L ỜI MỞ ĐẦU
5. Ý nghĩa
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán:
- Sơ đồ bộ máy kế toán:
- Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán:
Phòng kế toán của Công ty gồm: 4 người; mỗi người chịu trách nhiệm phần
hành kế toán được giao và hợp thành khối thống nhất có trách nhiệm hỗ trợ, tham mưu cho Giám đốc theo dõi tình hình công ty để có quyết định hợp lý trong việc chỉ đạo
thực hiện.
+ Kế toán trưởng: Cũng là kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm phụ trách lãnh
đạo phòng tài chính. Kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, tham mưu về
vốn cho Giám đốc, phụ kế toán viên. Khi nhân viên kế toán gặp khó khăn trong hạch
toán, lập báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ, ngân hàng, phòng thuế và các nghiệp vụ
chuyên môn khác.
+ Kế toán tiền mặt: Là ngừơi quản lý thu, chi tiền mặt.
Hàng ngày kế toán tiền mặt mở sổ quỹ theo dõi các khoản tạm ứng, thanh toán giao
dịch với khách hàng, lập bảng báo cáo thu chi tiền mặt, lập chứng từ tiền gởi.
+ Kế toán tiền lương: Là người theo dõi các khoản chi phí phát sinh ỏ từng phân xưởng, theo dõi tính lương cho công nhân.
+ Kế toán kho: Theo dõi và hạch toán việc nhập và xuất kho, nguyên liệu và thành phẩm, kiểm kê vật tư cuối tháng tổng hợp tình hình nhập – xuất – tồn kho vật
Kế toán trưởng
liệu, nguyên liệu, thành phẩm và tiến hành lập báo cáo về tình hình đo, tính giá vốn vật tư hàng hóa. Ngoài ra kế toán kho còn theo dõi tình hình nhập kho, xuất kho công cụ - dụng cụ của công ty.
2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán:
Để tạo điều kiện tốt cho công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các nghiệp vụ bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng và kịp thời cung cấp thông tin tài chính cho Giám đốc.
Công ty TNHH Thanh Bình đã vận dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Với
hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều tập trung về phòng kế toán của
công ty. Phòng kế toán có nghiệp vụ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, lập báo
cáo kế toán của công ty.
Hình thức này giúp công tác quản lý tài chính và chỉ đạo công tác kế toán chặt
chẽ, các số liệu được thông báo kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế toán.
2.1.4.3. Tổ chức chứng từ kế toán:
STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT
BB HD
1 Bảng chấm công 01-LĐTL X
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 02-LĐTL X
3 Bảng thanh toán tiền lương + thêm giờ 01-LĐTL X
4 Bảng kê mua hàng 06-VT X
5 Bảng kê vật tư, công cụ dụng cụ 05-VT X
6 Phiếu thu, phiếu chi 01-TT X
7 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ X
8 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ X
9 Biên bản kiểm kê 05-TSCĐ X
11 Bảng tính hao mòn X
2.1.5. Hình thức sổ sách kế toán:
2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức sổ kế toán:
Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán bằng tay,áp dụng hình thức kế toán nhật ký
sổ cái, kết hợp với việc ghi chép theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống vào chung trong một quyển sổ.
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
NHẬT KÝ-SỔ CÁI
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán:
- Hàng ngày mỗi khi nhận được chứng từ kế toán là người giữ nhật ký-sổ cái phải
kiểm tra tính pháp lý của chứng từ. Ghi nợ có căn cứ vào nội dung nghiệp vụ ghi trên
13 Bảng tính phân bổ khấu hao 06-TSCĐ X
14 Phiếu nhập kho 01-VT X
15 Phiếu xuất kho 02-VT X
16 Hóa đơn giá trị gia tăng X
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Sổ thẻ KT chi tiết
Nhật ký sổ cái
Báo cáo tài chính
chứng từ để xác định, sau đó ghi các nội dung cần thiết của chứng từ vào nhật ký-sổ
cái, đồng thời ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết. Mỗi chứng từ kế toán ở cả hai phần nhật
ký và sổ cái, tổng hợp và kiểm tra số liệu cuối tháng.
- Cuối tháng sau khi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật
ký-sổ cái, nhân viên ghi sổ tiến hành khóa sổ, cộng tổng số tiền nhật ký, cộng tổng số
tiền phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản ở sổ cái.
- Kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết để lập bảng chi tiết, phát sinh đối chiếu với
các tài khoản có liên quan trên nhật ký-sổ cái.Đối chiếu tổng quát số phát sinh có các
tài khoản bằng cách lấy tổng số phát sinh có của các tài khoản phản ánh ở phần sổ cái, đối chiếu với tổng số tiền ở phần nhật ký và lấy tổng số dư nợ của tất cả các tài khoản
trên nhật ký-sổ cái.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng,được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán
(dựa vào nhật ký-sổ cái của bảng chi tiết phát sinh).
2.1.5.2.Các loại sổ sử dụng trong công ty:
- Nhật ký sổ cái - Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết vật liệu,dụng cụ
- Sổ tài sản cố định
- Sổ thanh toán với người mua
- Sổ thanh toán với người bán
- Sổ chi tiết tiền vay
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
2.1.6. Chính sách kế toán
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp QĐ 15/2006/QĐ-BTC
- Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, số lương nguyên vật liệu ra vào hằng ngày đều được kế toán ghi nhận vào tại mọi thời điểm đều có thể xác định khối lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn trong kho.
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế
giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng
của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
- Kỳ hạch toán: Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2.1.7. Lĩnh vực sản xuất:
Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm truyền thống chủ yếu là sản phẩm từ dừa, lục bình như: thảm xơ dừa,giỏ đan lục bình, khay lục bình, sọt lục bình, các sản phẩm mỹ nghệ từ dừa…Sản phẩm sản xuất chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ.
Sản phẩm công ty rất đa dạng và phong phú thường được chia làm 3 loại:
- Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu, chiếm 88,18% tổng giá trị sản phẩm.
- Sản phẩm mỹ nghệ được tiêu dùng bởi những người sành chơi, những người thuộc tầng lớp thượng lưu và những người có thu nhập cao trong nước chiếm 8,20% tổng giá trị sản phẩm.
- Sản phẩm dân dụng được tiêu dùng phổ biến trong nước chiếm 3,62% tổng giá trị sản phẩm.
2.2.Kế toán chi phí sản xuất thực tế và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thanh Bình trong tháng 2 năm 2012 TNHH Thanh Bình trong tháng 2 năm 2012
2.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất,tính giá thành và kỳ hạch toán tai
công ty TNHH Thanh Bình
2.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí:
- Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng các mặt hàng như: Thảm xơ dừa, khay oval,giỏ bán nguyệt từ nguồn nguyên liệu là xơ dừa rối và lục bình, công ty áp dụng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng đơn đặt hàng. Chi phí bao gồm:
- Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung.
2.2.1.2.Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng. Khi sản xuất hoàn thành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thực tếcho từng sản phẩm hoàn thành của đơn đặt hàng
2.2.1.3. Kỳ tính giá thành:
Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty thường là theo đơn đặt hàng nên công ty chọn kỳ tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của một đơn đặt
hàng.
2.2.1.4. Phương pháp khấu hao:
Công ty trích khấu hao theo phương pháp khấu hao bình quân (Phương pháp đường thẳng): Khấu hao được chia đều và cố định hàng tháng. Mức khấu hao được tính dựa trên giá trị của tài sản cố định và thời gian sử dụng.
Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm12
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐHH x Tỷ lệ khấu hao năm Tỷ lệ khấu hao năm = Số năm sử dụng hữu ích của TS1
2.2.2. Kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm:
2.2.2.1. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế tại doanh nghiệp: chi phí thực tế tại doanh nghiệp:
Viêc xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và cần thiết của công tác kế toán. Đối tượng tính giá thành sản phẩm la giai đoạn công việc hoàn thành là căn cứ để tính giá thành sản phẩm.Vì vậy khi sản xuất hoàn thành, kế toán tập hợp chi phí và tính tổng giá thành sản phẩm thực tế và giá thành thực tế từng đơn vị sản phẩm của đơn đặt hàng.
Chi phí sản xuất được phân loại theo chi phí sản xuất thực tế và được chia thành + Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
Trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi riêng và phân bổ trực tiếp cho
từng loại sản phẩm, còn tất cả các chi phí khác: chi phi quản lý, chi phí sản xuất...được
phân bổ theo tiêu thức số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất được tính theo số lượng sản
phẩm làm ra và phân bổ vào giá thành sản phẩm
+ Chi phí sản xuất được phân tích và quản lý chặt chẽ, cụ thể việc tập hợp chi phí
sản xuất theo phương pháp trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính tổng giá
thành sản phẩm sản xuất ra.
Theo yêu cầu của kế toán, tất cả các khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp, hợp lý.
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty sử dụng phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, biên bản kiểm kê nhập xuất và các chứng từ có liên quan.
+ Chi phí nhân công công ty sử dụng bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp hợp đồng.
+ Chi phí sản xuất chung bao gồm các hóa đơn GTGT, bảng chấm công, bảng
tiền lương nhân viên quản lý, giấy đề nghị mua công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất… Giá thành sản phẩm tại công ty bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất sản phẩm như: vỏ dừa, lục bình, mụn dừa…Kế toán sử dụng tài khoản 621 để hạch toán và tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào TK 622 bao gồm: tiền lương và
các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương. Việc trả lương cho công nhân tại công
ty gồm có: lương tháng, lương khoán theo ngày và lương trả theo sản phẩm, vì thế việc tính lương còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Công ty thực hiện việc trả lương kết
hợp với các đòn bẫy khuyến khích như: phụ cấp lương, tiền tăng ca…Do đó công ty
đạt được năng suất cao và tinh thần trách nhiệm cao của các cán bộ công nhân viên - Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục chi phí công cụ dụng cụ phục
vụ cho sản xuất, chi phí trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí
khác…Kế toán sử dụng tài khoản 627 để hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất chung. Giá thành sản phẩm của công ty được tính theo phương pháp giản đơn
2.2.2.2.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu:
Trong công ty chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp chiếm khoảng 45% trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó phải phản ánh kịp thời để đảm bảo tính chính xác
nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng vào sản xuất, quản lý chặt chẽ tiết kiệm là một yêu cầu quan trọng nhằm giảm chi phí và có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá
thành.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu 3 loại sản phẩm: thảm xơ dừa, giỏ lục bình, khay và sọt lục bình nên nguyên liệu chủ yếulà vỏ dừa và lục bình.
- Đối với thảm xơ dừa thì nguyên vật liệu là vỏ dừa, từ vỏ dừa đưa vào máy đánh
bun tạo ra hai loại nguyên liệu nhưng lấy nguyên liệu chính là xơ dừa rối làm thảm xơ
dừa, còn nguyên liệu còn lại kết hợp với một nguyên liệu chính khác tạo nên hóa chất.
Hóa chất dùng để tẩy cho chỉ xơ dừa loại bỏ tạp chất trước khi kết thành thảm và sử
dụng hóa chất này để nhuộm lên thảm thành những bức tranh khác nhau: dạng hình thú,hình bông lam…
- Lục bình đưa vào sản xuất tạo ra 2 loại sản phẩm đó là: giỏ đan lục bình tự
nhiên và khay đan lục bình. Nguyên liệu lục bình này khi đưa vào sản xuất được qui
định theo định mức riêng:
+ 1 giỏ đan lục bình tự nhiên chiếm 1000g lục bình + 1 khay lục bình chiếm 1000g lục bình
2.2.2.2.2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm,kế toán sử
dụng các tài khoản sau:
TK 6211 Vỏ dừa để sản xuất thảm xơ dừa
TK 6212 Lục bình sản xuất giỏ lục bình TK 6213 Lục bình sản xuất khay sọt lục bình
2.2.2.2.3.Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho nguyên vật liệu trực tiếp
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp
- Phiếu chi
- Biên bản nhập xuất kho nguyên vật liệu tiếp
2.2.2.2.4.Sơ đồ kế toán
1)Ngày 1/2/2012, Phiếu xuất kho số 10 xuất 33000 cái vỏ dừa dùng trực tiếp
sản xuất sản phẩm, giá xuất kho 250đ/cái
Nợ TK 621 (T) 8.250.000 đ
Có TK 152 VD 33.000 x 250 = 8.250.000 đ
2)Ngày 1/2/2012, Theo phiếu xuất kho số 11 xuất 1343 kg lục bình dùng trực tiếp sản xuất khay đan lục bình, giá xuất kho 11.000đ/kg
Nợ TK 621 (K) 14.773.000 đ
Có TK 152 LB 11.000 x 1343 = 14.773.000 đ
3)Ngày 3/2/2012, Phiếu xuất kho số 12, xuất 4.461 kg lục bình dùng sản xuất
khay đan lục bình, giá xuất kho 11.000đ/kg
Nợ TK 621 (K) 49.071.000 đ
Có TK 152 LB 4.461 x 11.000 = 49.071.000 đ
4)Ngày 4/2/2012, Phiếu xuất kho 13, xuất 20.000 cái vỏ dừa dùng trực tiếp sản
xuất thảm, giá xuất kho 250đ/kg
Nợ TK 621 (T) 5.000.000 đ
Có TK 152 VD 20000 x 250 = 5.000.000 đ
5)Ngày 10/2/2012, Phiếu xuất kho số 20, xuất 400 kg lục bình dùng trực tiếp