Nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN

3.2 Các giải pháp hỗ trợ đối với Ngân hàng Nhà nước

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động của NHTM

Hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt Nam được thực hiện bởi Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN theo Quyết định thành lập, giám sát chuyên ngành về ngân hàng thực hiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, phân tích đánh giá tình hình tài chính, hoạt động quản trị và mức độ rủi ro của các ngân hàng, phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tổ chức giám sát được thực hiện theo hai nội dung là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Nội dung giám sát đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng được quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Thông tư số 19/2010/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13 và Thông tư số 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13 và Thông tư số 19. Thông tư số 21/TT-NHNN ngày 8/10/2010 quy định TCTD các báo cáo thống kê mà các ngân hàng phải thực hiện trên cơ sở hàng ngày, hàng tháng hay hàng quý. Hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam chỉ dừng ở việc theo dõi thông tin từ các báo cáo định kỳ của các NHTM. Việc xử lý và phân tích thơng tin vẫn chỉ mang tính đơn giản. Do đó, việc cải tổ cơ chế giám sát, điều hành của NHNN là cần thiết. Việc này dựa trên ba khía cạnh sau:

Thứ nhất là tăng cường khả năng giám sát từ xa. Những bất ổn trong hệ thống

đối với các hoạt động của NHTM đã không phát huy hiệu quả. Điển hình như việc để các NHTM cổ phần đầu tư quá mức vào những tài sản rủi ro cao như bất động sản, chứng khốn…mà khơng phát hiện và xử lý kịp thời đã làm rủi ro nợ xấu, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tăng cao.

Thứ hai là nâng cao hiệu quả giám sát. Trong nhiều trường hợp, việc các chính sách NHNN ban hành khơng được các NHTM thực thi một cách nghiêm túc đã làm giảm hiệu quả của chính sách, gây bất ổn đối với thị trường tài chính. Điển hình như việc các ngân hàng liên tục phá rào về tốc độ tăng trưởng tín dụng và việc đầu tư quá mức vào các tài sản rủi ro cho dù đã được NHNN cảnh báo và yêu cầu hạn chế. Do vậy, việc tăng cường hiệu quả giám sát thực thi các chính sách của NHNN đóng vai trị quan trọng khơng kém trong việc nâng cao hiệu quả chính sách của NHNN, tạo tiền đề cho sự ổn định, cạnh tranh lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba là minh bạch hóa. Việc để các ngân hàng vượt rào, hoạt động rủi ro nhưng không được xử lý một cách thích đáng một phần xuất phát từ việc thiếu công cụ chế tài minh bạch trong hoạt động điều hành của NHNN. Việc này, trong nhiều trường hợp, đã đưa NHNN vào tình thế “tiến thối lưỡng nan” giữa một bên là xử lý kỷ luật NHTM và một bên là an toàn hệ thống ngân hàng. Điều này đã được các NHTM lợi dụng triệt để trong những cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh như cuộc đua tăng trưởng tín dụng, cuộc đua lãi suất huy động… trong những năm gần đây. Do đó, việc minh bạch trong hoạt động giám sát, kỷ luật các ngân hàng là bước đi cần thiết trong việc thiết lập kỷ cương trong hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, để giám sát hệ thống ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả, NHNN cần xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực và hiệu quả mà ở đó cơ quan giám sát phải có trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng; có đủ quyền lực, nguồn lực và độc lập. Đồng thời, việc giám sát hệ thống ngân hàng cần phải tuân theo nguyên tắc tăng cường kỷ luật thị trường (chứ không phải thay thế kỷ luật thị trường); thúc đẩy, buộc các ngân hàng công bố thông tin một cách minh bạch nhằm tăng cường hiệu quả giám sát từ ngân hàng khơng đảm bảo an tồn hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 90 - 92)