Quy hoạch phát triển các Trung tâm nghề cá lớn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO lập “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Trang 45 - 48)

Hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm, các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, các cụm công nghiệp chế biến thủy sản hiện đại; trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn lực sẵn có nhằm xây dựng các vùng kinh tế thủy sản năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trở thành động lực phát triển, giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Phát huy thế mạnh của toàn vùng cùng với thế mạnh của từng địa phương, đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thương mại hóa nghề cá, các trung tâm nghề cá lớn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh các sản phẩm thủy sản Việt Nam, tạo ra thị trường thủy sản có sức hút trong khu vực và quốc tế. Việc gắn kết các khâu trong chuỗi giá trị thủy sản sẽ là khâu đột phá để các trung tâm nghề cá lớn trở thành cực thu hút đầu tư và tăng trưởng trong những thập niên tới.

1) Vùng biển Vịnh Bắc Bộ: Hình thành trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng;

2) Vùng biển miền Trung: Hình thành 2 trung tâm nghề cá lớn vùng biển Đông tại Đà Nẵng và Khánh Hòa;

3) Vùng biển Đông Nam Bộ: Hình thành trung tâm nghề cá lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu;

4) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Hình thành Trung tâm phát triển thủy sản tại Cần Thơ;

46

4.3.4.2. Quy hoạch hậu cần dịch vụ khai thác thủy sản

1) Hệ thống cảng cá, bến cá: Tập trung hoàn chỉnh hệ thống cảng, bến cá ven biển, đảo, các cửa sông có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có năng lực khai thác lớn, đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền nghề cá. Đến năm 2020, đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng mới 211 cảng cá và bến cá, với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 2.360.000 tấn/năm. Trong đó, dọc ven biển có 178 cảng cá, bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng, bến là 2.145.000 tấn/năm; tuyến đảo có 33 cảng cá, bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng, bến là 215.000 tấn/năm.

Bảng 4.31. Quy hoạch cảng cá, bến cá đến 2020

TT Vùng biển Tổng số

Phân theo tuyến Phân loại theo quy mô

Tuyến bờ Tuyến đảo Cảng cá loại I Cảng cá loại II Bến 1 Vịnh Bắc Bộ 65 56 9 4 24 37 2 Trung Bộ 73 64 9 4 41 28

3 Đông Nam Bộ 45 43 2 5 22 18

4 Tây Nam Bộ 28 15 13 2 9 17

Cả nƣớc 211 178 33 15 96 100

2) Khu neo đậu tàu thuyền nghề cá: Tập trung đầu tư xây dựng mới các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có vị trí quan trọng ven biển, đảo, cửa sông có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng thời tập trung nâng cấp, hoàn chỉnh các khu neo đậu tránh trú bão hiện có, gắn với cảng cá, bến cá, khu hậu cần dịch vụ ở các địa phương ven biển và hải đảo, đảm bảo đáp ứng nhu cầu neo đậu tránh trú bão và dịch vụ hậu cần cho tàu cá, nâng cao hiệu qủa sử dụng của hệ thống khu neo đậu tránh trú bão. Đến năm 2020, đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng mới 131 khu neo đậu tránh trú bão đáp ứng chỗ neo đậu cho 84.200 tàu cá. Trong đó, tuyến bờ có 114 khu neo đậu, đáp ứng cho 75.650 tàu cá neo đậu; tuyến đảo có 17 khu neo đậu, đáp ứng cho 8.550 tàu cá neo đậu.

Bảng 4.32. Quy hoạch khu neo đậu tàu cá đến 2020

TT Vùng biển Tổng số Phân theo tuyến biển

Tuyến bờ Tuyến đảo

1 Vịnh Bắc Bộ 35 32 3

2 Trung Bộ 57 52 5

3 Đông Nam Bộ 23 21 2

4 Tây Nam Bộ 16 9 7

Cả nƣớc 131 114 17

3) Cơ khí đóng sửa tàu thuyền nghề cá: Tập trung nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới dịch vụ cơ khí đóng sửa tàu thuyền nghề cá nhằm nâng cao năng lực chế tạo phụ tùng phụ kiện, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng, bảo hành và thiết bị cơ khí thuỷ sản. Nâng cấp các cơ sở đóng sửa tàu thuyền nghề cá có quy mô lớn theo các vùng cho phù hợp với trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá và định hướng phát triển đến năm 2020. Qua đó, tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền

47

nghề cá tập trung tại một số tỉnh, thành phố ven biển như Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang.

4) Cơ sở cung cấp lưới sợi, nước đá: Nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở sản xuất nước đá khoảng 120 - 130 nhà máy sản xuất nước đá, với khả năng cung cấp nước đá khoảng 3.000 tấn/ngày để đảm bảo đủ nhu cầu nước đá của các đội tàu đánh bắt và nhà máy chế biến thủy sản.

Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi có quy mô lớn khoảng 10 - 12 cơ sở với năng lực sản xuất 12.000 - 15.000 tấn lưới sợi/năm, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho hoạt động khai thác.

5) Quy hoạch hậu cần dịch vụ NTTS

5.1) Quy hoạch sản xuất giống thủy sản nuôi nước mặn lợ: a) Quy hoạch sản xuất giống tôm nước lợ

Đến năm 2015, sản xuất giống tôm sú đa ̣t 30.000 triệu con PL/năm, công suất tối thiểu 25 triệu con/trại/năm; sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đa ̣t 33.000 triệu con, công suất tối thiểu 100 triê ̣u con/trại/năm.

Đến năm 2020, sản xuất giống tôm sú đạt 29.000 triệu con PL/năm, công suất tối thiểu 30 triệu con/trại/năm; sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đa ̣t 57.000 triệu con, công suất tối thiểu 150 triê ̣u con/trại/năm.

b) Quy hoạch phát triển sản xuất, cung ứng giống nhuyễn thể: Tổng số lượng giống nhuyễn thể theo nhu cầu nuôi đến năm 2015 là 50.000 triệu con và đến 2020 là 60.000 triệu con. Công suất trung bình 01 trại đến năm 2015 là 50÷80 triệu con và đến năm 2020 là 70÷100 triệu con.

Sản xuất giống nhuyễn thể tập trung tại các tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Quy hoạch sản xuất, cung ứng giống cá biển: Tổng số lượng giống cá biển theo nhu cầu nuôi đến năm 2015 là 120 triệu con, và đến 2020 là 190 triệu con.

d) Quy hoạch sản xuất, cung ứng giống thủy sản mặn, lợ khác. - Giống tôm hùm:

Khoanh vùng bảo vệ bãi đẻ và giống tôm hùm trên vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Ổn định khai thác nguồn giống tôm hùm tự nhiên từ 600.000 – 700.000 con/năm.

Hình thành trạm nghiên cứu, sản xuất giống tôm hùm tại Khánh Hòa thuộc Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Trung để nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và sản xuất giống cho nuôi thương phẩm và tái tạo nguồn lợi.

- Giống cua, ghẹ:

Đến năm 2015 sản xuất 1,5 tỷ con với 300 trại giống với công suất thiết kế đạt 5 triệu con/trại/năm.

48

Đến năm 2020 sản xuất giống cua ghẹ đạt 2,0 tỷ con với 400 trại giống, công suất đạt 5 triệu con/trại/năm. Vùng sản xuất giống tại các địa phương có nhiều đầm phá ven biển (Cà Mau, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Ninh...)

5.2) Quy hoạch phát triển sản xuất, cung ứng giống thủy sản nước ngọt

a) Quy hoạch sản xuất, cung ứng giống cá tra:

Sản xuất giống cá tra ở các tỉnh nuôi trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long , đến năm 2015 sản xuất 3.000 triê ̣u con gi ống, đến năm 2020 sản xuất 3.500 triê ̣u con giống, trong đó:

- Cung cấp đàn cá hâ ̣u bi ̣ cho ̣n giống cho các tra ̣i sản xuất giống do Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngo ̣t Nam bô ̣ và Trung tâm giống thủy sản các tỉnh An Giang , Đồng Tháp.

- Sản xuất cá bột nòng cốt là Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và các trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hâ ̣u Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.

b) Quy hoạch sản xuất, cung ứng giống cá rô phi:

Tổng số lượng giống rô phi sản xuất và cung ứng theo nhu cầu nuôi đến năm 2015 là 350 triệu con, công suất tối thiểu 01 trại đến năm 2015 là 3-5 triệu con/trại/năm.và đến 2020 nhu cầu giống là 400 triệu con.

Sản xuất cá rô phi giống nòng cốt là Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và các trại sản xuất cá rô phi giống ở Tiền Giang, Đồng Tháp và Hà Nội.

c) Quy hoạch phát triển sản xuất, cung ứng giống cá truyền thống:

Tổng số lượng giống cá truyền thống đáp ứng theo nhu cầu nuôi đến năm 2015 là 15.000 triệu con và đến 2020 là 19.000 triệu con để đạt mục tiêu sản lượng cá truyền thống đến năm 2020 là 850.000 tấn.

Việc sản xuất cá giống nuôi truyền thống tập trung vào nâng cáo chất lượng giống và bổ sung giống mới làm phong phú cơ cấu đàn giống để sản xuất được nhiều đối tượng, chất lượng cao, sạch bệnh cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi trồng.

d) Quy hoạch phát triển sản xuất và cung ứng giống tôm càng xanh

Số lượng giống tôm càng xanh đến năm 2015 sản xuất đạt 1.500 triệu con, công suất tối thiểu một trại là 20 triệu con/trại; đến 2020 sản xuất được 2.000 triệu con với công suất tối thiểu 25 triệu con/trại/

e) Quy hoạch sản xuất giống cá nước lạnh

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống, sản xuất trứng cá thụ tinh, cá bột cung cấp cho các cơ sở ương giống là Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh miền Bắc (Lào Cai) thuộc Viện nghiên cứu NTTS I và Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Lâm Đồng) thuộc Viện nghiên cứu NTTS III.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO lập “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)