CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.2. Phân tích các bất cập từ kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó và phù hợp với các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại. Tuy nhiên có một vài vấn đề bất cập như sau
Thứ nhất: nghiên cứu khơng tìm thấy mối liên hệ giữa đặc điểm riêng của
sản phẩm UNI và cấu trúc vốn. Điều này là không phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết tài chính. Các doanh nghiệp có các đặc điểm đặc biệt trong
sản phẩm sẽ sử dụng ít nợ vay dài hạn bởi vì trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản có thể khơng có thị trường thứ cấp mang tính cạnh tranh cho việc thanh lý các hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp. Ở đây theo ý kiến của tác giả có thể là do việc sử dụng chỉ tiêu đo lường chưa phù hợp, nhưng do giới hạn về khả năng thu thập thu thập dữ liệu tác giả khơng thể tìm kiếm chỉ tiêu khác phù hợp hơn. Đây có thể là gợi ý cho hướng nghiên cứu sâu hơn.
Thứ hai: tác động không đồng nhất của TANG đến tỷ lệ địn bẩy. TANG
có tác động ngược chiều với LEV và STD, có quan hệ cùng chiều với LTD. Điều
nguồn lực hạn chế. Khi nguồn lực-khả năng tăng vốn- là hạn chế thì việc tăng một khoản nợ ngắn hạn hoặc dài hạn sẽ làm giảm khả năng tài trợ cho phương án còn lại.
Thứ ba: biến TAX khơng có ảnh hưởng thống kê đến các biến LEV và
STD mà chỉ có ảnh hưởng đến LTD. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lãi
vay là chi phí đ ư ợc trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế nên sử dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Tuy nhiên có thể các doanh nghiệp Việt
Nam chưa nhìn nhận vai trị của biến này khi lựa chọn cấu trúc vốn cho mình. Ngồi ra, chính sách ưu đãi thuế có thể đã khiến cho vai trị của biến TAX khơng
còn quá quan trọng.
Thứ tư: biến VOL hồn tồn khơng có ảnh hưởng trong việc quyết định cấu
trúc vốn của doanh nghiệp khi kết quả nghiên cứu thực nghiệm khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa của biến này đối với cả LEV, LTD và STD. Cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam hầu như không quan tâm đến vấn đề rủi ro kinh doanh hay nói cách khác là doanh nghiệp Việt Nam quá “lạc quan” đối với triển vọng kinh doanh và kinh tế. Thực tế, việc Việt Nam hình thành nền kinh tế thị trường và tham gia thị
trường thế giới tương đối chậm hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia đã giúp Việt Nam “thoát” khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 1997-
1998 quá dễ dàng. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có “cơ hội” đối mặt thật sự với khủng hoảng do đó khơng tránh khỏi tâm lý chủ quan, tự tin thái quá vào triển vọng kinh tế và doanh nghiệp. Ngoài ra, một thực trạng của hệ thống tín dụng Ngân hàng là ảnh hưởng của mối quan hệ hoặc lợi ích cá nhân đến việc ra quyết
định tài trợ do việc lỏng lẻo trong cơ chế giám sát, quản lý – bằng chứng là rất
nhiều thư tín dụng khống đã được phát hành – do đó, vấn đề rủi ro kinh doanh đã bị cố tình xem nhẹ trong một thời gian.
Thứ năm: cấu trúc vốn dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài trong khi vấn đề
quản trị tài chính, quản trị rủi ro chưa được xem xét cẩn thận. Theo tính tốn của tác giả, trong giai đoạn 2009-2011, hầu hết các chỉ tiêu đều sụt giảm rõ rệt như:
2006-2008 thì LEV, LTD và STD chỉ sụt giảm rất ít ví dụ LEV từ 0.47 xuống 0.46.
Điều này thể hiện sự lệ thuộc vào nguồn tài trợ nợ, tương ứng làm tăng tính lệ
thuộc của doanh nghiệp vào nguốn vốn vay Ngân hàng, tăng chi phí khánh kiệt tài
chính. Đó cũng chính là lý do, giai đoạn 2011-2012 vấn đề doanh nghiệp phá sản
do không tiếp cận được vốn vay, hoặc do giá vốn cao liên tục được nhắc đến trên
các phương tiện truyền thông.