Phương pháp nuôi vỗ

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre pptx (Trang 26 - 36)

Các loài tảo biển đang được nuôi cấy là nguồn thức ăn chính được cung cấp trong quá trình nuôi vỗ. Nguồn thức ăn khác là các loài tảo tự nhiên được tạo ra bằng việc bón phân gây màu trong ao. Ngao được cho ăn hàng ngày với hỗn hợp các loài tảo: Nanochloropsis sp,

Chaetoceros sp với tỷ lệ 1,5:1,5 tỷ tế bào/ngao/ngày. Tần suất cho ăn được điều chỉnh 6 lần/ngày (6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ và 21 giờ). Hỗn hợp ít nhất 2 loài tảo, theo tỷ lệ

như trên sẽ có hiệu quả hơn việc sử dụng 1 loài tảo. Việc cung cấp một tỷ lệ các loài tảo có giá trị dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ sẽ tạo ra hiệu quả tốt trong việc sản xuất ấu trùng.

Hình 19: Kích thích ngao sinh sản

Theo Jone (1981), Blake và Hessselman (1986), Kent và nnk (1998), các giai đoạn hình thành giao tửđã được mô tả dưới đây:

- Không xác định: không có dấu hiệu rõ ràng của túi noãn hoặc nguyên bào tinh

Con đực:

- Giai đoạn phát triển sớm: các vách nang dày với nguyên bào tinh, tiền khoang chứa tinh phát triển ở trong khoang

- Giai đoạn phát triển muộn: nhiều khoang chứa tinh thứ cấp, tiền tinh trùng tập trung ở trong khoang

- Giai đoạn chín: đám tinh trùng thành thục trong khoang

- Giai đoạn sinh sản: một phần hoặc toàn bộ xoang chứa tinh dịch trống rỗng, phát triển tiền nguyên tinh bào dày đặc trong các vách xoang tế bào

Con cái:

- Giai đoạn phát triển sớm: túi noãn gắn vào các vách xoang, noãn bào gia đoạn sớm đang gắn vào màng

- Giai đoạn phát triển muộn: sự giải phóng các noãn bào đầy trong xoang, một vài não bào vẫn còn gắn với màng

- Giai đoạn chín: các noãn bào lớn, tròn rụng đầy khoang của nang - Giai đoạn sinh sản: sự rụng một phần hoặc toàn bộ trứng, buồng trứng trở

Giai đoạn I Giai đoạn II

Giai đoạn III Giai đoạn IV

Hình 20: Các giai đoạn khác nhau trong phát triển buồng trứng

4.1.3. Kỹ thuật kích thích sinh sản

Ngao bố mẹ thành thục được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ngọt sau đó được chuyển vào bể cho sinh sản, con đực và cái được bố trí vào trong cùng một bể. Mùa vụ sinh sản của ngao diện ra vào cuối mùa Xuân và mùa Hè hàng năm (từ tháng 4 đến tháng 9). Trong một quẩn thể, ngao đực thường phóng tinh trước, chúng đóng vai trò hấp dẫn để con cái sinh sản. Quá trình thụ tinh được diện ra trong nước.

Các phương pháp kích thích sinh sản được sử dụng dưới đây:

9 Phơi khô: trước khi sinh sản, đưa ngao sinh sản ra khỏi bể nuôi vỗ và phơi chúng trong bóng mát trong 5 giờ. Ngao bố mẹ cũng được giữ khô ở bàn đẻ

qua một đêm, sau đó nước được cấp vào sáng hôm sau để kích thích sinh sản. 9 Sốc nhiệt: sử dụng máy nâng nhiệt hoặc đá lạnh để thay đổi nhiệt độ trong bể

đẻ khoảng 40C nếu con bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên. Nếu con bố mẹđược nuôi vỗ, nhiệt độ nước nên được nâng lên tới 280C trong vòng 45 phút. Lặp lại phương pháp này lần 2 nếu không có hiện tượng sinh sản diện ra trong lần 1. Nếu qua hai lần kích thích mà không thu được ngao sinh sản, thì con bố mẹ

chưa được sẵn sàng vềđộ chín sinh dục. Chuyển chúng trở lại bể tiếp tục nuôi vỗđể cho sinh sản lần tới.

9 Sốc độ mặn: tăng độ mặn lên 32 ppt bằng việc cấp nước biển vào bểđẻ trong thời gian 30 phút và giảm tới 15 ppt bằng việc sử dụng nước ngọt trong thời gian 30 phút tiếp sau đó. Phương pháp này cũng có thể tiến hành lần 2 nếu ngao không sinh sản ở lần 1 và tiếp tục nuôi vỗ trở lại nếu cả hai lần kích thích không thành công.

4.1.4. Sự thụ tinh

Ngao đực và cái được giữ cùng một bể cho sinh sản, tinh trùng và trứng từ trong cơ

thể đi ra ngoài môi trường nước. Ngao đực phóng tinh trước, tinh đóng vai trò như là chất kích thích, hấp dẫn con cái đẻ trứng. Sự thụ tinh sẽ được diện ra sau 30 phút trong môi trường nước, sau đó biến thành ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (ấu trùng chữ D) sau 24 giờ.

5 giờ sau khi trứng được thụ tinh, chúng được thu lại bằng lưới lọc kích thước 30µm, sau đó được chuyển vào bểương với mật độ 20 ấu trùng/ml. Bằng cách lọc, trứng thụ tinh sẽ được rửa nhằm loại bỏ tạp chất và tinh trùng bám ở ngoài bể mặt trứng. Tạp chất và tinh trùng dư thừa có thể làm ô nhiễm môi trường do chúng giàu protein.

Hình 21: sự phát triển của hợp tử, từ trái qua phải: 1- trứng với chưa thụ tinh, tinh trùng vây xung quanh thành đám mây; 2- trứng đã thụ tinh, xuất hiện cực đầu tiên (cực động vật) sau thụ tinh 30 phút, tinh trùng trở thành dạng đám (đám mây) bám xung quanh trứng; 3- sự phân chia tế bào; 4- ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (ấu trùng chữ D).

Khoảng 24 giờ sau khi thụ tinh, khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn đỉnh vỏ thẳng (giai đoạn chữ “D”), chúng được lọc qua lưới 50µm và chuyển vào bể 3000L để tiến hành

Phần 5

VẬN HÀNH TRẠI GIỐNG: PHƯƠNG PHÁP ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG, THU ẤU TRÙNG BIẾN THÁI VÀ XUỐNG ĐÁY

5.1. K thut ương nuôi u trùng

Ấu trùng được tiến hành ấp trong bể nhỏ (500L) sau 24 giờ khi chuyển sang giai đoạn

đỉnh vỏ thẳng (D-veliger), chúng được chuyển qua bể có kích thước lớn hơn (3000L) để tiếp tục ương nuôi ở mật độ 10 con/ml. Ấu trùng thường trải qua giai đoạn bơi lội tự do trong vòng 8 – 10 ngày rồi biến thái chuyển sang giai đoạn xuống đáy. Các yếu tố môi trường như:

độ mặn, pH, ô xy hoà tan, độ mặn, nhiệt độ được ghi chép hàng ngày để đảm bảo ấu trùng

được ương nuôi trong điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, ngao M. lyrata là loài thân mềm nhiệt

đới, chúng có thể phát triển trong điều kiện có sự biến động mạnh về các điều kiện môi trường: độ mặn dao động trong khoảng 10 đến 30 ppt, ô xy hoà tan từ 3 đến 5 mg/l, nhiệt độ

nước từ 22 đến 310C.

Hình 22: Giai đoạn muộn của hợp tử (trái) và giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (D-veliger)

5.1.1. Thay nước và vệ sinh ấu trùng

Ương nuôi ấu trùng ngao được tiến hành trong bể 3000L, sục khí thường xuyên. Nước trong bểương được thay từ từ 100% sau mỗi 2 ngày ương nuôi, bểương sau đó được vệ sinh, tẩy trùng bằng dung dịch HCl 1% hoặc dung dich Iốt 1%, để khô ráo 1 ngày trước khi sử dụng. Trong quá trình thay nước, ấu trùng đồng thời được lọc bằng việc sử dụng rây lọc (Hình 23) và chuyển qua bểương mới. Quá trình lọc ấu trùng được tiến hành trong nước, tránh tính trạng ấu trùng bị va đập gây dập vỡ. Kích thước mắt lưới của rây lọc được nâng lên theo kích thước của ấu trùng (Bảng 4).

Kích thước ấu trùng (μm) Kích thước mắt lưới rây lọc 1 (μm) Kích thước mắt lưới rây lọc thứ 2 (µm) 60 30 80 45 100 60 45 150 100 60 200 150 100 230 180 150

Bảng 4: Kích thước mắt lưới của rây phù hợp Hình 23: Thay nước và lọc ấu trùng với kích thước ấu trùng

Trong thời gian ương nuôi, ấu trùng được đo kích thước vào mỗi buổi sáng để theo dõi tăng trưởng và được định lượng sau khi lọc để biết tỷ lệ sống (2 ngày /lần, trùng với thời gian lọc và vệ sinh bể).

Hình 24: Ấu trùng đỉnh vỏ thẳng -D-veliger (trái) và đo kích thước ấu trùng qua kính hiển vi (phải)

Ấu trùng được lọc qua rây 1 có kích thước lớn hơn để phân cỡ, loại kích thước bé hơn qua rây 1 được lọc lại rây thứ 2, kích thước nhỏ hơn. Phương pháp lọc này sẽ tách được ấu trùng kích thước khác nhau để ương nuôi. Ấu trùng có kích thước lớn, đồng nghĩa với việc tăng trưởng và phát triển tốt sẽđược ương riêng và sẽ loại bỏ loại ấu trùng có kích thước bé hơn, thường yếu hơn nếu tỷ lệ này chiếm ít (thường dưới 10%).

5.1.2. Tỷ lệ cho ăn và chếđộ cho ăn

Thức ăn cho ấu trùng bơi tự do và ấu trùng sống đáy (tại ARSINC) được sử dụng bởi hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros sp.

Tỷ lệ cho ấu trùng ăn được duy trì với mật độ 100.000 tế bào/ml hỗn hợp 3 loài tảo kể

trên. Tần suất cho ăn được điều chỉnh 4 giờ/lần vào ban ngày. Sau 8 đến 10 ngày ấu trùng sẽ

5.1.3. Đo kích thước ấu trùng

Cùng với thời gian thay nước, vệ sinh ấu trùng, ấu trùng cũng đã được thu mẫu đểđo kích thước, kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Sau mỗi mẻ thu hoạch, ấu trùng được giữ trong xô 20L, đảo đều ấu nước với ấu trùng trong xô và tiến hành lấy 1ml ấu cho vào buồng đếm (Hình 25).

Tổng số ấu trùng được tính toán trên cơ sở mẫu định lượng và tổng thể tích xô chứa

ấu trùng.

Hình 25: Buồng đếm động vật kích thước hiển vi với thể tích cốđịnh 1ml

5.1.4. Sự tăng trưởng của ấu trùng

Sự tăng trưởng và các giai đoạn phát triển của ấu trùng từ giai đoạn D-veliger tới biến thái sống đáy được chỉ ra ở hình dưới đây (Hình 26)

Điều kiện môi trường thích hợp để cho ấu trùng phát triển và biến thái nhanh đó là nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 270C và thức ăn đầy đủ với hỗn hợp các loài tảo kể trên. Kích thước ấu trùng ở giai đoạn D-veliger là 60 μm tới giai đoạn xuống đáy đạt 230 μm trong thời gian 8 đến 10 ngày.

5.1.5. Giai đoạn sống đáy và ương nuôi con giống sau khi xuống đáy

Ấu trùng phát triển đến giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ (pediveliger), khoảng ngày thứ 8, kích thước 200 μm, xuất hiện chân bò ở vùng bụng (Hình 27), chúng đánh dấu sự bắt đầu chuyển sang giai đoạn sống đáy, tỷ lệ xuống đáy đạt khoảng 80% từ giai đoạn ấu trùng chữ “D”. Ấu trùng xuất hiện chân bò sẽ được thu bằng lưới 150m và chuyển vào rây hình trụ với kích thước: đường kính 45 cm x chiều cao 30 cm,

đáy của rây được làm bằng lới nylon (Hình 28).

H

Hình 27: ấu trùng xuất hiện chân bò

Hệ thống bểương nuôi ấu trùng xuống đáy là hệ thống gồm 1 bể hình chữ nhật, kích thước 2 m x 0,6 m x 1 m, lắp đặt 10 rây hình trụở trên. Bơm chìm được đặt ởđáy bểđể bơm nước và tảo vào trong rây, đồng thời tạo dòng nước và ôxy cho ấu trùng ở trong rây. Ấu trùng được ương nuôi trong rây với mật độ 200.000 con/rây. Nước trong bểđược thay 50% hàng ngày và 100% trong 2 ngày. Trong thời gian thay nước, rây và ấu trùng đồng thời được vệ sinh bằng nước ngọt để loại bỏ sinh vật bám, thức ăn dừ thừa.

Thức ăn được duy trì với mật độ 150.000 tế bào/ml bằng hỗn hợp 3 loài tảo nhưở

phần ương nuôi ấu trùng. Tần suất cho ăn được điều chỉnh 4 giờ/lần. Độ mặn được duy trì ở

mức 25ppt. Các yếu tố môi trường khác (ôxy hoà tan, pH, nhiệt độ) được ghi chép hàng ngày

để bảo đảm ấu trùng được phát triển ởđiều kiện tốt nhất.

Hình 29: ấu trùng ngao xuống đáy thành con giống (a) và nền đáy nhân tạo -vỏ nhuyễn thể và cát (b)

Khi kích thước ấu trùng đạt đến 500 μm, gọi là con giống, chúng có thể được thu hoạch và tiếp tục ương trong ao nước lợđáy cát hoặc ở vùng bãi triều lặng sóng. Đây là một công đoạn nhằm tăng tỷ lệ sống của con giống trước khi đem thả ngoài môi trường tự nhiên thông qua việc thuần hoá chúng, và làm quen với điều kiện tự nhiên một cách từ từ.

Các yếu tố chính, cần thiết để cân nhắc trong việc thuần hoá ngao giống là: độ mặn, pH và nhiệt độ. Sự thay đổi đột ngột độ mặn, pH giữa trại sản xuất giống và ao ương là ngoài ý muốn. Nếu có sự thay đổi mạnh giữa độ mặn (3ppt) và giá trị pH (0,5 giá trị) thì cần thiết phải thuần hoá con giống khoảng 15 phút trước khi đem thả. Hệ thống ao gây màu nước sẽ được sử dụng để thuần hoá con giống dưới điều kiện tự nhiên bằng việc bơm nước cùng với tảo vào bểương. Ngao được làm quen từ từ với điều kiện tự nhiên thông qua việc tăng dần tỷ

lệ nước được thay cũng như nâng dần kích thước của lõi lọc nước. Sau 1 tuần đầu tiên, nước

được thay 2 ngày/lần khoảng 20%, lọi lọc kích thước khoảng 20 μm. Một tuần sau khi ấu trùng xuống đáy hoàn chỉnh, nước được thay 100%, nước mới bổ sung chỉ qua lọc cát. Các lần thay nước tiếp theo, nước được bơm trực tiếp từ ao đã gây màu.

5.2. Qun lý tri sn xut

Việc quản lý trại sản xuất giống tập trung cân nhắc ở các khía cạnh: vị trí trại giống phù hợp và các yêu cầu về nguồn lực cho vận hành trại. Các yếu tố dưới đây được xem xét trên góc độ lựa chọn vị trí và xây dựng trại giống.

o Kiểm soát nguồn nước và chất lượng nước

o Thiết bị, hạ tầng phục vụ sản xuất đại trà cho ít nhất 3 loài tảo biển o Diện tích, không gian phù hợp cho nuôi vỗ và sinh sản

o Thiết bị trại giống phục vụ cho ương nuôi ấu trùng bơi tự do và sống đáy o Thiết bị và diện tích phù hợp đểương nuôi con giống

5.2.1. Vệ sinh, tẩy trùng hệ thống bểương

Các bể ương nuôi ấu trùng cũng như các thiết bị sẽđược sử dụng trong trại sản xuất phải được vệ sinh bằng hoá chất và nước ngọt hoặc nước biển lọc sạch. Công việc này thường được tiến hành sau khi kết thúc một mẻ sản xuất và trước khi bắt đầu mẻ mới:

o Cấp nước biển lọc qua lõi lọc kích thước 2 μm với nhiệt độ và độ mặn phù hợp vào bể sản xuất

o Sử dụng đèn cực tím hoặc 2 – 5 mg/l chloril để xử lý nước nếu thấy ấu trùng phát triển không bình thường, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn bùng phát trong nước Bểương nuôi được sục khí thường xuyên, thông thường chỉ cần bố trí một vòi khí ở

trung tâm của bể, trên bề mặt đáy bể. Nguồn khí không được lẫn tạp chất như dầu mỡ hay khí CO2 và được lọc qua lõi lọc 0,22 μm hoặc 0,45 μm.

5.2.2. Hệ thống xử lý nước cần thiết để bảo đảm chất lượng và tạo nguồn nước luôn được chủđộng về chất lượng và số lượng luôn được chủđộng về chất lượng và số lượng

Chất lượng nước là yếu tố cần thiết đối với tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của ấu trùng. Lựa chọn vị trí xây dựng trại cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các nguồn lực cung cấp cho trại sản xuất. Tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu phải kểđến đó là nguồn nước và chất lượng nước. Hầu hết các khó khăn nảy sinh đều có thểđược giải quyết nếu trại ở vị trí dồi dào và có chất lượng cả về nguồn nước mặn và nguồn nước ngọt. Một vị trí mà chất lượng nước kém, nguồn nước không được xử lý phải được xem xét thận trọng.

Nguyên tắc về việc kiểm tra và quản lý hệ thống xử lý nước cần được đưa vào sản xuất. Các trại sản xuất quy mô công nghiệp sử dụng hệ thống báo động đối với những bắt gặp các vấn đề về chất lượng nước nên ngăn chặn được sự hao hụt của ấu trùng.

5.2.3. Nuôi vỗ ngao bố mẹ có chất lượng

Hệ thống sản xuất giống nhân tạo đối với các loài động vật ban đầu dựa vào chất lượng và số lượng của nguồn bố mẹ. Một vài điều kiện cần thiết bên ngoài đối với ngao bố

mẹ là chất lượng nước ổn định, khẩu phần dinh dưỡng bảo đảm, chất lượng vệ sinh tốt và không có sự xáo trộn vật lý. Nhưng điều quan trọng là con bố mẹ phải được nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường phù hợp, tác động tới sự thay đổi sinh lý trong cơ thể, kích thích sự thành thục của tuyến sinh dục.

Nguồn bố mẹ cũng có thể là từ tự nhiên hoặc từ các quần thể được nuôi trong ao.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre pptx (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)