Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 33 - 46)

Để khắc phục những hạn chế như trên, pháp luật doanh nghiệp về hợp đồng mua bán hàng hố cần được hồn thiện hơn nữa, sau đây là một số kiến nghị về giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng thương mại:

- Giải pháp ngắn hạn, cấp bách: Nhà nước cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khơi phục và phát.

- Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Phát động phong trào tiết kiệm trong tồn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là khi xảy ra sự kiện bất khả kháng như dịch Covid.

- Giải pháp dài hạn: Nhà nước cần rà soát và thống nhất các quy định điều chỉnh về HĐMBHH và các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHH. Tránh tình trạng khơng thống nhất giữa các văn bản khi cùng điều chỉnh một vấn đề. Việc này tạo ra kẽ hở pháp lý gây nên việc quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm đồng thời cũng khó khăn cho các cơ quan tài phán khi có yêu cầu về giải quyết tranh chấp, dẫn tới tranh chấp kéo dài.

- Các quy định về hợp đồng cần được quy định một cách cụ thể và tập trung để có thể áp dụng một cách thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Ví dụ nên bổ sung các quy định giải thích rõ các cụm từ “chi phí hợp lý khác”, “lý do chính đáng” để tạo điều kiện đảm bảo cho các thương nhân trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tránh trường hợp lợi dụng việc pháp luật không quy định cụ thể gây hại đến quyền và nghĩa vụ của bên còn lại. Đồng thời, việc quy định rõ ràng hơn những vấn đề này sẽ tạo thuận lợi trong quá trình giải quyết các vụ việc khi tranh chấp xảy ra.

- Xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng: Một hệ thống pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại đạt hiệu quả cao hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán nói riêng và các chủ thể tham gia nói chung.

Đối với doanh nghiệp:

- Các doanh nghiệp cần thiết lập quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHH một cách khoa học. Giao kết và thực hiện hợp đồng là chuỗi công việc liên quan đến trách nhiệm quản lý, quyết định của nhiều phịng ban trong cơng ty. Vì thế, cần thiết phải thiết lập và ban hành một quy trình thống nhất bảo đảm việc giao

kết và thực hiện hợp đồng đạt kết quả cao. Theo đó cần phân rõ nhiệm vụ, cơng việc của từng phịng ban. Ví dụ: Bộ phận hoặc phịng pháp chế doanh nghiệp sẽ là cơ quan thường trực cùng với các phịng ban chun mơn tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh.

- Để giảm thiểu rủi ro trong q trình hồn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán, thì bên bán cần phải được trải rộng ra bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều khu vực đầu tư khác nhau và cũng như nơi chốn khác nhau.

- Xây dựng mơ hình kinh doanh hợp lý: Mơ hình kinh doanh giúp bên bán hiểu được vấn đề mà chính bên bán đang giải quyết cho khách hàng của mình là bên mua. Bên mua cần gì ở nhưng sản phẩm mà bên bán đang bán và họ nhận được quyền lợi và nghĩa vụ gì khi tham gia vào HĐMBHH. Mơ hình kinh doanh đóng vai trị như một kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp và nó giải thích cách doanh nghiệp tạo ra và nắm bắt giá trị thông qua các quyết định và quy trình. Hiện nay có rất nhiều mơ hình kinh doanh hiệu quả, dễ dàng kí kết hợp đồng qua bên thứ ba mà vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bên bán và vừa thuận tiện cho việc giao kết HĐMBHH như: Quảng cáo, Affiliate(mơ hình kinh doanh liên kết), mơi giới, đấu giá, đấu giá ngược…

- Nâng tầm thương hiệu, nâng uy tín doanh nghiệp: Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: dù cơng ty kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì uy tín doanh nghiệp là thứ quan trọng nhất. Tạo sự uy tín khi làm viêc, khi giao kết hợp đồng, gây dựng sự tin tưởng với dối tác thì điều nhận được chính là bên đối tác sẽ tin tưởng khi giao kết hợp đồng và đồng thời có ý thức hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện và đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai được.

- Trước khi giao kết hợp đồng, bên bán cần khảo sát thị trường và tìm hiểu thơng tin nhằm hạn chế các rủi ro. Bên bán cần tìm hiểu rõ thơng tin pháp lý của đối tác: trụ sở, địa chỉ kinh doanh, bên mua đó có được thành lập hợp pháp khơng, hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là xác định tư cách pháp lý của người sẽ ký hợp đồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ đại diện của pháp

luật của công ty hoặc người được ủy quyền là đại diện pháp luật của công ty mới đủ tư cách pháp để tham gia giao kết HĐMBHH.

- Khi giao kết HĐMBHH , bên bán cần quy định chi tiết nội dung các điều khoản, xác định rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Ví dụ, đối với điều khoản chất lượng cần nêu rõ phương pháp xác định chất lượng: dựa vào hàng mẫu, dựa vào tiêu chuẩn hay dựa vào tài liệu kĩ thuật... Khi quy định chất lượng dựa vào mẫu hàng cần quy định rõ: hàng có phẩm chất như mẫu đã thỏa thuận, hàng có phẩm chất tương tự như mẫu hoặc hàng có phẩm chất giống hệt mẫu.

- Bên bán cần lưu ý về HĐMBHH, những điều khoản quan trọng để việc MBHH được thực hiện theo đúng mục đích. Khi soạn thảo hợp đồng mua bán, bên soạn thảo cần tạo thêm phần phụ lục hợp đồng riêng cho từng sản phầm. Trong phụ lục nêu rõ ràng từng đặc điểm nổi bật của hàng hóa như: tên mặt hàng, số hiệu hàng hóa, cấu tạo sản phẩm, thành phần, nguồn gốc sản phẩm và thời gian sản xuất, … Ngoài ra cần lưu ý chỉ rõ những điều khoản, có phụ lục đính kèm đối với những hợp đồng đa dạng sản phẩm.

- Bên bán cần chú ý đến giá trị của HĐMBHH. Một vấn đề pháp lý mà bên bán cần chú ý đó là chữ ký khi tiến hành giao kết hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng chữ ký đóng dấu, chứ khơng phải chư kỹ trực tiếp mà về nguyên tắc, chữ ký trong hợp đồng MBHH phải được ký bằng bút mực và ký trực tiếp lên văn bản (trừ trường hợp chữ ký điện tử).

- Cần quy định chi tiết về địa điểm kiểm tra chất lượng, người kiểm tra chất lượng và giấy tờ chứng minh.

- Khi giao kết HĐMBHH cần nêu rõ điều khoản về việc chi trả chi phí vận chuyển để tránh xảy ra khúc mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều khoản nêu rõ thời điểm tiến hành chuyển giao chi phí cho các bên trong q trình giao hàng. Ví dụ: khi bên bán giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển chi phí sẽ do bên nào chịu trách nhiệm, hoặc khi hàng hóa đã được chuyển đến cho bên mua thì chi phí giao hàng do bên nào đảm nhận.

- Các doanh nghiệp cần hạn chế giao dịch qua Fax: vì khi giao kết hợp đồng qua fax có rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra như: nguy cơ giả mạo, dữ liệu

qua fax bị thất lạc gây rị rỉ thơng tin, giá trị pháp lý của tài liệu, văn bản hợp đồng. Vì vậy nên ưu tiên giao dịch bằng văn bản, có giá trị pháp lý cao. Đâ cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro.

- Các doanh nghiệp cần đào tạo nhân lực pháp chế chuyên về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT. Để tham mưu, tư vấn, phân tích cho lãnh đạo cơng ty trong việc giao kết và thực hiện các HĐMBHH. Nâng cao năng lực, đồng thời nâng cao kiến thức về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao kết HĐMBHH.

- Ngoài ra , các doanh nghiệp cần nâng cao tinh thần tự nguyện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nâng cao ý thức của nhân lực, nhân viên đàm phán kí kết hợp địng tránh tình trạng vì chỉ cần đạt chỉ tiêu doanh số mà làm ẩu, bỏ qua quyền và nghĩa vụ của bên bán, gây nảy sinh tranh chấp do chủ quan.

Tiểu Kết Chương 3

Khi tham gia vào quan hệ MBHH, các bên chủ thể ln tìm cách hạn chế tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, cùng với đó là xây dựng uy tín và tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình mà vẫn đảm bảo khơng thiệt hại về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, chương 3 là những định hướng và giải pháp để hoàn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH từ đó hạn chế xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh.

Biết rằng càng hiểu rõ những bất cập và nguyên nhân xảy ra những bất cập đó thì càng hạn chế được những rủi ro trong khi giao kết HĐMBHH và hoàn thiện hơn những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH. Vì vậy, dựa vào kiến thức tích luỹ từ chương 1 và chương 2, em đã đưa ra một số định hướng và giải pháp tổng quan như sau:

Đối với nhà nước - định hướng và giải pháp được xây dựng từ việc rà soát, thống nhất các quy định pháp luật đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế và phát triển hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn để quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH vẫn được đảm bảo. Đồng thời đối với doanh nghiệp, định hướng và giải pháp được xây dựng từ theo một hệ thống từ khi soạn thảo hợp đồng, đến khi thực hiện hợp đồng và sau quá trình giao kết hợp đồng.

KẾT LUẬN

Quyền và nghĩa vụ của bên bán là nội dung không thể thiếu khi giao kết HĐMBHH. Việc nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về quyền và nghĩa vụ của bên bán giúp chúng ta hiểu sâu hơn về những quyền lợi mà doanh nghiệp được nhận, những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải làm khi tham gia giao kết HĐMBHH, hạn chế được những tranh chấp phát sinh gây ảnh hưởng tới quyền lợi , gây thiệt hại tới doanh nghiệp.

Qua quá trình kiến tập, từ những nghiên cứu trên đã cho em cái nhìn sâu sắc hơn về HĐMBHH nói chung và về quyền, nghĩa vụ của bên bán nói riềng. Bắt đầu bằng việc tìm hiểu một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH thấy được sự cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong pháp luật Thương mại; em áp dụng những điều trên để có cái nhìn tổng quan về thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHH. Khi tìm hiểu về thực trạng em hiểu sâu hơn về cơ sở pháp lý cũng như những nội dung về quyền, nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH. Để hoàn thiện hơn bài nghiên cứu, dựa vào sự hướng dẫn của giảng viên em đã xây dựng một hệ thống tư duy xây dựng bài như sau: Khi hiểu về cơ sở pháp lý và nội dung về quyền, nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH, em tìm ra những bất cập, hạn chế,trong quan hệ MBHH. Trên cơ sở đó áp dụng vào thực tiễn khi kiến tập tại cơng ty, phân tích đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, bất cập của một vài HĐMBHH. Cuối cùng dựa vào những kiến thức trên, em đưa những định hướng, kiến nghị, xây dựng và hoàn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH phù hợp với thực tiến trong nươc và quốc tế.

Có thể nói rằng, những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH là sản phẩm nhận thức của nhà làm luật về giới hạn của tự do mà chủ thể là bên bán có thể có khi tham gia giao kết HĐMBHH. Sự ra đời và tồn tại của những quy định ấy là bằng chứng cho từng giai đoạn phát triển của thị trường với những điều kiện nhất định. Các quy định trong luật doanh nghiệp, luật thương mại, bộ luật dân sự và các luật, nghị định khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của bên

bán khi tham gia HĐMBHH chính là “bàn đạp” để hình thành và phát triển những chức năng kinh doanh cho doanh nghiệp trên tinh thần tự chủ và trách nhiệm. Vì vậy, việc nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật ngày một tồn diện là điều cần thiết trong cơng cuộc phát triển đất nước nói chung và thị trường kinh doanh, thị trường thương mại quốc tế và Việt Nam nói riêng. Ngồi ra, các chủ thể tham gia giao kết HĐMBHH, cần thực hiện đủ, đúng nghĩa vụ của mình để quyền và nghĩa vụ của cả hai bên đều được đảm bảo thực hiện : Bên bán và bên mua cần nắm được những quy định pháp luật cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời cũng là của bên cịn lại để có thể phịng ngừa rủi ro phát sinh khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng cũng là để hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình, tạo dựng uy tín, thương hiệu đối với những đối tác làm ăn khác.

Dù quá trình kiến tập đề án “Quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH theo quy định của pháp luật doanh nghiệp” tại Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Hiển Vinh được hoàn thành trong một thời gian ngắn, nhưng đã để lại cho em nhiều bài học và kiến thức thực tế cho bản thân. Em đã học được rất nhiều kinh nghiệm, tiếp thu được nhiều kiến thức mới, rất bổ ích cho cơng việc trong tương lai. Kì kiến tập lần này là q trình giúp em có được kiến thức, kinh nghiệm và định hướng rõ ràng hơn về nguyện vọng của bản thân, về ngành nghề mà mình định hướng.

Em tin tưởng rằng trong tương lai những bất cập, hạn chế về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH sẽ được giải quyết, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ MBHH sẽ được hợp đồng bảo về về quyền và nghĩa vụ. Em hy vọng đề án kiến tập của mình sẽ góp phần nào đó vào việc hồn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thi Vân Anh, (2018), Nghĩa vụ bảo hành của bên bán đối với hàng hoá trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, tr 38

2. Phạm Duy Nghĩa, (2004) Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 454

3. Quốc Hội (2020), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội 4. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 5. Quốc Hội (2015) Bộ luật Dân sự, Hà Nội

6. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac- dong-cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho- viet-nam-trong-giai-doan-toi.aspx

PHỤ LỤC

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hố tại Cơng ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Hiển Vinh.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Số: 18/07/2021/HĐMB

Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w