6. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY BIA
6.1.10 Thiết bị ép bùn
Việc xử lý cặn, bùn trong quá trình xử lý sinh học là hết sức ần thiết. Nếu xử lý không tốt sẽ có hiện tượng lên men yếm khí gây hôi thối và ô nhiễm moi trường xung quanh. Để tránh tình trạng này, lượng bùn dư sẽ được làm khô và đem đỗ nơi qui định.
Quá trình làm khô bùn thực hiện nhờ thiết bị ép bùn. Bùn từ các bể sẽ được bơm vào ngăn hòa trộn của thiết bị tách bùn. Tại ngăn này bùn sẽ được cấp lượng hóa chất polyme bằng hệ thống bơm định lượng. Ơ đây bùn được hòa trộn cùng với hóa chất keo tụ được định lượng nhờ bơm định lượng. Sau đó bùn được bơm lên lưới lọc. Quá trình làm khô bùn được xảy ra tại đây. Phần bùn khô dược giữ lại trên lưới và được dao gạt ra ngoài, còn phần nước trong chảy xuống máng và được đưa về bể gom.
7. Các giải pháp giảm thiểu lƣợng và tải lƣợng nƣớc thải nhà máy bia
Trong sản xuất bia công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy khác, sự khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men nổi hay chìm. Sự khac nhau cơ bản là lượng nước sử dụng cho mục đích rửa chai, máy móc thiết bị, sàn nhà, số lượng công
32
nhân sử dụng nước cho sinh hoạt, . . . Điều này dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm của các nhà nhà máy bia khác nhau.
7.1 Tái sử dụng nước thải
Nước làm mát cho máy lạnh, làm lạnh dịch bia → giải nhiệt, tuần hồn.
Nước ngưng tụ trong nấu bia → thu hồi → cấp lại cho nồi hơi (do nước ngưng cịn ở nhiệt độ cao, đây là nước mềm, không chứa ion Ca2+, Mg2+ đóng cặn thành thiết bị).
Nước rửa các thùng lên men, chai như CIP (2 loại nóng, lạnh) định kì một tuần rửa thùng một lần (ở nhiệt độ cao → tc dụng tẩy rửa cao), xử lý bằng phương pháp lọc, bổ sung thêm hóa chất → ti sử dụng.
7.2 Phân luồng nước thải sản xuất
Dòng 1: đây là nguồn nước qui ước sạch với số lượng lớn khoảng 550 – 600 m3/ ngày đêm gồm nước dùng để làm lạnh trong các thiết bị, tháp giải nhiệt của hệ thống lạnh, nước ngưng ở các nồi nấu...
Dòng 2: Nước thải sinh hoạt được quy định thành nước thải xám và nước thải đen, trong đó nước thải xám là nước thải phát sinh từ các hoạt động nấu ăn, tắm rửa, giặc giũ; nước thải đen là nước thải dùng trong việc xả bồn cầu tại các khu vệ sinh. Nước thải đen bắt buộc phải được xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải chung.
Dòng 3: Nước thải sản xuất, là dòng thải lớn với số lượng 1000 – 1200 m3 / ngày đêm từ các phân xưởng nấu, đường hóa, lên men, lọc, chiết bia... Dòng thải này chủ yếu là nước rửa vệ sinh thiết bị, sàn nhà. Đây là dòng thải chính cần xử lý triệt để. Dòng này có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy làm ô nhiễm môi trường.
33
KẾT LUẬN
Định mức tiêu hao nước ở hầu hết các cơ sở sản xuất bia còn khá cao, trong số này chỉ có 30% lượng nước sản xuất được tuần hoàn trở lại, còn lại là lượng nước ô nhiễm được thải vào môi trường.
Nước thải của sản xuất bia thường có hàm lượng chât rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng hóa chất cao. Do đó việc áp dụng các hệ thông xử lý nước thải đặc biệt là xử lý bằng phương pháp sinh học là hiệu quả nhất, thích hợp với đặc tính của nước thải nhà máy bia . Tuy nhiên, cần có sự chuyên biệt cho mỗi loại nước thải để quá trình thích nghi và phân hủy của vi sinh vật đạt hiệu quả cao hơn.
34
TÀI LIỆU THAM THẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Phước, Giáo Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Bằng Phương Pháp Sinh Học, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, 2007
2. PGS. TS Lương Đức Phẩm, Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bằng Biện Pháp Sinh Học, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
3. Hoàng Huệ, Xử lý nước thải, NXB Xây dựng Hà Nội, 1996 4.http://baigiang.violet.vn
5.http://tailieu.vn
6. .http://www.sinhhocvietnam.com 7. .http://www.yeumoitruong.com