Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM
2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.1.1 Sơ lƣợc về các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có nên Vĩnh Long đã thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
Bảng 2.1: Các chi nhánh NHTM trên địa bàn từ 2007 - 2011 Đvt: chi nhánh
Chi nhánh 2007 2008 2009 2010 2011
NHTM nhà nước 4 4 4 5 5
NHTM cổ phần 3 3 7 11 13
TỔNG CỘNG 7 7 11 16 18
(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
Từ bảng 2.1 cho thấy, từ năm 2007 trở lại đây, mạng lưới của các ngân hàng trên địa bàn có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển mạng lưới của các NHTM cổ phần. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Đặc biệt là các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nên giúp cho người dân được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ của ngân hàng.
Đầu năm 2007, tồn tỉnh chỉ có 7 chi nhánh NHTM (4 chi nhánh NHTM nhà nước và 3 chi nhánh NHTM cổ phần). Đến cuối năm 2011, toàn
tỉnh đã có 18 chi nhánh NHTM (5 chi nhánh NHTM nhà nước và 13 chi nhánh NHTM cổ phần), so với đầu năm 2007 tăng 11 chi nhánh (+157%).
2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bàn tỉnh Vĩnh Long
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Với phương châm huy động nguồn vốn tại chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương, mở rộng thị phần hoạt động và từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay của Hội sở chính. Trong 5 năm qua, các NHTM luôn không ngừng đưa ra sản phẩm huy động vốn phong phú với nhiều loại kỳ hạn, hình thức gửi tiền, rút vốn linh hoạt và các chính sách khuyến mại… nên nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn luôn đạt kết quả khá. Vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đều tăng tương đối cao qua các năm, đạt tốc độ tăng bình quân là 31,7% mỗi năm.
Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn được thể hiện trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Đvt: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động 2007 2008 2009 2010 2011
Phân theo loại tiền 3.684 5.327 6.595 9.194 11.084
- Việt Nam đồng 3.467 5.104 5.955 8.287 10.067
- Ngoại tệ & vàng 217 223 640 907 1.017
Phân theo loại hình ngân hàng 3.684 5.327 6.595 9.194 11.084
- NHTM nhà nước 2.836 3.940 4.861 6.463 7.728
- NHTM cổ phần 848 1.387 1.734 2.731 3.356
(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
- Tình hình huy động vốn theo loại tiền:
+ Vốn huy động bằng VND: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (90,1% - 95,8%) và là nguồn vốn huy động chủ yếu của các ngân hàng trên địa bàn. Nguồn vốn này luôn tăng qua các năm từ 16,7% - 47,2%, đạt mức tăng trưởng bình quân 30,5%/năm. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động bằng VND đạt 10.067 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 6.600 tỷ đồng (+190,4%).
+ Vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng: nguồn vốn này có mức tăng trưởng khá cao do những năm gần đây giá vàng và USD tăng mạnh nên một bộ phận người dân chuyển sang tích trữ bằng vàng và USD để bảo tồn tài sản. Đến cuối năm 2011 nguồn vốn này đạt 1.017 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 800 tỷ (+3,7lần) nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn (từ 4,2% - 9,9%).
- Tình hình huy động vốn theo loại hình ngân hàng:
+ Vốn huy động của khối NHTM nhà nước: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (69,7% - 77%) và tỷ trọng này có chiều hướng giảm do khối NHTM cổ phần có chiều hướng tăng mạnh. Đến cuối năm 2011, vốn huy động đạt 7.728 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 4.892 tỷ đồng (+172,5%), đạt mức tăng trưởng bình quân 28,5%/năm trong 5 năm qua.
+ Vốn huy động của khối NHTM cổ phần: chiếm tỷ trọng 23% - 30,3% trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng này có chiều hướng tăng do số lượng NHTM cổ phần tăng nhanh. Đến cuối năm 2011, vốn huy động đạt 3.356 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 2.508 tỷ đồng (+3lần), đạt mức tăng trưởng bình quân 41%/năm trong 5 năm qua.
Qua phân tích tình hình huy động cho thấy các NHTM trên địa bàn chủ yếu huy động VND và chiếm thị phần cao là các NHTM nhà nước do mạng lưới rộng, đã tồn tại lâu cũng như uy tín và chất lượng dịch vụ mà các đơn vị này tạo ra.
2.1.2.2 Hoạt động cho vay
Hiện nay, cho vay vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM Việt Nam nói chung và các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong 5 năm qua các NHTM đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng dịch vụ ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng trong kinh doanh của các ngân hàng.
Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn được thể hiện trong bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn
Đvt: Tỷ đồng
Dƣ nợ cho vay 2007 2008 2009 2010 2011
Phân theo loại tiền 6.499 7.368 9.078 10.763 11.150
- Việt Nam đồng 6.419 7.355 9.053 10.260 10.014
- Ngoại tệ 80 13 25 503 1.136
Phân theo thời hạn 6.499 7.368 9.078 10.763 11.150
- Ngắn hạn 4.190 4.922 6.218 7.282 7.882
- Trung, dài hạn 2.309 2.446 2.860 3.481 3.268
Phân theo loại hình ngân hàng 6.499 7.368 9.078 10.763 11.150
- NHTM nhà nước 5.321 6.126 7.310 8.104 8.253 - NHTM cổ phần 1.178 1.242 1.768 2.659 2.897 (Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
- Về dư nợ tín dụng: Cuối năm 2011, dư nợ cho vay đạt 11.150 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 4.651 tỷ đồng (+71,6%), đạt mức tăng trưởng bình quân 14,4%/năm, cụ thể:
Năm 2008, dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn đạt 7.368 tỷ đồng, tín dụng tăng chậm, so năm 2007 tăng 869 tỷ đồng (+13,4%) nguyên nhân vì trong năm 2008 thị trường tiền tệ biến động bất thường do ảnh hưởng của cuộc suy thối tồn cầu khiến các NHTM đều thắt chặt tín dụng theo chính sách chống lạm phát của ngân hàng nhà nước; năm 2009 đạt 9.078 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2008 và năm 2010 dư nợ cho vay đạt 10.763 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2009 do sự phục hồi của nền kinh tế và việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ; năm 2011 dư nợ cho vay đạt 11.150 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2010 nguyên nhân do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng và do tình hình lạm phát làm cho lãi suất tăng cao.
- Dư nợ cho vay theo loại tiền:
+ Dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao từ 89,8% đến 99,8% trong tổng dư nợ, cuối năm 2011 đạt 10.014 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 3.595 tỷ đồng (+56%), đạt mức tăng trưởng bình quân 11,8%/năm.
+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và vàng tuy có mức tăng trưởng cao nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể (dưới 11% trong tổng dư nợ cho vay). Trong những năm gần đây, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao do đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và do lãi suất cho vay ngoại tệ thường thấp so với VND trong khi tỷ giá thường được giữ ổn định.
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 64,5% - 70,7 % trên tổng dư nợ cho vay và tỷ trọng này có chiều hướng gia tăng. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 7.882 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 3.692 tỷ đồng (+88,1%), đạt mức tăng trưởng bình quân 17,1%/năm trong 5 năm qua.
+ Dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm từ 29,3% đến 35,5% tổng dư nợ cho vay. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 3.268 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 959 tỷ đồng (+41,5%), đạt mức tăng trưởng bình quân 9,1%/năm.
- Dư nợ cho vay theo loại hình ngân hàng:
+ Dư nợ cho vay của khối NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng từ 74% - 83,1% trên tổng dư nợ cho vay và tỷ trọng này có chiều hướng giảm do khối NHTM cổ phần có chiều hướng tăng mạnh. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay đạt 8.253 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 2.932 tỷ đồng (+55,1%), đạt mức tăng trưởng bình quân 11,6%/năm trong 5 năm qua.
+ Dư nợ cho vay của khối NHTM cổ phần chiếm từ 16,9% đến 26% tổng dư nợ cho vay. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay đạt 2.897 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 1.719 tỷ đồng (+145,93%), đạt mức tăng trưởng bình quân 25,2%/năm.
Nhìn chung, các chi nhánh NHTM trên địa bàn chủ yếu cho vay vốn bằng VND để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các khách hàng nên dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Các NHTM nhà nước với ưu thế vốn mạnh, có thời gian thâm nhập thị trường dài hơn và mạng lưới rộng hơn nên thị phần dư nợ cho vay cũng lớn hơn.