Đóng góp của lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

3.3. Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trƣởng kinh tế

3.3.2. Đóng góp của lao động

Ở tỉnh An Giang, đóng góp của lao động là khá lớn, chiếm tỷ trọng 24,4% trong GDP. Đóng góp của lao động cao trong tăng trưởng của một tỉnh nông nghiệp là hợp lý, nhưng đây khơng phải là tín hiệu vui. Điều này có nghĩa là trình độ phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn thấp do đa số lao động là nông dân và những người chưa qua trường lớp đào tạo nào. Lực lượng lao động tham gia nền kinh tế quốc dân của tỉnh An Giang cao, chiếm bình quân 51% dân số của tỉnh trong cả giai đoạn 1990-2009, trong đó đội ngũ lao động trẻ, từ 15-34 tuổi chiếm đa số.

Bảng 3-13: Đóng góp của lao động vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009

Giai đoạn Tốc độ tăng (%) Đóng góp của lao động (%) Tỷ trọng đóng góp trong GDP (%) GDP Lao động 1991-1995 9,83 2,45 2,95 29,26 1996-2000 6,88 1,40 1,69 24,96 2001-2005 8,96 1,33 1,60 4,79 2006-2009 10,88 4,12 4,97 42,19 1991-2000 8,36 1,92 2,32 27,11 2001-2009 9,82 2,57 3,10 21,41 1991-2009 9,05 2,23 2,69 24,41

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Cục Thống kê An Giang, Sở Kế hoạch Đầu tư An Giang

Đóng góp của lao động biến động theo sự thay đổi của lực lượng lao động trong tỉnh. Do lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi trong khu vực này sẽ ảnh hưởng gần như là có tính chất quyết định trong số lượng lao động của tỉnh.

Hình 3-6: Tốc độ tăng của GDP khu vực I và đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang.

Qua Hình 3-6, ta thấy trong những năm 1996-1998, số lao động giảm nhiều, đặc biệt trong năm 2001. Lũ lụt liên tiếp xảy ra ở tỉnh An Giang từ năm 1996-1998 và đỉnh lũ cao nhất trong năm 2000-2001 đã tàn phá nặng nề mùa màng, hệ thống thủy lợi và hệ thống giao thông của tỉnh. Trong năm 2001 có khoảng 85,7 ngàn người nơng dân từ bỏ công việc ni trồng (nơng-lâm) để tìm cơng việc khác ổn định, trong đó có hơn 41,5 ngàn lao động đi ra khỏi tỉnh. Khoảng 44,2 ngàn nông dân còn lại đã chuyển sang các ngành khác, như thủy sản 21,6 ngàn người (tăng 242% lao động của ngành so với năm 2000, bằng 1/4 số lao động đã giảm trong ngành nông-lâm), xây dựng tăng hơn 8,7 ngàn người (tương đương 118%), buôn bán, sửa chữa 2,8 ngàn người (4%), nhóm ngành khách sạn, nhà hàng, ăn uống hơn 5 ngàn người (16,3%)… Phần lớn cơng việc mới được người nơng dân lựa chọn có tính chất đơn giản, khơng địi hỏi kỹ thuật phức tạp nên việc dịch chuyển lao động diễn ra dễ dàng với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên theo thời gian, lao động trong các ngành đòi hỏi tay nghề cao có xu hướng tăng. Tốc độ tăng lao động trong các ngành ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao, đặc biệt là các ngành xây dựng, điện và các ngành dịch vụ khác. Lao động trong hoạt động nghiên cứu khoa

học công nghệ tăng mạnh từ 46 người năm 2001 lên 2.619 người năm 2009; tín dụng: từ 49 người lên 5.750 người trong năm 2009. Trong giai đoạn 2007-2008, sức hấp dẫn của các ngành nghề tài chính (tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản) đã làm số lượng các ngân hàng, tín dụng tăng mạnh ở tỉnh An Giang, tăng số người làm trong khu vực này tăng gấp 2-3 lần lao động so với năm trước đó. Đặc biệt trong năm 2007, khi thuỷ sản bán được giá, người nuôi cá lãi to, phong trào nuôi cá đã bùng phát trở lại, lao động trong ngành này tăng mạnh. Đến năm 2008, khi nền kinh tế… “nguội” và trải qua những biến động sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khu vực nơng nghiệp đã thể hiện vai trị là “chỗ dựa” cho nền kinh tế; cùng với những khó khăn trong các ngành sản xuất khác, lao động trong ngành nông nghiệp, thủy sản đã tăng trở lại. Tuy nhiên, đến năm 2009, khi nền kinh tế ổn định, số lao động tăng nhẹ.

Trong phân tích dịch chuyển cơ cấu trong giai đoạn này, lao động trong khu vực I và II dịch chuyển sang khu vực III, làm giảm 13-16% tỷ trọng trong khu vực I và giảm từ 0- 1% tỷ trọng trong khu vực II, tỷ trọng trong khu vực III tăng 14-16%. Do chuyển từ khu vực có năng suất thấp sang năng suất cao nên q trình dịch chuyển lao động đã đóng góp cho tăng trưởng. Đây là giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ nhất nên tỷ trọng đóng góp của lao động trong giai doạn này là cao nhất (42,9%). (Xem Bảng 3-14 – phần Phụ lục)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 42 - 44)