ sẽ gặp không ít khó khăn khi phải sữa chữa lớn trong năm, và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thuận lợi của phương pháp khấu hao đường thẳng cũng là khó khăn khi tính khấu hao với các máy móc thiết bị có giá trị cao và hiện đại, tuổi thọ ngắn.

 Thương hiệu công ty là tài sản vô hình nhưng giá trị rất lớn nhưng chưa được doanh nghiệp đưa vào khai thác hiệu quả.

3.2. Kiến nghị:

Với măt đạt được và tồn tại của Công ty, em có vài đóng góp ý kiến sau:

Tận dụng tối đa diện tích hiện có của nhà cửa vật kiến trúc để mở rộng sản xuất.

Đầu tư mua sắm để thay thế các máy móc thiết bị lỗi thời do công nghệ hiện đại ra đời.

Khuyến khích bộ phận kỹ thuật tìm tòi các phương pháp cải tiến kĩ thuật trong các khâu sản xuất.

Mạnh dạn thủ tiêu các máy móc đã xuống cấp, lỗi thời, tận dụng các máy móc trong thời gian rãnh.

Có chế độ bảo dưỡng, sữa chữa, quan tâm theo dõi tình hình máy móc kèm theo qui trách nhiệm vật chất với từng cá nhân và có hình thức khen thưởng với cá nhân tích cực trong quản lí máy móc.

Lập kế hoạch sữa chữa để có cơ hội thay thế hoặc làm mới máy móc phục vụ sản xuất.

Đánh giá lại TSCĐ hàng năm là cách để có được việc theo dõi, đảm bảo máy móc tham gia sản xuất được bảo dưỡng và biết được giá trị thực tế của TS.

Các phương pháp khấu hao nên áp dụng riêng cho từng loại TSCĐ.

Ngoài ra, con người là yếu tố quan trọng trong công tác bảo vệ tài sản được bền và sử dụng lâu. Vì vậy cần hướng dẫn cho công nhân cách bảo dưỡng thường xuyên máy móc họ sử dụng.

3.3. Kết luận:

TSCĐ là loại giá trị không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh và hoạt động nào. Nó thể hiện được cái chất của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ năng lực, trình độ tiến bộ khoa học trong công tác trang bị vật chất cho doanh nghiệp. Đối với Công ty may xuất khẩu Việt Hồng, qui mô và giá trị thực tế khá lớn sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng. Vì vậy việc hạch toán và tổ

Một phần của tài liệu luận văn kế toán tài sản cố định ở công ty tnhh may xuất khẩu việt hồng (Trang 41 - 50)