Khi phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu đầu tiên được tính là khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Bảng4.12: Khả năng thanh toán
2005 2006
Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861
Khoản phải thu 8.555.794.659 43.782.225.368
Tồn kho 55.611.594.729 62.977.082.930 TS lưu động khác 3.294.164.266 2.278.171.577 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 Vốn bằng tiền / nợ ngắn hạn 0,06 0,07 TS lưu động / nợ ngắn hạn 0,90 0,98 Biểu đồ 4.4: Vốn bằng tiền - Nợ ngắn hạn VBT VBT Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2005 2006 Năm Tr. đồng VBT Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh: So sánh vốn bằng tiền với nợ ngắn hạn. Ở đây ta thấy vốn bằng tiền luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số này luôn thấp và thấp hơn trong năm thứ hai. Nguyên nhân của việc này chính là việc doanh nghiệp vay ngắn hạn lớn, năm sau lớn hơn năm trước.
Khả năng thanh toán tổng quát: So sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Cũng giống như tỷ số trên tỷ số này cũng thấp, vốn bằng tiền và khoản phải thu có tăng nhưng không lớn so với nợ ngắn hạn.
Qua phân tích hai tỷ số trên có thể nhận thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp, rủi ro kinh doanh cao. Trong năm 2006, nếu các chủ nợ đòi tiền doanh nghiệp thì quỹ tiền mặt chỉ có thể trả được 7% số nợ ngắn hạn, trong trường hợp tất cả tài sản lưu động quay vòng bình thường thì cũng chỉ trả được 98% số nợ. Cần lưu ý, hàng tồn kho
hàng tồn kho ra thì khả năng thanh toán tổng quát chỉ là 0,45 trong năm 2006. Điều này cho thấy, doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ ngắn hạn. Với các khoản nợ ngắn hạn lớn sự tồn tại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc trong tay các chủ nợ ngắn hạn.
4.10 Tổng kết tình hình tài chính
Trong lĩnh vực thương mại:
- Thị trường phát triển mạnh.
- Doanh thu tăng rất nhanh, nhưng khoản phải thu cuối năm lại giảm hơn năm trước cho thấy khả năng quản lý công nợ tốt và có được các khách hàng uy tín.
Trong lĩnh vực chi phí và lợi nhuận:
- Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu tăng dẫn đến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu giảm, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Chi phí bán hàng và quản lý tăng rất mạnh nhưng tỷ trọng trong doanh thu lại giảm đi, đây là thành tích đáng ghi nhận.
- Đã khắc phục được tình trạng âm lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn chưa cao do gánh nặng chi phí lãi vay.
Trong lĩnh vực tài chính:
- Cả 2 năm doanh nghiệp đều có nhu cầu về vốn dài hạn, doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ dài hạn (đầu tư tài sản cố định). Cho thấy tài sản cố định không được tài trợ một cách lành mạnh.
- Khả năng thanh toán thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh nguyên nhân chủ yếu do vốn bằng tiền ít và vay ngắn hạn lớn. Cùng với khả năng độc lập tài chính không cao, trong năm tiếp theo doanh nghiệp khó có khả năng vay dài hạn hay gia tăng vay ngắn hạn nếu không gia tăng vốn chủ sở hữu.
Như vậy sau 2 năm thành lập, doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nguồn lợi nhuận. Sự phát triển này đã tạo nên tính bất ổn định về mặt tài chính, tài sản cố định được tài trợ không lành mạnh, khả năng thanh toán thấp. Mức độ bất ổn định này có thể chấp nhận được ở các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, tuy nhiên doanh nghiệp nên xây dựng cơ cấu tài chính an toàn hơn để phát triển bền vững và lâu dài.
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2007 5.1 Dự báo doanh thu
Dự báo doanh thu là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hoạch định tài chính. Đây là công việc khó, đòi hỏi người dự báo thu thập nhiều nguồn thông tin, sử dụng phương pháp dự báo hợp lý và một yếu tố hết sức quan trọng đó là kinh nghiệm. Có nhiều phương pháp dự báo như: dự báo theo bình quân di động, san bằng số mũ giản đơn, phương pháp Brown…lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp với doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Để có được phương pháp dự báo doanh thu tốt nhất ta xem xét các yếu tố sau:
- Doanh nghiệp chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy hai năm, số liệu doanh thu các kỳ trong quá khứ là ít để sử dụng các phương pháp dự báo dựa theo sự tiến triển của các số liệu quá khứ.
- Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng, do đó khối lượng đơn đặt hàng hai năm trước và các đơn đặt hàng chưa thực hiện là một trong những cơ sở cho việc dự báo.
- Việt An nhận định sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu nên quyết định nhận nhiều đơn đặt hàng hơn nữa từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Cụ thể doanh số ở thị trường Hoa Kỳ tăng 15% và Châu Âu tăng 20%. Thêm vào đó để khai thác tiềm năng trong nước doanh số trong nước dự kiến sẽ tăng thêm 5%.
- Do chiến lược mở rộng thị trường Châu Âu nên chính sách giá sẽ ưu đãi nhiều hơn cho thị trường Châu Âu, cụ thể: giá các loại sản phẩm sẽ tăng 10% ở thị trường Hoa Kỳ, 8% ở thị trường Châu Âu và 10% thị trường trong nước. - Dựa trên những nhận định về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ, Châu Âu, chính
sách lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, chính sách tỷ giá của Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp nhận định tỷ giá hối đoái năm 2007 sẽ có xu hướng sau: tỷ giá USD/VND tăng 4% và EUR/VND tăng 5%.
Dựa vào các cơ sở trên doanh nghiệp dự báo doanh thu sẽ tăng 25% trong năm 2007.
5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2007
Một khi doanh thu đã được dự báo, bước tiếp theo là dự báo báo cáo tài chính. Hiện nay có hai phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu và phương pháp chi tiêu theo kế hoạch.
- Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu: là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán ra trong tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ.
- Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: là phương pháp dự báo dựa trên những thông tin có liên quan đến thời kỳ có liên quan mà doanh nghiệp dự kiến xây dựng báo cáo tài chính cho nó.
Có thể nhận thấy cả hai phương pháp trên đều có những điểm lợi và bất lợi, vì trong báo cáo tài chính có một số khoản mục có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, việc dự đoán chi tiêu tương lai cho chúng là không cần thiết và đôi khi kém chính xác do các yếu tố chủ quan. Và cũng có những khoản mục trong báo cáo tài chính không tăng tỷ lệ thuận với doanh thu sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu lại không chính xác. Do đó phương pháp được sử dụng ở đây là kết hợp hai phương pháp trên nhằm đem lại báo cáo tài chính dự kiến tốt nhất.
Dựa vào báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006, chúng ta tính toán tỷ trọng chi phí và tài sản so với doanh thu để tìm ra tỷ lệ áp dụng phù hợp cho năm 2007
Bảng 5.1: Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ
Khoản mục Thực tế năm 2005 Thực tế năm 2006 Tỷ lệ áp dụng năm 2007 Giá vốn hàng bán 83.44% 86.58% 83.44% Chi phí bán hàng 9.53% 7.65% 7.65% Tiền 5.42% 2.45% 5.42%
Khoản phải thu 10.30% 12.79% 10.30%
Tồn kho 66.98% 18.40% 18.40%
Tài sản lưu động khác 3.97% 0.67% 0.67%
Tài sản cố định ròng 48.19% 27.54% 27.54%
Phải trả người bán 37.37% 5.25% 5.25%
Phải trả khác 1.96% 0.73% 1.96%
5.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến
Bảng 5.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến (đvt: đồng)
Số liệu quá khứ Dự kiến 2007
2006 Cơ sở dự báo
1. Doanh thu 342.261.483.598 Tăng trưởng 427.826.854.498 2. Gía vốn hàng bán 296.330.106.871 83,44% 356.994.768.424
3. Lợi nhuận gộp 45.931.376.727 70.832.086.074
4. Chi phí bán hàng 26.191.802.552 7,65% 32.739.753.190 5. Chi phí quản lý 3.155.511.043 CTKH 3.944.388.804
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
SXKD 16.584.063.132 34.147.944.080
7. Thu nhập tài chính 265.755.480 CTKH 332.194.350 8. Chi phí lãi vay 13.300.000.000 mang sang 13.300.000.000 9. Chi phí tài chính khác 352.632.325 CTKH 440.790.406
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
tài chính (13.386.876.845) (13.408.596.056)
11. Thu nhập khác - CTKH 400.000.000 12. Chi phí khác - CTKH 300.000.000
13. Lợi nhuận khác - 100.000.000 14. Lợi nhuận trước thuế 3.197.186.287 20.839.348.024
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp (14
x 14%) - 2.917.508.723
16. Lợi nhuận giữ lại tăng thêm
(∆RE) 3.197.186.287 17.921.839.300
Giá vốn hàng bán: lấy doanh thu dự kiến năm 2007 nhân 83,44% vì giá vốn hàng bán chiếm 83,44% doanh thu.
Chi phí bán hàng: tính như giá vốn hàng bán. Chi phí quản lý: ước tính tăng 25%
Chi phí tài chính khác: ước tính tăng 25%
Thu nhập khác: nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho thuê kho. Chi phí khác: chi tiêu chủ yếu từ chi phí cho thê kho bãi
Thuế thu nhập doanh nghiệp: lãi suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 14% do vẫn còn được ưu đãi thuế.
5.2.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến
Bảng 5.3: Bảng cân đối kế toán dự kiến (đvt: đồng)
Năm 2006 Cơ sở dự báo 2007
Doanh thu 342.261.483.598 427.826.854.498
Tài sản
1. Tiền 8.394.368.861 % doanh thu 5,42% 23.172.911.857 2. Khoản phải thu 43.782.225.368 % doanh thu 10,30% 44.087.459.721 3. Tồn kho 62.977.082.930 % doanh thu 18,40% 78.721.353.663 4. Tài sản lưu động khác 2.278.171.577 % doanh thu 0,67% 2.847.714.471 5. Tổng tài sản lưu động 117.431.848.736 148.829.439.712 6. TSCĐ ròng 95.175.800.786 % doanh thu 27,54% 117.840.252.383
7. Tổng tài sản 212.607.649.522 266.669.692.094
Nợ và vốn chủ sở hữu
8. Phải trả người bán 17.983.817.719 % doanh thu 5,25% 22.479.772.149 9. Phải trả khác 2.509.637.964 % doanh thu 1,96% 8.384.023.903 10. Vay ngắn hạn 99.037.588.463 mang sang 99.037.588.463
11. Tổng nợ ngắn hạn 119.531.044.146 129.901.384.514
12. Nợ dài hạn 41.511.955.488 mang sang 41.511.955.488
13. Tổng nợ 161.042.999.634 171.413.340.002
14. Lợi nhuận giữ lại 1.564.649.888 + (∆RE) 19.486.489.188 15. Vốn chủ sở hữu 50.000.000.000 mang sang 50.000.000.000
17. Tổng nguồn vốn 212.607.649.522 240.899.829.191
18. Vốn cần thêm (AFN) 25.769.862.904
AFN được tính bằng cách lấy tổng tài sản dự kiến trừ (-) cho tổng nguồn vốn dự kiến
Theo như bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2007, tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn nên doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, cụ thể là cần thêm 25.769.862.904 VNĐ. Như đã phân tích ở chương “Phân tích tình hình tài chính”, qua hai năm phát triển doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh nhưng cơ cấu tài chính chưa an toàn và mục tiêu tài chính trong năm 2007 là từng bước xây dựng cơ cấu tài chính an toàn. Tuy nhiên việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận giảm tỷ suất sinh lời, Việc hoạch định tài chính dựa trên việc xem xét các cơ cấu tài chính sau đây:
1. Tổng nợ vay / tổng nguồn vốn. 2. Hạn mức vốn luân chuyển 3. Khả năng thanh toán tổng quát
Vốn cần thêm có thể huy động bằng ba nguồn: vay ngắn hạn, vay dài hạn, và tăng vốn chủ sở hữu.
5.2.3 Hạn mức tổng nợ vay trên nguồn vốn Bảng 5.4:Tỷ lệ tổng nợ/ tổng vốn (đvt: đồng) 2005 2006 Tổng nợ vay 70.837.455.326 140.549.543.951 Tổng vốn 112.620.731.583 212.607.649.522 Tỷ lệ tổng nợ / tổng vốn 0,63 0,66
Trong hai năm 2005 và 2006, tỷ lệ tổng nợ / tổng vốn đã tăng lên khá ít, trong năm 2007 nhằm tăng thêm niềm tin đối với nhà đầu tư doanh nghiệp đã cam kết sẽ giữ tỷ lệ này ở mức 0,6. Điều này có nghĩa là tổng nợ vay của doanh nghiệp không được vượt quá 60% tổng giá trị tài sản. Theo bảng cần đối kế toán dự kiến, tổng tài sản năm 2007 là 266.669.692.094 VNĐ, tổng mức nợ vay tối đa là 0,60 x 266.669.692.094 = 160.001.815.257 VNĐ. Nếu vay ngắn hạn và vay dài hạn giữ nguyên như mức năm 2006, thì tổng vốn vay của doanh nghiệp là 99.037.588.463 + 41.511.955.488 = 140.549.543.951 VNĐ. So với hạn mức trên, số vốn vay thêm mà doanh nghiệp được phép vay tối đa là 19.452.271.306 VNĐ.
Tổng giá trị tài sản dự kiến 264.862.217.087
Tỷ số nợ vay trên vốn cho phép tối đa 0,65
Tổng hạn mức nợ vay tối đa 172.160.441.107
Cơ cấu nợ dự kiến
a. Vay ngắn hạn 99.037.588.463 b. Vay dài hạn 41.511.955.488
c. Tổng vốn vay 140.549.543.951
Số vốn vay được phép tăng thêm tối đa 19.452.271.306 Trong khi tổng vốn cần thêm là 25.769.862.904 VNĐ, số nợ vay được phép tăng tối đa là 19.452.271.306 VNĐ cho nên vốn chủ sở hữu phải tăng tối thiểu là 25.769.862.904 - 19.452.271.306 = 6.317.591.598 VNĐ. Tóm tắt như sau:
Tổng vốn cần thêm 25.769.862.904 Nợ vay được tăng tối đa 19.452.271.306 Vốn chủ sở hữu tăng tối thiểu 6.317.591.598
5.2.4 Hạn mức vốn luân chuyển
Bảng5.5: Vốn luân chuyển(đvt: đồng)
Năm Năm 2005 Năm 2006
Tài sản cố định &
đầu tư dài hạn 40.662.146.874 95.175.800.786
Tổng vốn dài hạn 32.299.991.726 93.076.605.371
Vốn luân chuyển 0 -8.362.155.148 0 -2.099.195.415
Vốn luân chuyển qua các năm vẫn âm, để tạo sự phát triển ổn định doanh nghiệp nên xây dựng vốn luân chuyển không âm. Để cho vốn luân chuyển không âm thì tổng vốn dài hạn tối thiểu phải bằng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn dự kiến năm 2007 là 117.840.252.383 VNĐ và tổng vốn dài hạn dự kiến 110.998.444.676 VNĐ, cho nên tổng vốn dài hạn phải tăng tối thiểu là 117.840.252.383 - 110.998.444.676 = 6.841.807.706 VNĐ.
Tài sản cố định ròng 117.840.252.383 Tổng vốn dài hạn dự kiến 110.998.444.676 Vốn dài hạn tăng tối thiểu 6.841.807.707
Nếu vốn dài hạn tăng ở mức tối thiểu, trong khi nhu cầu vốn cần thêm là 25.769.862.904 VNĐ, thì vay ngắn hạn chỉ được tăng ở mức tối đa là 25.769.862.904 - 6.841.807.706 = 18.928.055.197 VNĐ.
Tổng vốn cần thêm 25.769.862.904
Tổng vốn dài hạn tăng tối thiểu 6.841.807.707 Vay ngắn hạn tăng tối đa 18.928.055.197
4.2.5 Hạn mức khả năng thanh toán tổng quát
Cùng với hạn mức về tổng nợ của doanh nghiệp, còn có hạn mức về khả năng thanh toán tổng quát.
Bảng5.6:Khả năng thanh toán tổng quát (đvt: đồng)
2005 2006
Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861
Khoản phải thu 8.555.794.659 43.782.225.368
Tồn kho 55.611.594.729 62.977.082.930 TS lưu động khác 3.294.164.266 2.278.171.577 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 TS lưu động / nợ ngắn hạn 0,90 0,98
Cả hai năm hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều dưới 1, nhằm tăng tính an toàn hơn trong khả năng thanh toán doanh nghiệp quy định đối với hệ số này năm 2007 sẽ tối thiểu 1,1. Trong khi đó các tài sản lưu động dự kiến năm 2007 là 148.829.439.712 VNĐ, nên các khoản nợ ngắn hạn không được vượt quá 148.829.439.712 ÷ 1,1 = 135.299.490.647 VNĐ.
1. Tài sản lưu động dự kiến 148.829.439.712 2. Khả năng thanh toán tổng quát tối thiểu 1,1 3. Mức tối đa của các khoản nợ ngắn hạn 135.299.490.647 4. Giá trị các khoản nợ ngắn hạn dự kiến 129.901.384.514 5. Mức được phép tăng tối đa vay ngắn hạn 5.398.106.133
Như vậy để đạt được hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1,1 doanh nghiệp sẽ phải tăng tối đa vốn vay ngắn hạn 5.398.106.133 VNĐ. Tóm tắt như sau:
Tổng vốn vay được phép huy động tối đa 19.452.271.306
Vay ngắn hạn tăng tối đa 5.398.106.133
Nếu tăng tối đa vay ngắn hạn thì vay dài
5.2.6 Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự kiến
Dựa vào các hạn mức trên ta có nhiều lựa chọn nguồn huy động tuy nhiên để có lựa chọn cụ thể chúng ta cần tìm hiểu thêm những điều kiện sau đây: