Rủi ro chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa rủi ro giá dầu cho các doanh nghiệp vận tải biển (Trang 35 - 36)

2.1 Các rủi ro trong ngành vận tải biển VN

2.1.5 Rủi ro chính sách, pháp luật

Vận tải biển là ngành kinh tế liên quan đến môi trường luật pháp của nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Ở Việt Nam, luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hồn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách ln có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều tàu biển Việt Nam bị bắt giữ ở vùng biển nước ngoài. Thời gian qua, xảy ra khá nhiều trường hợp tàu biển Việt Nam bị bắt giữ ở các cảng nước ngồi. Có thể kể đến trường hợp tàu Phú Mỹ (Công ty Vận tải container Vinalines) bị tòa án Bangladesh bắt giữ tại cảng Chittagong theo đơn kiện của Công ty United Bunkering and Trading (Hongkong) với lý do các hóa đơn dầu nhiên liệu do Công ty này cung cấp cho tàu Phú Mỹ trong khoảng 3 tháng từ tháng 6-9/2008 theo yêu cầu của người thuê tàu này là EP Carriers Pte Ltd chưa được thanh tốn. Đáng nói hơn, phía thuê tàu đã tuyên bố phá sản ngay sau khi kết thúc hợp đồng thuê tàu Phú Mỹ.

25

Một trường hợp khác là vụ tàu Vinalines Trader (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) bị bắt giữ tại Hàn Quốc. Bên yêu cầu bắt giữ trước đó đã có hợp đồng thuê tàu Vinalines Trader và đặt cọc 300.000 USD do bên thuê không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê theo các điều khoản của hợp đồng ký kết, đẩy tàu và thuyền viên vào tình thế nguy hiểm, Vinalines đã quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mặc dù cuối cùng chủ tàu của ta vẫn thắng kiện song vụ việc cũng khiến mất nhiều thời gian, cơng sức, thậm chí Vinalines đã phải thơng qua ngân hàng đặt cọc bảo lãnh giải phóng tàu với số tiền gần 1,6 triệu USD.

Gần đây nhất là các trường hợp bắt giữ liên quan đến tàu của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines). Cụ thể, liên quan đến các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu Vinashin Glory từ giữa năm 2008 giữa Vinashinlines và Công ty GSM của Hàn Quốc, Công ty GSM đã lần lượt yêu cầu tòa án Ấn Độ, Hàn Quốc bắt các tàu Vinashin Sky, Cái Lân 4, Hoa Sen, New Horizon và New Phoenix. Vinashinlines cũng đã phải đặt cọc giải phóng tàu Hoa Sen. Đến nay vụ tranh chấp vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Dù hiện tại khơng có tàu nào của Vinashinlines bị bắt giữ vì vụ tranh chấp này, số tiền hơn 4 triệu USD đặt cọc vẫn khơng giải phóng được.

Số lượng tàu bị bắt giữ ở nước ngoài gia tăng, trong khi đó chi phí để có thể giải phóng tàu là rất lớn, quá sức doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phòng ngừa rủi ro giá dầu cho các doanh nghiệp vận tải biển (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)