TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO lập “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Trang 58 - 60)

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các Bộ , ngành, địa phương triển khai , giám sát việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt mục tiêu quy hoạch đề ra.

Chủ trì tổ chức xây dựng, phê duyệt và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan cân đối và bố trí nguồn vốn cho phát triển thủy sản theo Quy hoạch tổng thể và các chương trình dự án đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, mặt nước, bãi bồi cửa sông ven biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên cho phát triển thủy sản. Phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng và Ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn về môi trường trong sản xuất thủy sản phục vụ phát triển thủy sản.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT trong đề xuất các đề tài, dự án khoa học thủy sản, phối hợp cùng Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn sự nghiệp khoa học cho các đề tài, dự án thủy sản, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Bộ Quốc phòng

Phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành có liên quan trong tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các lực lượng dân sự trong tuần tra, kiểm soát trên biển để bảo vệ hỗ trợ ngư dân bảo đảm an toàn trong sản xuất, khai thác hải sản trên biển; tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời cho ngư dân khi gặp rủi ro trên biển…

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng

UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt, đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy sản của địa phương phù hợp với Quy hoạch tổng thể, định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Huy động và bố trí các nguồn lực, phối hợp với cơ quan chuyên ngành tổ chức xây dựng các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư phát triển thủy sản địa phương.

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

(1) Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010. Quy hoạch đã cụ thể hóa các giải pháp nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nghề cá, hoàn thành cơ bản vào năm 2020, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước đến năm 2020 đã được Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI thông qua.

(2) Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản là chuyển mạnh từ sự tăng trưởng về số lượng sang chất lượng, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới cùng với đào tạo sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo hài hòa hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, quan hệ quốc gia, quốc tế. Đồng thời, phát triển ngành thủy sản luôn gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng trên biển và hải đảo.

(3) Quy hoạch phát triển ngành thủy sản chú trọng đề xuất các ý tưởng phát triển KHCN, trong đó chú trọng các dự án nghiên cứu sản xuất giống thủy hải sản đặc biệt quí hiếm, các dự án nghiên cứu sản xuất giống sạch bệnh, các dự án nghiên cứu công nghệ, vật liệu mới nhằm thay thế gỗ đóng tàu cá, các dự án nghiên cứu về dinh dưỡng để sản xuất thức ăn NTTS, sản xuất thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, các dự án nghiên cứu công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, nghiên cứu công nghệ bảo quản sau thu hoạch… Đồng thời là các ý tưởng về xây dựng lực lượng, đội ngũ cán bộ lao động thủy sản, từ đào tạo thủy thủ, thuyền, máy trưởng, đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi nghề, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ KHKT trình độ cao, … Đáng chú ý là các ý tưởng, các biện pháp, bước đi để thực hiện CNH-HĐH nghề cá thông qua các đề xuất xây dựng, hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung theo mô hình công nghiệp, hình thành các Trung tâm nghề cá lớn làm cơ sở nền tảng, động lực, đầu tàu để thực hiện CNH-HĐH nghề cá.

(4) Các giải pháp được lưa chọn dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn quản lý phát triển ngành thủy sản qua 25 năm đổi đổi mới và phát triển thông qua việc phân tích những thuận lợi, khó khăn, và nguyên nhân của những tồn tại khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao, khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong quá khứ, hướng ngành thủy sản phát triển bền vững trong giai đoạn quy hoạch.

(5) Trong tổ chức thực hiện được quy hoạch, Dự án đã chú ý các biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của ngành thủy sản, thông qua việc tổ chức lại hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản từ Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cán bộ và thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính. Song hành với tăng cường năng lực quản lý nhà nước Dự án đặc biệt coi trọng vai trò của các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp, chú ý phát huy tiềm năng, thế mạnh của quản lý cộng đồng.

(6) Bài học hơn 50 năm xây dựng và phát triển ngành thủy sản Việt Nam, nhất là 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến 2020, tầm nhìn 2030 là sự kế thừa có chọn lọc các thành quả của hơn nửa thế kỷ đã qua, là khâu chuẩn bị, là các thiết kế để nghề cá Việt

60

Nam bước vào các năm tiếp theo của thế kỷ XXI, cơ bản CNH-HĐH vào năm 2020.

KIẾN NGHỊ

(1) Phát triển ngành thủy sản đồng bộ với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của các tỉnh (thành phố). Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành thủy sản trong giai đoạn quy hoạch là rất lớn, thiếu vốn đầu tư cũng đồng nghĩa với dự án bị “quy hoạch treo” không có tính khả thi, để giúp ngành thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới đề nghị Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm tạo mọi điều kiện về nguồn vốn đầu tư, chỉ đạo, giúp đỡ để ngành thủy sản và các địa phương trên toàn quốc trong thời gian tới phát triển được thuận lợi và hiệu quả.

(2) Quy hoạch tổng thể ngành phát triển thủy sản phải đồng bộ với quy hoạch của các tỉnh (thành phố) trong thời gian tới quy hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng và từng địa phương, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản và các địa phương tiến hành giám sát việc thực hiện quy hoạch đối với các chỉ tiêu cụ thể qua từng năm, 05 năm trên cơ sở đó xây dựng điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với thực tế của địa phương và ngành thủy sản Việt Nam.

(3) Nhằm đảm bảo cho quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đi vào thực tế cuộc sống, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường-an ninh quốc phòng, đề nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT xử lý nghiêm các tỉnh/thành phố nào trên cả nước đề xảy ra tình trạng phát triển tự phát ngoài vùng quy hoạch…

(4) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể thủy sản toàn quốc đến năm 2020, định hướng 2030, Bộ NN&PTNT tiếp tục cho phép quy hoạch chi tiết từng vùng kinh tế sinh thái để làm cơ sở tiến hành thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO lập “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)