Mơ hình nghiên cứu chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM

1.3 Mơ hình nghiên cứu chung

Sử dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị nguyên để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM. Mơ hình này được rút ra từ các mơ hình nghiên cứu tương tự trước đây.

+ Mơ hình hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập: independent variables) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variable) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích (Nguyễn Văn Tuấn, 2007).

Đề tài sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu (biến giải thích) đến nợ xấu (biến kết quả). Phương trình hồi quy có dạng:

Y = α0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5+…..+ βiXi

Trong đó:

Y (biến phụ thuộc): nợ xấu

X1, X2, X3, X4, X5,…Xi (những biến độc lập, là những nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc)

Mơ hình hồi quy Logistic nhị ngun: phân tích xác xuất xảy ra nợ xấu tại các NHTM. Log        ) 0 ( ) 1 ( Y P Y P e = B0 + BiXi (i = 1,n)

Y: Biến phụ thuộc là biến nhị nguyên có giá trị như sau: 0 : Khơng có nợ xấu.

1 : Có nợ xấu

Y là mức độ rủi ro của khoản vay được đo lường theo 2 khả năng là có nợ xấu (nhận giá trị 1) và khơng có nợ xấu (nhận giá trị 0). Trong đề tài này, quy ước các khoản vay có nợ xấu là những khoản vay thuộc nhóm 3, 4 và 5, những khoản vay khơng có nợ xấu là những khoản vay thuộc nhóm 1 và 2. Các khoản vay được phân nhóm phù hợp theo quy định.

Bi : hệ số ước lượng, đo lường sự thay đổi trong tỷ lệ của khả năng xảy ra sự kiện, với 1 đơn vị thay đổi trong biến độc lập Xi.

Xi: Là các biến độc lập (định lượng và dummy) chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra nợ xấu.

Dựa trên cơ sở những lý luận chung, thực tế hoạt động cho vay của các NHTM và thực trạng phát sinh về nợ xấu thời gian qua, các biến được đưa vào mơ hình để nghiên cứu được thể hiện trong bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1: Những nhân tố tác động đến nợ xấu

Tên biến Định nghĩa Kỳ vọng

X1 Lãi suất (%) +

X2 Số tiền vay (triệu đồng) +

X3 Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (%) - X4 Kinh nghiệm của người quản lý doanh

nghiệp (năm)

-

X5 Khả năng vốn tự có tham gia (%) -

X6 Lợi nhuận (triệu đồng) -

X7 Mức độ ổn định của thị trường -

X8 Trình độ học vấn của khách hàng vay -

Diễn giải

X1: Lãi suất: Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của vốn – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng hình thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền dơi ra ngồi khoản tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số vốn gọi là lãi suất. Lãi suất càng cao thì khả năng xảy ra nợ xấu càng cao.

X2: Số tiền vay: Số tiền vay càng cao thì khả năng xảy ra nợ xấu càng cao.

X3: Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay: Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay càng cao thì khả năng xảy ra nợ xấu càng thấp.

X4: Kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp: Kinh nghiệm của khách hàng vay càng nhiều thì khả năng xảy ra nợ xấu càng ít.

X5: Khả năng vốn tự có tham gia: Khả năng vốn tự có tham gia vào phương án/dự án càng cao thì khả năng xảy ra nợ xấu càng thấp.

X6: Lợi nhuận: Thu nhập của khách hàng vay càng cao thì khả năng xảy ra nợ xấu càng thấp.

X7: Mức độ ổn định của thị trường: Thị trường càng ổn định thì khả năng xảy ra nợ xấu càng ít.

X8: Trình độ học vấn của khách hàng vay: Trình độ của khách hàng vay càng cao thì khả năng xảy ra nợ xấu càng thấp đi.

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Trung Quốc

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là NHTW), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết

lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hồn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phịng tổn thất cho vay (số yin fa [2002]98) và Công văn Zhong yin xian (2005) số 463, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phịng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phịng tổn thất cho vay,… Đồng thời, theo đó các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phịng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:

- Dự phịng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng.

- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phịng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dịng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo,

trách nhiệm pháp luật về thanh tốn nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,… Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đơng. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng. Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý tài sản (AMC) với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu, do đó năm 1999, khi một khối lượng nợ bằng 170 tỷ USD được chuyển giao cho các AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (67 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Kết quả đến tháng 03/2004, các AMC xử lý được 63,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (12,7 tỷ USD). Như vậy số nợ thu hồi chỉ đạt được 7,6% tổng số nợ xấu được chuyển sang và bằng 20% số nợ được xử lý.

Nếu tính từ thời điểm hoạt động đến nay đã trải qua gần 7 năm (thời gian hoạt động của các AMC tại Trung Quốc dự tính là 10 năm) thì kết quả mà các AMC mang lại là rất hạn chế và người ta bắt đầu đặt vấn đề với vai trò và sự tồn tại của các AMC ở Trung Quốc

Bên cạnh khoản nợ chuyển giao cho các AMC, các NHTM quốc doanh Trung Quốc vẫn còn một khối lượng nợ xấu rất lớn (khoảng 232 tỷ USD) vào cuối năm 2003, mặc dù khối lượng nợ xấu này đã giảm 13 tỷ USD so với năm

2002. Nhưng thực ra, khoản nợ được xử lý chủ yếu là việc xoá các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi thơng qua sử dụng dự phòng rủi ro, phần thu được từ các khách hàng gần như khơng đáng kể. Ngồi ra, các NHTM và AMC của Trung Quốc đã bán cho các nhà đầu tư nước ngoài khối lượng nợ với mệnh giá (face value) khoảng 6 tỷ USD, trong đó City Group chiếm tỷ trọng cao nhất với khối lượng mua gần 2,2 tỷ USD. Khối lượng nợ được xử lý này là cơ sở để Chính phủ Trung Quốc cấp thêm cho 02 ngân hàng xử lý nợ tốt nhất Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc (BOC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) 45 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại hối.

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Mỹ và châu Âu

Gần đây, một số ngân hàng lớn của Mỹ (ví dụ như JPMorgan hay Bank of America) đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền.

Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền và “khơng bị ném ra khỏi nhà” (nếu dùng nhà để thế chấp cho khoản vay). Liệu các ngân hàng của Việt Nam có nên giãn nợ, kéo dài kỳ hạn cho vay, giảm lãi suất hay khoan đòi nợ quá gấp một số người đi vay như các ngân hàng ở Mỹ?

Mặt khác, Mỹ và châu Âu cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản. Hành vi thâu tóm và mua lại như vậy có thể giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.

Đây là gợi ý rất tốt cho việc xử lý tình hình nợ xấu của ngân hàng Việt Nam. Nếu sắp tới nhiều ngân hàng gặp khó khăn do các khoản nợ xấu bắt nguồn từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và xuất khẩu, thì các ngân hàng ít gặp vấn đề hơn có thể mua lại các ngân hàng có vấn đề, đồng thời Nhà

nước có thể tính đến giải pháp hỗ trợ thanh khoản và vốn cho ngân hàng cịn khỏe mạnh.

Một giải pháp cũng có thể nghĩ đến là ngân hàng cho các khách hàng mới vay để mua lại các tài sản của khách hàng cũ với thời hạn vay dài hơn. Đương nhiên, khách hàng mới phải khỏe mạnh hơn khách hàng cũ. (Tư vấn đầu tư và phát triển bất động sản, 2012)

1.4.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Thái Lan

Tại Thái Lan, công ty quản lý nợ tập trung của nước này đã tiến hành giám sát kỹ lưỡng trên 50 tổ chức tài chính, sau đó tập hợp các khoản nợ vào để mua lại tồn bộ. Chính phủ Thái Lan cũng chịu nhiều chỉ trích sau đó vì đã thanh lý các tài sản này quá rẻ nhưng cái lợi lớn nhất mang lại là đã giải quyết được vấn đề nợ xấu và làm cho hệ thống khôi phục và trở lại hoạt động rất là nhanh. (Đỗ Phạm, 2012)

1.4.4 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Nhật Bản

Đầu những năm 2000, Nhật Bản hứng chịu hàng nghìn tỷ yên nợ xấu với nguyên nhân tương tự Mỹ năm 2008 đến từ bong bóng bất động sản. Ban đầu, Nhật Bản bơm hàng nghìn tỷ yên vào các ngân hàng lớn hoặc lập hàng loạt các quỹ đầu tư có vốn góp của cả tư nhân để mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, cả hai cách này đều chỉ như muối bỏ bể. Sau khi loay hoay nhiều phương sách nhưng vẫn thất bại, Nhật quyết định quốc hữu hóa các ngân hàng, loại bỏ các cổ đông, cho các nhà băng yếu kém nhiều nợ xấu tự sụp đổ… và đã thành công. (Thanh Thanh Lan, 2012)

Kết luận chƣơng 1

Rủi ro như người bạn đồng hành trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng, do hoạt động tín dụng ln giữ vai trị quan trọng vì đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Với những cơ sở lý luận chung về nợ xấu giúp chúng ta nhận dạng ra nợ xấu, xem xét các nhân tố tác động đến nợ xấu để phân tích tìm ra các nhân tố có tác động trực tiếp đến nợ xấu tại các NHTM trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các nguyên tắc quản lý nợ xấu theo Basel dần dần đưa hoạt động quản trị ngân hàng của nước ta hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải luôn chú trọng tăng cường công tác quản lý nợ xấu. Đồng thời chương 1 cũng đã đề ra được mơ hình nghiên cứu nhằm thực hiện phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu để có cơ sở tiến hành thực hiện chương 2 một cách khoa học. Cùng với các kinh nghiệm về quản lý nợ xấu của quốc tế là những hành trang q báu cho tiến trình giải quyết vấn đề nợ xấu cực kỳ khó khăn tại các NHTM của nước ta hiện nay.

Chƣơng 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC CHI NHÁNH

NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.1.1 Sơ lƣợc về các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có nên Vĩnh Long đã thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.1: Các chi nhánh NHTM trên địa bàn từ 2007 - 2011 Đvt: chi nhánh

Chi nhánh 2007 2008 2009 2010 2011

NHTM nhà nước 4 4 4 5 5

NHTM cổ phần 3 3 7 11 13

TỔNG CỘNG 7 7 11 16 18

(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Từ bảng 2.1 cho thấy, từ năm 2007 trở lại đây, mạng lưới của các ngân hàng trên địa bàn có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển mạng lưới của các NHTM cổ phần. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Đặc biệt là các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nên giúp cho người dân được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ của ngân hàng.

Đầu năm 2007, tồn tỉnh chỉ có 7 chi nhánh NHTM (4 chi nhánh NHTM nhà nước và 3 chi nhánh NHTM cổ phần). Đến cuối năm 2011, tồn

tỉnh đã có 18 chi nhánh NHTM (5 chi nhánh NHTM nhà nước và 13 chi nhánh NHTM cổ phần), so với đầu năm 2007 tăng 11 chi nhánh (+157%).

2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bàn tỉnh Vĩnh Long

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Với phương châm huy động nguồn vốn tại chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương, mở rộng thị phần hoạt động và từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay của Hội sở chính. Trong 5 năm qua, các NHTM luôn không ngừng đưa ra sản phẩm huy động vốn phong phú với nhiều loại kỳ hạn, hình thức gửi tiền, rút vốn linh hoạt và các chính sách khuyến mại… nên nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)