Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 37 - 47)

3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM

3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP

Như đã đề cập trong khung phân tích tại Chương II, sau đây là những NCTH về các NHTMCP để chứng minh cho tác động của SHC tới việc không tuân thủ khung giám sát.

3.2.2.1 Trường hợp ACB

Hình 3.4 tại phần 3.1.3 đã cho thấy ACB có cấu trúc SHC khá phức tạp với nhiều NHTMCP khác. Thông tin công bố cho biết ACB đang nắm giữ cổ phần tại ba NHTMCP: 10,82% của Đại Á, 6,13% của Kiên Long và 10% của Việt Nam Thương Tín (VietBank). Với tỷ lệ nắm giữ tuân thủ đúng quy định hiện hành này, dường như ACB chỉ là cổ đông lớn chứ không phải là cổ đông chi phối tại các NH này. Đi sâu hơn vào nhân sự của HĐQT hoặc BKS của ba NH này, Hình 3.7 sẽ cho ta thêm một số thông tin. Tại NHTMCP Kiên Long, tỷ lệ sở hữu tuy khơng cao nhưng ACB lại có hai ghế thành viên HĐQT của Kiên Long (một là Kế tốn trưởng và một là Phó TGĐ của ACB). Ngồi phần nắm giữ được cơng bố (10%) thì vợ của một thành viên sáng lập-cổ đông lớn của ACB, là thành viên HĐQT và đang nắm giữ 4,99% cổ phần của NH Việt Nam Thương Tín. Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VietBank từng làm việc lâu năm và đã giữ vị trí quan trọng tại ACB.

Tại NH thứ ba - NHTMCP Đại Á, ACB chỉ nắm giữ 10,82% cổ phần. Tuy nhiên ông Đỗ Minh Tồn, Phó Tổng giám đốc ACB, lại sở hữu 4,32% % cổ phần của Đại Á và ông Nguyễn Văn Hịa, kế tốn trưởng ACB, thì nắm giữ 4,38% cổ phần của Đại Á. Thực chất

và ơng Hịa là thành viên Ban kiểm sốt HĐQT (BKS) của NH Đại Á. Như vậy, ACB thực sự có ảnh hưởng với NH Đại Á bằng việc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối (19,52%) và có hai thành viên Ban điều hành (của ACB) tham gia HĐQT và BKS của NH Đại Á.

Hình 3.6 ACB đầu tư cho ACBS thông qua NH Đại Á

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2010 của NH Đại Á. (Xem thêm thông tin tại Phụ lục 4 về sở

hữu của ACB đối với Đại Á)

Nắm giữ 19,52% cổ phần

Đầu tư trái phiếu: 700 tỷ đồng Sở hữu

100%

Đầu tư trái phiếu: 1000 tỷ đồng

ACB

ACBS

Hình 3.7 SHC giữa ACB và 3 NHTMCP: Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín P.TGĐ P.TGĐ TV.BKS 4.38% 4,99% Ngun Phó chủ tịch Kế tốn trưởng 10% Chủ tịch Phó chủ tịch TV.HĐQT 4.32% TV. HĐQT 6.13% TV.HĐQT TV. HĐQT TV.HĐQT Cổ đông sáng lập TGĐ Phó CT.HĐQT P.TGĐ 1. CEO-ACB-AMC 2. Trưởng phòng 10.82% Hội đồng sáng lập Hội đồng quản trị ACBS Công ty liên quan VietBank Kiên Long Bank

Đại Á Bank Khác Trần Mộng Hùng Nguyễn Đức Kiên Đỗ Minh Toàn Nguyễn Văn Hoà ACB

Bùi Tấn Tài Nguyễn Duy Hưng

Đặng Ngọc Lan

Bằng cấu trúc SHC nhưng khơng trái quy định hiện hành, ACB có ảnh hưởng lớn đến các NH mà họ đang nắm giữ. Hình 3.6 cho biết trong năm 2010, ACB đã đầu tư 1000 tỷ đồng trái phiếu của NH Đại Á rồi Đại Á mua 700 tỷ đồng trái phiếu của Cơng ty chứng khốn ACB (ACBS). Như vậy, thực tế là ACB đã tài trợ 700 tỷ đồng cho ACBS. Về bản chất, các khoản đầu tư trái phiếu này là các khoản tín dụng, vì danh mục trái phiếu này không được niêm yết và giao dịch trên thị trường, đồng thời trái chủ - NH Đại Á cũng trình bày trong báo cáo tài chính của mình rằng sẽ nắm giữ các khoản đầu tư này cho đến khi đáo hạn. Thông qua sự thiếu vắng quy định cụ thể đối với các khoản đầu tư trái phiếu DN của NHTM, ACB đã làm sai tinh thần khung giám sát của NHNN trong việc không cho phép NHTM cấp tín dụng cho cơng ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Nếu ACB khơng có SHC với NH Đại Á, giao dịch cho vay ACBS không thể thực hiện được hoặc phải lách theo cách khác. Bằng SHC, ACB đã vô hiệu được quy định không cho phép NHTM cấp tín dụng cho cơng ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Một điểm khác biệt về Hội đồng quản trị (HĐQT) của ACB so với nhiều HĐQT của các NHTMCP khác là các cổ đông lớn như ông Trần Mộng Hùng và ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT, dù cả hai đều là cổ đông sáng lập và đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu ACB. Thay vào đó, các cổ đơng này là thành viên Hội đồng sáng lập ACB. Như vậy nếu muốn ACB có thể cho cả hai cổ đơng lớn này vay vốn, vì pháp luật hiện hành chỉ quy định NHTM khơng được cấp tín dụng cho thành viên HĐQT25

.

Như vậy, tương tự như cách ACB cấp tín dụng cho ACBS, nếu ACB có cho hai cổ đơng nêu trên vay vốn thì giao dịch này cũng khơng trái luật. Và như vậy khung giám sát đã bị vơ hiệu hố.

3.2.2.2 Tình huống NHTMCP An Bình (ABB)

ABB là một tình huống nữa minh hoạ cho tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Một điểm đáng chú ý ở đây là SHC giữa một NHTMCP và một DNNN.

ABB có hai cổ đơng lớn là Tập đồn điện lực VN (EVN) và Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHTM khơng được cấp tín dụng cho cổ đơng là pháp nhân có đại diện góp vốn. Hai cổ đơng trên

của ABB đều cử đại diện tham gia HĐQT của ABB. Đại diện của Geleximco (Ông Vũ Văn Tiền) là Chủ tịch HĐQT và các đại diện của EVN (Ông Nguyễn Văn Hội và ông Đào Duy Hưng) là thành viên HĐQT của ABB. Tuy nhiên, giống như trường hợp ACB, thông qua việc đầu tư trái phiếu, ABB đã tài trợ cho cả hai pháp nhân là cổ đơng của NH. Theo Hình 3.8, trong năm 2010, ABB đã tài trợ 1000 tỷ VND cho EVN và 500 tỷ cho Geleximco26.

Hình 3.8 SHC giữa Geleximco, EVN và ABB

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: Báo cáo tài chính 2010 của NH An Bình

Tình huống ABB cịn góp phần giải thích một lý do nữa về việc tại sao các DNNN có động cơ tham gia góp vốn vào các NHTMCP. Sau khi tham gia góp vốn vào ABB, EVN mở tài khoản tiền gửi tại chính NH này. Doanh số tiền gửi của EVN tại ABB trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 24.000 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng, số dư tiền gửi ngày 31/12/2010 và 31/12/2011 là 1461 tỷ đồng và 1758 tỷ đồng27

. Trong bối cảnh các cuộc chạy đua lãi suất để thu hút tiền gửi các năm qua thì các khoản tiền gửi lớn của tập đoàn EVN thực sự là một sự hỗ trợ lớn cho ABB. Vấn đề là lợi ích của các khoản tiền gửi mang lại có hồn toàn thuộc về EVN hay là đã được phân bổ cho một vài cá nhân có thẩm quyền của Tập đồn này.

Bằng nhiều hình thức thơng qua SHC các NHTM đã lách qua khung giám sát. Hậu quả của các hành vi lách luật của các NHTM là những khoản nợ xấu và tài sản kém chất lượng mà cổ đông thiểu số và người gửi tiền sẽ phải gánh chịu nếu Chính phủ khơng giải cứu. SHC khiến cho việc giám sát các NHTM của NHNN gặp khó khăn, tuy nhiên biểu hiện đầu tiên

24% có 2 Thành viên HĐQT Đầu tư TP 1000 tỷ đồng Đầu tư TP 500 tỷ đồng 7,54 % Chủ tịch HĐQT EVN Geleximco ABB

và rõ ràng nhất luôn là sự thiếu hụt thanh khoản diễn ra trong một thời gian dài của NHTM yếu kém. Ba NH hợp nhất vào tháng 12 năm 2011 là một minh chứng rõ nét.

3.2.2.3 Ba NH hợp nhất

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2716/QĐ-NHNN về việc hợp nhất 03 NH thương mại cổ phần (TMCP): NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), NH Thương mại Cổ phần VN Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và NH Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB).

Đến giữa năm 2011, cả ba NH này đều do một nhóm nhà đầu tư và cơng ty liên kết nắm quyền kiểm sốt, mặc dù hầu như khơng có ai chính thức xuất hiện là cổ đơng lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần. Hình 3.9 trình bày một phần bức tranh SHC giữa ba NH và nhóm các cơng ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thơng qua việc cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị của ba NH này, người sở hữu sau cùng (bà Trương Mỹ Lan và Công ty Vạn Thịnh Phát) có quyền kiểm sốt hồn tồn ba NH này.

Do thực tế được sở hữu bởi một chủ, cả SCB, TNB và FCB đều tài trợ tài chính cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các DN do cùng chủ kiểm sốt. Một ví dụ dễ thấy về việc NH cho vay dự án bất động sản do chính chủ NH đầu tư là hai dự án thuộc vào loại lớn nhất tại TP.HCM là Times Square (Quảng trường Thời đại) và Saigon Peninsula (Bán đảo Sài Gòn). Chủ đầu tư dự án Quảng trường Thời đại là Công ty CPĐT Quảng Trường Thời Đại. Còn chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula là Công ty CPĐT Đại Trường Sơn. Tại lễ công bố giới thiệu các dự án bất động sản độc đáo ở TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết SCB, TNB và FCB đều là tổ chức tài trợ lớn nhất cho hai dự án bất động sản này.28

28

Hình 3.9 Hợp nhất ba NH

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch và thông cáo báo chí của các NH trên và DN liên quan

Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan Sở hữu Công ty CPĐT Vạn Thịnh Phát Công ty CPĐT An Đông Công ty CPĐT Đại Trường Sơn

Công ty CPĐT Quảng Trường Thời Đại

Sở hữu Sở hữu Liên kết Liên kết Dự án Saigon Peninsula Dự án Times Square Cơng ty CPĐT tài chính Việt Vĩnh Phú Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Sở hữu Phạm Thị Thu Thủy Chủ tịch HĐQT Nguyên P.TGĐ TV HĐQT Đặng Thị Xuân Hồng Chủ tịchHĐQT Nguyên Chủ tịch HĐQT Trầm Thích Tồn Nguyên TGĐ Phan Vĩ Dân TV HĐQT Nguyên Chủ tịch HĐQT & TGĐ Cho vay Cho vay Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

(TNB)

Đầu tư trái phiếu

Phạm Văn Hùng Sở hữu 13,3%TV HĐQT

Vợ/Chồng

Ngân hàng TMCP Đệ Nhất

(FCB)

Nguyễn Thị Thu Sương Chủ tịchHĐQT

Ví dụ khác về vấn đề NH tài trợ cho DN của cùng một cổ đông lớn là việc TNB mua trái phiếu DN của Vạn Thịnh Phát. Ngày 11/9/2010, Công ty CPĐT Vạn Thịnh Phát phát hành trái phiếu DN với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng. Căn cứ vào thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 của TNB, NH này nắm giữ toàn bộ giá trị 6.000 tỷ đồng trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, trong khi vốn tự có của NH lúc đó là 3.902 tỷ đồng. Cũng như tình huống ACB và ABB, khoản trái phiếu này được xếp vào mục chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, chứ khơng phải dư nợ tín dụng của TNB29

. Thực tế hoạt động NH cho thấy, các khoản tín dụng dễ dàng cấp cho khách hàng, đặc biệt là cổ đơng của chính NH, có nguy cơ cao trở thành các khoản nợ xấu sau một thời gian. Khi các khoản vay không được trả nợ đúng hạn, theo quy định NHTM sẽ phải lập và trích dự phịng đầy đủ. Theo đó dự phịng tài chính tăng lên làm giảm lợi nhuận của NH, đồng thời tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên. Theo quy định này của NHNN, các NH có tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn tới thua lỗ. Theo đó vốn chủ sở hữu và CAR của NH sẽ giảm xuống. Khi CAR bị giảm xuống dưới mức pháp định 9%30, NHTM sẽ phải giải trình với cổ đơng để xin tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ pháp định. Cách làm này giúp tình hình tài chính của NHTM trở nên lành mạnh nhưng có thể dẫn đến kết cục thay đổi một phần hoặc toàn bộ hội đồng quản trị và ban điều hành của NH. Vì vậy, để tránh các khoản nợ xấu này, các NHTM có thể đảo nợ cho khách hàng bằng việc cấp khoản tín dụng mới nhằm giúp cho người vay trả cả gốc lẫn lãi của khoản nợ đến hạn. Điều này, tuy làm cho tổng dư nợ tăng lên, nhưng giúp che đậy tỷ lệ nợ xấu thực của NH. Thêm vào đó, do khơng phải trích dự phịng nợ xấu, kết quả kinh doanh của NH vẫn được hạch tốn có lãi. Do hoạt động này đã bị NHNN giám sát chặt chẽ bằng việc kiểm soát các hồ sơ vay vốn và quy định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm, các NHTM đã dùng nhiều cách thức khác để lách. NHTM có thể ủy thác đầu tư cho công ty quản lý tài sản (AMC) của mình để AMC này ký kết hợp tác đầu tư với khách hàng. Như vậy, khoản tài trợ này sẽ được thể hiện thành mục tài sản có khác, thay vì là khoản cho vay khách hàng, trên báo cáo tài chính của NH. Cách thức này giúp cho NH lách qua các quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm và lập, trích dự phịng nợ xấu. Vì những hành vi này mà có những NH tuy tỷ lệ nợ xấu công bố thấp cùng kết quả kinh doanh có lãi nhưng khơng muốn, hoặc không

29 Theo BCTC, đến quý III/2011, TNB còn giữ 2.200 tỷ đồng trái phiếu Vạn Thịnh Phát, bằng 54,8% vốn tự có của NH lúc đó

thể, chi trả cổ tức bằng tiền mặt, thậm chí thanh khoản gặp khó khăn trong thời gian dài31

.

Hậu quả là để giải cứu các NH này, Chính phủ đã phải dùng tiền đóng thuế của dân để chỉ đạo NHNN và BIDV32

cho vay tái cấp vốn.

3.2.2.4 Thâu tóm Sacombank (STB)

Sở hữu chéo làm cho việc giám sát của NHNN trở nên khó khăn. Cấu trúc sở hữu giữa các NH ngày càng phức tạp và khó nhận biết. Việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông của STB gần đây là một ví dụ. Nếu khơng có cơng bố thơng tin về cổ đơng lớn nắm giữ trên 5% cổ phần của STB thì nhiều người không biết sự tồn tại của CTCP Đầu tư Sài Gịn Exim, là cơng ty liên kết của Eximbank. Một trong ba cổ đơng sáng lập của Sài Gịn Exim chính là Eximbank. Hai cơng ty sáng lập cịn lại là CTCP Bất động sản Exim và CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gịn. Đồng thời, ơng Nguyễn Thanh Nhung, Phó Tổng Giám đốc Eximbank cũng là thành viên HĐQT của Sài Gịn Exim33. Các cơng ty có liên quan chính là cơng cụ hữu hiệu để các cổ đông lớn của các NH thực hiện hành vi lách luật. Ví dụ như Sài Gòn Exim đã được Eximbank sử dụng để mua cổ phần của STB. Cũng mua cổ phần của STB mà không phải công bố thông tin như Eximbank là NHTMCP Phương Nam (PNB). Hiện bốn cá nhân có liên quan đến PNB đã được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị STB nhiệm kỳ 2011- 201534.

Ngồi những NCTH đã phân tích, tình trạng sử dụng SHC để vơ hiệu hóa các quy định về bảo đảm an tồn hoạt động cịn rất phổ biến ở các NHTM khác. Như các sơ đồ minh họa trong Mục 1 của chương này, các mối quan hệ sở hữu cho vay còn xuất hiện giữa NH Liên Việt và cổ đông Công ty cổ phần Him Lam, giữa NH Dầu Khí (PG Bank) và các khách hàng thuộc Tổng công ty Xăng Dầu VN – cổ đông của PG Bank.

31 Theo Báo cáo tài chính quý 3 của 3 ngân hàng, trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản có của cả ba NH tăng từ 114.369 tỷ lên 153.625 tỷ đồng - tốc độ tăng 34%, trong khi đó tài sản có khác tăng từ 22.056 tỷ lên 53.486 tỷ đồng - tốc độ tăng 142,5%.

Do giới hạn về độ dài nên luận văn khơng đi sâu vào phân tích các tình huống này. Số liệu và NCTH được phân tích trong Chương 3 đã chỉ ra tác động tiêu cực của SHC. Đó là:

- SHC giúp NHTM cấp tín dụng vượt quy định của pháp luật hiện hành và cấp tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)