Sơ đồ cấu trúc mô phỏng như sau:
Hình 3.1 – Sơ đồ mô phỏng hệ thống
Hình 3.4– Thay đổi tốc độ bằng thay đổi điện áp phần ứng(điện áp đặt)
Nhận xét: Khi tốc độ dưới mức tốc độ định mức thì mạch điều chỉnh tốc độ
thông qua việc điều chỉnh điện áp phần ứng với từ thông không đổi (định mức). Để đạt được tốc độ trên định mức thì ta giữ nguyên điện áp phần ứng bằng điện áp định mức và thực hiện điều chỉnh từ thông theo chiều giảm từ thông, khi đó ta sẽ được tốc độ lớn hơn tốc độ định mức thông qua mối quan hệ: E=kФω.
3.3. Thiết kế xây dựng mô hình tủ điều khiển.
Tủ điện được thiết kế là tủ mở một cánh bao gồm:
+ Phía mặt ngoài của tủ điện bao gồm: Hệ thống đèn báo trạng thái hoạt động của hệ thống: hệ thống đang hoạt động (RUN – đèn xanh); hệ thống dừng (STOP – đèn vàng); hệ thống có sự cố (ERROR – đèn đỏ). Hệ thống nút ấn: Quay thuận; quay ngược và dừng. Đồng thời là thiết bị đóng cắt nguồn cho hệ thống là Aptomat.
+ Phía bên trong tủ điện là các thiết bị điện bao gồm các Contactor, Rơle, các mạch điều khiển hệ thống và mạch cấp nguồn cho điều khiển.
KẾT LUẬN:
TU DIEU KHIEN HE THONG
STOP
Red lanp Green lanp Yellow lanp
RUN ERROR Q.THUAN DUNG TỦ ĐIỆN ACB CLOCK R R UT S T S U CL CL 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 4 3 2 1 RH RC RTT R1 R2 5 1 2 3 4 5 6 7 8 14 13 1211 15 19 18 17 16 ACB 1 2 3 4 PW §K IC IC R R R Rp
Board mach dieu khien Board mach nguon dieu khien
20 Board m¹ch Q.NGUOC IC C R3 R4 R5 R6 R7
Trải qua 13 tuần thực hiện đồ án môn học em đã hoàn thành xây dựng được các bộ điều khiển cho hệ thống tự động truyền động trục chính máy tiện hệ T -Đ. Trong quá trình thiết kế hoàn thành đồ án đã giúp em hiểu biết hơn về các hệ thống điều khiển, các máy gia công kim loại, các thiết bị điện – điện tử dùng trong các máy gia công kim loại nói chung và cho máy tiện nói riêng. Qua đó giúp em nắm bắt được kiến thức trong môn “Trang bị điện – điện tử máy gia công kim loại” và biết cách vận dụng khai khác các máy gia công kim loại trong thực tế.
Do khoảng thời gian thực hiện đồ án bị hạn chế và tầm hiểu biết của em về vấn đề chưa được sâu sắc nên em chưa thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài này và vẫn có nhiều sự sai sót trong quá trình thiết kế. Em được sự chỉ bảo hướng dẫn thêm của các thầy (cô) giáo để em có thể thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Điều chỉnh tự động truyền động điện; Bùi Quốc Khánh-Nguyễn Văn Liễn – Phạm Quan Hải – Dương Văn Nghị; NXB KH&KT.
[2]Trang bị điện – Điện tử máy gia công kim loại; Nguyễn Mạnh Tiến –Vũ Quang Hồi; NXB Giáo Dục.
[3]Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động; Nguyễn Phùng Quang – NXB KH&KT.