Tổng quan về tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 27)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

3.1. Tổng quan về tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, phía Tây Bắc tiếp giáp với Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km; phía Đơng và Đơng Bắc giáp với Đồng Tháp; phía Tây Nam tiếp giáp với Kiên Giang và phía Đơng Nam tiếp giáp với Cần Thơ. Theo thống kê năm 2009,10 diện tích đất tự nhiên là 353.676 ha, trong đó đất nơng nghiệp 297.872 ha (chiếm 84,2%), đất phi nông nghiệp 54.114 ha (15,3%), còn lại 1.689 ha đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng, đất đồi núi và núi đá không cây. Dân số trong tỉnh năm 2009 là 2.149.184 người, thành thị là 609.384 người, nơng thơn là 1.539.800, mật độ trung bình 608 người/km2

.

Tỉnh An Giang tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 9% giai đoạn 1990- 2009 nhưng tăng trưởng không ổn định và phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh An Giang mong muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Theo kết quả đánh giá của tỉnh, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cịn chậm và không theo chiều sâu. Đầu tiên, chiến lược phát triển của tỉnh là “ưu tiên phát triển ngành

công nghiệp, dịch vụ”; ngành công nghiệp đã được ưu tiên vị trí số một (được ngầm

hiểu). Nhưng sau nhiều năm nhận thấy ngành công nghiệp tăng trưởng không như kỳ vọng, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của ngành luôn thấp hơn chỉ tiêu đã đề ra (tốc độ tăng thấp hơn 6,8%, cơ cấu chỉ nhiều hơn 2,98%), các nhà lãnh đạo tỉnh đã thay đổi chiến lược. Vị trí số một là ngành dịch vụ, thể hiện qua chiến lược của tỉnh

“ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp”. (Xem Bảng 3-1 – phần Phụ lục)

Việt Nam đã rơi vào cái bẫy công nghiệp khi nơn nóng phát triển đất nước bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong những năm 1976-1980, do

10

nông nghiệp lúc ấy còn lạc hậu và mọi nguồn lực thì tập trung ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng.12

An Giang có rơi vào “bẫy cơng nghiệp” như Việt Nam? Thực tế, đã có thời gian tỉnh An Giang ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhưng giai đoạn này không kéo dài. Là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo và ở khu vực biên giới, nhu cầu chi thường xuyên rất lớn nên về cơ bản, tỉnh An Giang cũng không đủ nguồn lực để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa một cách trọn vẹn. Nguồn vốn ngân sách, sau khi tập trung cho giáo dục, hạ tầng giao thông sẽ đầu tư vào công nghiệp, các cơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư tạo quỹ đất để hình thành các khu, cụm tiểu thủ cơng nghiệp. Dưới góc độ của một tỉnh nơng nghiệp, mục tiêu đặt ra của khu vực công nghiệp là khá cao (tốc độ phát triển của ngành luôn thấp hơn 6,8% so với chỉ tiêu). Ngành công nghiệp của tỉnh An Giang phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp (chế biến thủy sản, xay xát gạo) và tài nguyên của tỉnh (cát, đá…). Bên cạnh đó, tỉnh An Giang cịn có khó khăn là xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tăng trưởng của khu vực cơng nghiệp khơng như kỳ vọng.

Như đã nói trên, cơ cấu kinh tế như một bài tốn tối ưu hóa lợi nhuận và được quyết định bởi nhiều người, nhiều thành phần kinh tế và nhiều đối tượng. Vậy, việc khuyến khích chuyển dịch sang khu vực cơng nghiệp và dịch vụ của tỉnh An Giang có thực sự có lợi cho tăng trưởng của tỉnh? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xem kết quả phần phân tích đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 1990-2009.

3.2. Phân tích dịch chuyển – cấu phần

Phần này phân tích năng suất tăng thêm (ΔP) do ba hiệu ứng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trước hết, xem xét các hiệu ứng làm tăng năng suất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

12 Hệ quả là tốc độ tăng trưởng GDP thấp (0,4%), tốc độ tăng của nông nghiệp tăng thấp hơn tốc độ tăng dân số (1,9%<3,3%) và công nghiệp chỉ tăng trưởng ở mức 0,6%. Việt Nam phải nhập khẩu lương thực.Các giai đoạn tiếp theo, sau khi đã đánh giá được được sự không hợp lý khi đầu tư vào ngành công nghiệp nặng, Việt Nam đã điều chỉnh chiến lược: tập trung mở rộng và phát triển nông nghiệp trong nước. Và từ năm 1991 đến nay, chiến lược phát triển là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ đi đôi với phát triển nông nghiệp.

Bảng 3-2: Các hiệu ứng làm tăng năng suất trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế giai đoạn 1990-2009

Giai đoạn

Năng suất tăng (triệu đồng/ngƣời) Tỷ trọng (%)

Nội ngành Hiệu ứng tĩnh Hiệu ứng động AG Nội ngành Hiệu ứng tĩnh Hiệu ứng động 1991-1995 0,638 0,187 -0,020 0,805 79,2 23,2 -2,4 1996-2000 1,899 0,433 0,032 2,365 80,3 18,3 1,4 2001-2005 3,240 0,793 0,642 4,675 69,3 17,0 13,7 2006-2009 4,528 1,106 1,624 7,258 62,4 15,2 22,4 1991-2009 2,474 0,605 0,514 3,592 68,9 16,8 14,3

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang

Trong quá trình dịch chuyển kinh tế, các hiệu ứng tĩnh, động, nội ngành đã làm năng suất lao động của tỉnh An Giang tăng thêm lần lượt là 0,605, 0,514, 2,474 triệu đồng/người/năm, chiếm tỷ trọng trong phần tăng thêm năng suất do cả ba hiệu ứng lần lượt là 14,3%, 16,8% và 68,9%. Trong đó, năng suất tăng thêm do hiệu ứng nội ngành là cao nhất: gấp 4,1 lần hiệu ứng tĩnh và gấp 4,8 lần hiệu ứng động.

Hình 3-1: Các hiệu ứng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế giai đoạn 1990-2009

Riêng trong từng khu vực, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm tăng năng suất của 3 khu vực, trong đó tăng nhiều nhất là khu vực III. Trung bình năng suất của khu vực III tăng 2,118 triệu đồng/người/năm (40,243 triệu đồng/người trong 20 năm), khu vực I tăng 0,763 triệu đồng/người/năm (14,492 triệu đồng/người/20 năm), trong khi đó khu vực II chỉ 0,712 triệu đồng/người/năm (13,520 triệu đồng/người/20 năm.

Bảng3-3: Hiệu ứng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1990-2009

Giai đoạn

Năng suất tăng thêm do 3 hiệu ứng

(triệu đồng/người)

Tỷ trọng trong phần năng suất tăng thêm của tỉnh An Giang

(%) KV1 KV2 KV3 AG AG KV1 KV2 KV3 1991-1995 0,370 0,116 0,319 0,805 100 45,9 14,4 39,6 1996-2000 0,615 0,434 1,316 2,365 100 26,0 18,3 55,6 2001-2005 1,028 0,924 2,724 4,675 100 22,0 19,8 58,3 2006-2009 1,107 1,538 4,613 7,258 100 15,3 21,2 63,6 1991-2009 0,763 0,712 2,118 3,592 100 21,2 19,8 59,0

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu trong quá trình tăng trưởng và phát triển của một nền kinh tế. Là một tỉnh nông nghiệp, việc chuyển dịch sang những khu vực công nghiệp, dịch vụ là điều cần thiết của tỉnh An Giang, vì đây là hai khu vực có năng suất cao và năng suất tăng nhanh (xem Bảng 3-4 – phần Phụ lục). Nhưng đóng góp của các khu vực này vào q trình tăng trưởng kinh tế như

thế nào và những thay đổi trong nội ngành ra sao? Chúng ta hãy cùng phân tích các hiệu ứng trong từng khu vực.

Hình 3-2: Hiệu ứng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2009

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang.

3.2.1. Hiệu ứng tĩnh trong từng khu vực

Bảng 3-5: Hiệu ứng tĩnh trong 3 khu vực giai đoạn 1990-2009

Giai đoạn

Năng suất tăng (PioS) (triệu đồng/người)

Tỷ trọng trong phần năng suất tăng do hiệu ứng tĩnh (%) KV1 KV2 KV3 AG AG KV1 KV2 KV3 1991-1995 -0,044 -0,031 0,261 0,187 100 -23,4 -16,5 139,9 1996-2000 -0,094 -0,088 0,616 0,433 100 -21,8 -20,4 142,1 2001-2005 -0,240 -0,004 1,036 0,793 100 -30,3 -0,5 130,8 2006-2009 -0,354 0,038 1,421 1,106 100 -32,0 3,5 128,5 1991-2009 -0,174 -0.024 0,803 0,605 100 -28,8 -4,0 132,8

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang

So với năm 1990, trong năm 2009 tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm 14%, khu vực II tăng 0,1% và khu vực III tăng 13%. Trong giai đoạn 1990-2009, tỷ trọng lao động khu vực I giảm liên tục trong vòng 20 năm (-6,9%); tỷ trọng lao động trong khu vực II giảm nhẹ (trung bình là giảm 0,05%, trong đó: năm 1990-

2003 giảm 1%, năm 2004-2006 tăng nhẹ 3% và từ năm 2007-2009 tăng mạnh 11%); tỷ trọng lao động trong khu vực III tăng liên tiếp trong suốt 20 năm (7,4%).

Hình 3-3: Sự thay đổi tỷ trọng lao động của 3 khu vực giai đoạn 1990-2009

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang

Nhìn vào Hình 3-3, ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu khả quan kể từ năm 2001. Tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh và khu vực II, III tăng. Hiệu ứng do dịch chuyển lao động là tiêu cực đối với khu vực I và II, làm năng suất khu vực I giảm 0,174 triệu đồng/người/năm (tương đương 3,305 triệu/người/20 năm); khu vực II giảm nhẹ 0,024 triệu/người/năm (0,460 triệu/người/20 năm); và có tác dụng tích cực trong khu vực III, làm năng suất tăng 0,803 triệu đồng/người/năm (15,259 triệu đồng/người/20 năm). Tổng hiệu ứng của việc dịch chuyển lao động qua lại giữa các khu vực là tích cực, làm năng suất tổng thể tăng 0,650 triệu đồng/người/năm (11,487 triệu đồng/người/20 năm).

Như vậy, nhìn từ năm 2001 trở về sau, ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu khả quan. Tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh và khu vực II, III tăng. Việc dịch chuyển lao động có hiệu ứng tích cực đối với khu vực III, thể hiện qua con số ở khu vực III dương và có giá trị khá cao: 0,803. Hiệu ứng này đã làm năng suất tổng thể tăng 0,650 triệu đồng/người/năm (11,487 triệu

đồng/người/20 năm), chiếm tỷ trọng 16,8% trong tổng 3 hiệu ứng (xem Bảng 3-2). Tuy nhiên, cần lưu đến con số tỷ trọng lao động trong khu vực 2. Qua số liệu ở

Bảng 3-4 (phần Phụ lục), ta thấy năng suất của khu vực II khá cao (13,71 triệu đồng/người/năm), cao hơn khu vực I (3,75 triệu đồng/người/năm) và gấp 3,66 lần khu vực I, nhưng phần năng suất tăng thêm bị giảm đi do hiệu ứng tĩnh (-0,024 triệu đồng/người/năm) do tỷ trọng lao động của khu vực II rất thấp (chiếm 7,3% trong tổng số lao động của tỉnh, bằng 41,7% lao động trong khu vực III, bằng 9,6% trong khu vực I) và giảm 0,05% trong tỷ trọng lao động của tỉnh. Nguyên nhân khu vực II địi hỏi trình độ lao động (tay nghề) cao hơn so với khu vực I, III và do hạn chế trong phát triển nội ngành đã làm hạn chế lao động tham gia vào khu vực này. Thực tế, trong khoảng thời gian trước năm 2001, cơng nghiệp của tỉnh cịn nhỏ bé, thiết bị cơng nghệ cịn lạc hậu và chế biến của tỉnh chậm mở rộng, chưa thực sự thúc đẩy chuyển dịch lao động.

3.2.2. Hiệu ứng động trong từng khu vực

Bảng 3-6: Hiệu ứng động trong 3 khu vực giai đoạn 1990-2009

Giai đoạn

Năng suất tăng (P.S) (triệu đồng/người)

Tỷ trọng trong phần năng suất tăng do hiệu ứng động (%) KV1 KV2 KV3 AG AG KV1 KV2 KV3 1991-1995 -0,014 -0,015 0,010 -0,020 100 74,2 75,4 -49,6 1996-2000 -0,034 -0,176 0,241 0,032 100 -105,8 -549,2 755,0 2001-2005 -0,172 -0,006 0,820 0,642 100 -26,7 -1,0 127,7 2006-2009 -0,305 0,151 1,777 1,624 100 -18,8 9,3 109,5 1991-2009 -0,122 -0,020 0,656 0,514 100 -23,7 -3,9 127,6

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang

Hiệu ứng động xảy ra trong giai đoạn hai của quá trình chuyển dịch, sau khi lao động dịch chuyển thì năng suất bắt đầu tăng. Qua Hình 3-4, ta thấy năng suất của khu vực I thấp hơn rất nhiều so với năng suất của khu vực II và III. Năng suất khu vực I tăng chậm và ít. Năng suất khu vực II tăng nhanh và ổn định. Riêng năng

suất trong khu vực III tăng cao và không ổn định, đặc biệt giảm trong năm 2007 sau giai đoạn kinh tế tỉnh tăng cao. (xem phần 3.3.3. Đóng góp của TFP)

Hình 3-4: Năng suất của 3 khu vực trong giai đoạn 1990-2009

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang.

Ở hiệu ứng này, khu vực III đã thể hiện được tính hiệu quả của nó thơng qua con số năng suất tăng thêm 0,656 triệu đồng/người/năm (tương đương 12,465 triệu đồng/người/20 năm). Hai khu vực cịn lại đều có hiệu ứng tiêu cực. Khu vực I có năng suất giảm 0,122 triệu đồng/người/năm (giảm 2,318 triệu đồng/người/20 năm). Khu vực II giảm 0,020 triệu đồng/người/năm (giảm 0,378 triệu đồng/người/20 năm). Hiệu ứng động đã làm năng suất tăng thêm 0,514 triệu đồng/người/năm (9,769 triệu đồng/người/năm). Tỷ trọng của hiệu ứng động chiếm 14,3% tổng các hiệu ứng.

Kết quả hiệu ứng động thấp bắt nguồn từ hiệu ứng tĩnh thấp, tức sự dịch chuyển lao động còn chậm và chưa hiệu quả.

Như vậy, tổng phần năng suất tăng thêm của 2 hiệu ứng tĩnh và động tạo nên: Khu vực 1 = (-0,174) + (-0,122) = -0,296 triệu đồng/người/năm.

Khu vực 2 = (-0,024) + (-0,020) = -0,044 triệu đồng/người/năm. Khu vực 3 = 0,803 + 0,656 = 1,459 triệu đồng/người/năm.

Như vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất do xu hướng phát triển của nền kinh tế, vai trò của khu vực này sẽ giảm dần. Từ năm 2001-2009, tỷ trọng lao động của khu vực này giảm liên tục (6,9%/năm). Ảnh hưởng của số lao động giảm cùng với năng suất tăng chậm đã làm khu vực nông nghiệp giảm năng suất 0,296 triệu đồng/người. Khu vực được lợi nhất là khu vực dịch vụ, tỷ trọng lao động của khu vực luôn tăng hơn so với các khu vực khác, nên năng suất đã tăng thêm 1,459 triệu đồng/người. Khu vực thiệt thòi nhất là khu vực II: năng suất tăng cao nhưng lao động khơng tăng (nếu tính trung bình giai đoạn 20 năm là 0,05%/năm) nhưng có xu hướng tăng từ năm 2004 trở lại đây.

Tóm lại, lao động dịch chuyển từ khu vực I sang khu vực II, III là phù hợp với quy luật phát triển, nhưng quá trình dịch chuyển lao động của An Giang vẫn còn chậm và chưa hiệu quả.

3.2.3. Hiệu ứng tăng trưởng năng suất trong nội ngành

Bảng 3-7: Hiệu ứng tăng trưởng nội ngành của 3 khu vực giai đoạn 1990-2009

Năm

Năng suất tăng trong từng khu vực (nội ngành)

(triệu đồng/người)

Tỷ trọng trong phần năng suất tăng do hiệu ứng nội

ngành (%) KV1 KV2 KV3 AG AG KV1 KV2 KV3 1991-1995 0,428 0,162 0,048 0,638 100 67 25 8 1996-2000 0,743 0,697 0,459 1,899 100 39 37 24 2001-2005 1,440 0,934 0,867 3,240 100 44 29 27 2006-2009 1,765 1,348 1,414 4,528 100 39 30 31 1991-2009 1,059 0,756 0,659 2,474 100 43 31 27

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang

Như kết quả phân tích các hiệu ứng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì hiệu ứng tăng trưởng năng suất nội ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (68,9%). Trong quá trình tăng năng suất nội ngành, khu vực nông nghiệp tăng trưởng năng suất nhiều nhất (42,8%), nhưng tăng với tốc độ chậm so với các khu vực khác.

Hình 3-5: Sự thay đổi tỷ trọng lao động của 3 khu vực

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê An Giang.

Năng suất tăng trưởng nội ngành của khu vực công nghiệp cao hơn khu vực dịch vụ (30,5% > 26,7%) nhưng cả 2 khu vực đều tăng năng suất với tốc độ khá cao: khu vực II tăng trung bình gấp 6,1 lần giai đoạn 1991-2009; khu vực III tăng gấp 19,1 lần và khu vực I chỉ tăng gấp 3,1 lần. Khu vực II và III có năng suất tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh an giang giai đoạn 1990 2009 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)