Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 75)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN

2.5.1 Kết quả đạt được

Trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam có sự tăng trưởng tổng tài sản đáng kể. Nhưng nhìn chung các ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản, chưa xảy ra những vụ phá sản lớn ảnh hưởng đến người gửi tiền tiết kiệm. Các ngân hàng đã có sự điều chỉnh, thay đổi cách thức quản lý để dần hiện đại hóa hệ thống quản trị, hình thành được các chỉ tiêu kiểm soát nội bộ, chỉ tiêu đánh giá rủi ro.

Bên cạnh một số kết quả đạt được thì cũng cịn những hạn chế nhất định trong cơng tác quản trị thanh khoản của các ngân hàng, dẫn đến thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng khi có các biến động trên thị trường, xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: Một trong những nhân tố góp phần tăng rủi ro thanh khoản của các

NHTM cổ phần đó là chu kỳ kinh doanh. Vào những tháng cuối năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết tốn cơng nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa... tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm. Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất tăng vào những tháng cuối năm.

Thứ hai: Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu khách

hàng vay có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản huy động và đi vay của ngân hàng. Nếu ngân hàng khơng có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh tốn khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Điều này rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng.

Thứ ba: Ðối với khối NHTM cổ phần, giai đoạn từ năm 2008 đến nay đã chứng

kiến sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình vào khoảng 45%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn tự có của nhóm NHTM cổ phần lại không theo kịp tốc độ mở rộng tổng tài sản. Hệ số CAR cho thấy khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những rủi ro do tài sản gây ra. Nếu CAR thấp, quy mơ vốn tự có nhỏ bé khơng đủ bảo vệ ngân hàng khi thị trường biến động. Đặc biệt trong năm 2010 và 2011, CAR của các ngân hàng có xu thế giảm. Hơn thế, theo khuyến nghị của Basel III, trong tình huống hệ số an tồn vốn ổn định nhưng tỷ lệ đòn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống NHTM. Ðối với khối NHTM cổ phần, xu hướng hệ số địn bẩy tài chính cao có thể nhận thấy khá rõ. Nên khả năng chống đỡ rủi ro là đáng lo ngại.

Thứ tư: Một số ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm

tín dụng của mình giảm sút hoặc có luồng thơng tin dư luận xấu, ngân hàng sẽ đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được. Ngân hàng cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh khoản.

Thứ năm: Việc các ngân hàng không đảm bảo mục tiêu của quản trị thanh khoản

là đảm bảo thanh khoản mà hướng tới mục tiêu lợi nhuận, sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với tỷ lệ cao, sử dụng vốn liên ngân hàng để cho vay nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, nắm giữ q ít tài sản có tính thanh khoản cao. Việc này lảm ảnh hưởng đến độ lệch thanh khoản kỳ hạn cao, khi thị trường bị điều chỉnh thì ngân hàng thiếu vốn, phải quay sang vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.

Thứ sáu: Trình độ và kiến thức quản trị thanh khoản có những hạn chế nhất định.

Khả năng quản trị và kiểm soát rủi ro của cán bộ chưa tốt, chưa được đào tạo chính quy. Cơ cấu bộ phận quản trị thanh khoản chưa thực sự làm tốt vai trò của mình, cách thức quản trị rủi ro thanh khoản hiện tại chưa đúng với tầm vóc và yêu cầu quản trị, chưa có chiến lược quản trị dài hạn và cân đối nguồn vốn hợp lý, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề thanh toán hàng ngày. Việc quản trị rủi ro thanh khoản không đảm bảo nguyên tắc thường xuyên liên tục, không được theo dõi khi mà thị trường vốn thuận lợi, khơng có biến động gì xảy ra. Các tỷ lệ an tồn vốn, tính cân đối kỳ hạn huy động và cho vay bị cho qua khi mà rủi ro đang tiềm tàng trong hệ thống. Hơn nữa, các ngân hàng chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm tập hợp thơng tin kinh tế vĩ mơ, đánh giá tình hình thị trường, nghiên cứu, phân tích độc lập nhằm tư vấn, cung cấp thông tin về rủi ro cho ngân hàng. Nếu có bộ phận này thì việc hỗ trợ quản trị thanh khoản của ngân hàng sẽ tốt hơn.

Thứ bảy: Mặc dù hệ thống mạng lưới chi nhánh rất nhiều nhưng việc quản lý

thanh khoản ở các chi nhánh chưa được xem xét trên nguyên tắc là một “ngân hàng độc lập”. Thanh khoản của chi nhánh phụ thuộc hoàn toàn vào hội sở. Chỉ số quản lý thanh khoản ở chi nhánh chưa được báo cáo. Việc tài trợ vốn từ hội sở và phụ thuộc vào hội sở đã làm gia tăng gánh nặng cho việc cân đối điều hòa vốn cho hệ

thống. Việc này dẫn đến tình trạng là hội sở phải cân đối ln nhu cầu cho các chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Qua số liệu phân tích các chỉ tiêu đã cho thấy tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2012 kém ổn định và còn nhiều lỗ hổng. Quy định về đảm bảo tiền gửi dự trữ bắt buộc của NHNN vẫn được các ngân hàng duy trì đầy đủ bằng vốn vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn tiền gửi của khách hàng được đem đi cho vay với tỷ lệ cao. Những chứng khốn có tính thanh khoản cao chiếm tỷ trọng khá thấp. Khi lượng cung tiền bị siết chặt cũng là lúc lãi suất tăng cao, trong khi các khoản cho vay chưa thể thu hồi (hay khó thu hồi), khả năng thanh khoản sụt giảm là điều tất yếu. Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khối NHTM nhà nước hay có phần sở hữu nhà nước có phần giữ vai trị chi phối, cơng tác quản lý và thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN cịn một số bất cập thì những NHTM cổ phần nhỏ, kỹ năng quản trị thấp, nền tảng công nghệ chưa hiện đại thì việc quản trị thanh khoản khơng đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN VIỆT NAM 3.1 Các giải pháp chính – đối với các ngân hàng 3.1.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết

Theo quy định trong thông tư số 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng CAR đạt mức 9%. Trên bình diện chung, các NHTM cổ phần Việt Nam đều đạt mức tối thiểu này. Tuy nhiên, tỷ lệ CAR cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch tốn đúng dự phịng cho các khoản nợ quá hạn. Lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí dự phịng gia tăng, làm ăn mịn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có. Hơn thế nữa, theo “Financial Management and Analysis of Projects” của ADB năm 2005, đối với các nền kinh tế mới nổi hệ số này nên ở mức 12%. Do đó, các ngân hàng cần xây dựng lộ trình để hướng tới tỷ lệ CAR tối thiểu ở mức 12% theo thông lệ thế giới, và xa hơn là tiến tới việc tiếp cận thông lệ thế giới, lượng hóa cả rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường trong hoạt động của các TCTD, áp dụng trụ cột số 2 và số 3 của Basel 2 (quy trình kiểm tra, kiểm sốt của cơ quan chủ quản và các nguyên tắc thị trường). Có như vậy khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro làm thất thoát tài sản, ngân hàng vẫn còn khả năng bù đắp các thiệt hại đó, dịng tiền của ngân hàng không bị tác động mạnh để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc tăng vốn tự có sẽ khơng đồng nghĩa với CAR sẽ tăng nếu như các ngân hàng sử dụng vốn để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần. Thay vào đó, ngân hàng nên sử dụng cho các mục đích khác nhằm làm tăng tính thanh khoản của nguồn vốn này như đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các mảng dịch vụ, sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng, dòng tiền vào của ngân hàng sẽ gia tăng khi có nguồn thu phí dịch vụ và nguồn tiền gửi, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều từ hoạt động tín dụng vốn gặp rủi ro thường xuyên hơn. Hơn nữa, một ngân

ngân hàng thu hút nguồn tiền gửi từ khu vực dân cư, nguồn vốn huy động của ngân hàng trở nên dồi dào hơn.

3.1.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa từng nhóm khoản mục tài sản có và nợ tương

ng

Thực chất đây là việc áp dụng chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” hay quản trị thanh khoản cân bằng. Một chiến lược quản trị thanh khoản chỉ dựa vào tài sản nợ hoặc chỉ dựa vào tài sản có đều có những bất lợi. Hiện nay, tỷ trọng của khoản mục cho vay khách hàng cịn cao, nên ngân hàng khơng thể dựa vào tài sản có để đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính. Cịn nếu chỉ dựa vào tài sản “Nợ” giúp ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhưng lại khiến cho các ngân hàng phụ thuộc vào thị trường tiền tệ. Trong thời gian qua, một số NHTM cổ phần có tỷ lệ đi vay trên thị trường liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới 50% hoặc cao hơn so với dư nợ cho vay. Do thị trường tiền tệ biến động phức tạp bởi chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các ngân hàng này có nhiều thời điểm phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm và cá biệt tới 40%/năm, nhưng lãi suất cho vay chỉ có tối đa là 21%/năm. Do vậy khơng những khả năng thanh khoản bị đe doạ mà còn ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận. Do đó, Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) của các ngân hàng cần giám sát chặt chẽ hơn danh mục tài sản nợ - tài sản có theo kỳ hạn, phịng nguồn vốn và phịng đầu tư cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn khi kiểm tra trạng thái thanh khoản ròng hàng tháng.

Đối với quản lý tài sản có, trước các ngân hàng cần sàng lọc khách hàng vay vốn có uy tín thơng qua việc xây dựng phần mềm đánh giá, xếp hạng khách hàng và cần phải điều chỉnh giảm tỷ trọng của khoản mục cho vay; tiến hành đầu tư đa dạng các loại chứng khốn, trong đó chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư chứng khốn chính phủ làm dự trữ thứ cấp.

Đối với quản lý tài sản nợ, đòi hỏi ngân hàng cần cân nhắc các rủi ro phụ cũng như khoản chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất vay của các ngân hàng khác) và mức lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư tín dụng và chứng khốn. Mục

tiêu chính của phương thức quản lý này là bảo đảm thanh khoản, bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và duy trì chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra. Ngoài việc xem các khoản tiền gửi từ thị trường bán lẻ là nguồn vốn tín dụng hàng đầu, ngân hàng cần tìm cách thu hút thêm nguồn vốn vay mới bằng cách phát hành các loại các giấy tờ có giá và cân đối tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng không vượt quá 50% nhằm đảm bảo sự an toàn thanh khoản. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần quan tâm hơn nữa đền việc duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vì mức chênh thanh khoản rịng thường ở trạng thái âm đối với kỳ hạn 1 tháng và từ 1 – 3 tháng. Việc cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc nguồn vốn ngắn hạn phải tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn thì tài trợ cho nhu cầu dài hạn còn giúp ngân hàng quản lý được rủi ro lãi suất. Một thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới nhiều cách thức khác nhau: tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu nhập tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ. Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường có xu hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn; do đó lợi nhuận có thể bị giảm. Lãi suất thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất tăng, giá trị của cả tài sản và nợ đều giảm; nhưng thông thường, tác động đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị ròng. Mặc dù, những thay đổi này không tác động đến lợi nhuận, nhưng làm thay đổi trạng thái vốn của ngân hàng.

3.1.3 Đặc biệt quan tâm đến việc quản trị thanh khoản ngân hàng trong việc

quản trị tài sản nợ

Quản trị tài sản nợ và quản trị thanh khoản có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nội dung của quản trị thanh khoản là (i) hình thành danh mục tài sản có thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc và đáp ứng nhu cầu thanh khoản diễn ra hàng ngày; (ii) hình thành một danh mục tài sản nợ sao cho giảm được lượng tài sản thanh khoản phải duy trì bên tài sản có. Chiến lược quản trị tài sản nợ của ngân hàng có nội dung rộng hơn những quyết định tăng vốn như phải xác định nhu cầu

dự trữ, dự án tăng trưởng tài sản có, điều kiện thị trường trong và ngồi nước và chi phí vốn dự kiến, trong đó ngân hàng phải xử lý việc đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro. Về mặt kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư có đặc trưng là ngắn hạn nhưng những nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy phần lớn số dư của nguồn vốn đó lại ổn định thường xuyên giống như nguồn vốn dài hạn. Do đó, trước hết ngân hàng cần có biện pháp khai thác vốn từ khu vực dân cư vì có tính ổn định trong dài hạn và có chi phí thấp hơn thị trường bán buôn. Để phát triển nguồn vốn này, thứ nhất ngân hàng cần chuẩn bị mạng lưới bán lẻ rộng khắp như triển khai phòng giao dịch, hệ thống chi nhánh và kênh phân phối điện tử và phát triển thị trường tài chính cho thị trường này. Thứ hai, ngân hàng phải đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào một phân khúc thị trường cá biệt nào, khu vực địa lý nào, công cụ huy động vốn nào, kỳ hạn nào, cơ sở khách hàng nào và đồng tiền nào. Khi huy động vốn bằng ngoại tệ, phải xử lý rủi ro hối đoái thật tốt. Khi nguồn vốn là đa dạng cao ngân hàng được đảm bảo tốt hơn về thanh khoản trong mọi điều kiện của thị trường. Thứ ba, ngân hàng cần có chiến lược tăng nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định. Một danh mục tài sản nợ có kỳ hạn dài sẽ cho phép ngân hàng tránh được sự không

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)