trình thí nghiệm
Bảng 15: Biến đổi hàm lượng của LPO (nmol TBARS /g mẫu) trong não, gan theo thời gian qua các đợt thu mẫu.
Cơ quan Nghiệm thức Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Não Đối chứng 4,3 ± 1,04 2,64 ± 0,67 3,95 ± 0,84 4,12 ± 1,27 0,1ppm 3,44 ± 0,89 ns 8,81 ± 0,43 * 10,89 ± 2,06 * 13,9 ± 3,99* 1ppm 2,64 ± 0,67ns 10,4 ± 3,53 * 13,9 ± 1,33 * 10,0 ± 2,62* Gan Đối chứng 27,03 ± 1,7 27,00 ± 5,88 29,6 ± 1,97 26,61 ± 1,97 0,1ppm 19,76 ± 2,76 ns 32,43 ± 8,33ns 33,38 ± 4,84ns 33,38 ± 4,84ns 1ppm 27,00 ± 5,88 ns 26,76 ± 7,51ns 27,95 ± 3,97ns 27,95 ± 3,97ns
Kết quả trình bày trung bình ± SD. Dấu sao (*) chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (P<0,05).
ns chỉ không sai khác so với đối chứng.
Lipid peroxidation là chất có liên quan đến các tác nhân oxy hoá trong cơ thể thường góp phần vào tiến trình phát sinh bệnh (Jollon và ctv, 1974).
Vào thời điểm kết thúc quá trình gây nhiễm và 12h và 4 ngày kể từ khi kết thúc quá trình gây nhiễm hàm lượng LPO trong não cá tăng lên đáng kể và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với đối chứng lần lượt là 8,81 ± 0,43; 10,89 ± 2,06 và
13,9 ± 3,99 (nmol TBARS /g) mẫu ở nồng độ gây nhiễm là 0,1ppm và 10,4 ± 3,53; 13,9 ± 1,33; 10,0 ± 2,62 (nmol TBARS /g) mẫu ở nồng độ gây nhiễm là 1ppm. Đối với gan, tác động gây nhiễm MG không ảnh hưởng đến hàm lượng LPO trong gan, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng qua từng giai đoạn. Khi gây nhiễm MG với cá trong thời gian 12h ở nồng độ 0,1 ppm; 1ppm trong 1h thì hoạt tính LPO trong não tăng lên. Do não là cơ quan trung ương cho tất cả hoạt động sống trong cơ thể cá khi tiếp xúc trực tiếp với MG thì não bịảnh hưởng nhanh nhất làm cho cá bị streess.
Pandey và ctv (2000) nghiên cứu về cơ chế gây độc của endosulfan làm gia tăng LPO. Tác giả tiến hành thí nghiệm trên cá Channa punctatus (23-50g/con), khi gây nhiễm với endosulfan nồng độ thấp 5ug/l, kết quả LPO gia tăng có ý nghĩa so với
đối chứng ở các cơ quan gan, thận, mang. Sự gia tăng của LPO kéo theo các nhân tố chống oxy hoá cũng tăng theo. Trong thí nghiệm này hoạt tính LPO trong gan cá tra không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Kết quả này tương tự Elif Ozan Oruc (2000) tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của 2,4-D và azinphosmethyl lên các men chống oxy hoá và lipid peroxidase ở gan cá rô phi (Oreochromis niloticus). Kết quả cho thấy cá rô phi có khả năng chống lại stress oxy hoá bằng các cơ chế kháng oxy hoá và chống lại sự gia tăng của hàm lượng lipid peroxydation
4.3.3 Hoạt tính của men Glutathione-S-transferas (GST) trong não, gan cá tra trong quá trình thí nghiệm
Bảng 16: Biến đổi hoạt tính của GST (nmol/mg protein/phút) trong não, gan theo thời gian qua các đợt thu mẫu.
Cơ quan Nghiệm thức Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Não Đối chứng 723 ± 112 691 ± 140 723 ± 162 563 ± 37 0,1ppm 730 ± 102ns 1068 ± 94* 790 ± 49ns 616 ± 93ns 1ppm 691 ± 140ns 1005 ± 104* 773 ± 164ns 779± 112ns Gan Đối chứng 499 ± 34 558. ± 31 548 ± 36 517 ± 144 0,1ppm 569 ± 48ns 559 ± 14ns 791 ± 40* 512 ± 97ns 1ppm 558 ± 31ns 583 ± 20ns 693 ± 105ns 506 ± 40ns
Kết quả trình bày trung bình ± SD. Dấu sao (*) chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (P<0,05).
ns chỉ không sai khác so với đối chứng.
GST là men xúc tác phase II quan trọng trong quá trình làm giảm Glutathione (GSH) tiếp hợp lên tế bào làm phá huỷ tế bào do sự tấn công của ROS dẫn đến sự làm giảm độc tính của chúng (Storey, 1996). Hoạt động của men GST trong não cá vào thời điểm kết thúc gây nhiễm ở hai nồng độ gây nhiễm 0,1ppm và 1ppm lần lượt là 1068± 94, 1005 ± 104 (nmol/mg protein/phút) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (P<0,05). Tuy nhiên 12 giờ và 4 ngày sau khi kết thúc gây nhiễm thì hoạt tính GST trong não cá không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức so với đối chứng (P>0,05).
GST hoạt động trong gan tương đối chậm. Ở nồng độ gây nhiễm là 1ppm trong thời gian 60 phút thì không biểu hiện thay đổi của men GST trong khi đó ở nồng độ gây nhiễm 0,1ppm trong thời gian 12 giờ thì men GST chỉ hoạt động sau khi kết thúc gây nhiễm 12 giờ là 791± 40 (nmol/mg protein/phút) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với đối chứng. Do tác dụng của MG lúc này chưa ảnh hưởng làm biến đổi hoạt tính GST, 12 giờ kết thúc gây nhiễm GST có biển đổi và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng ở nồng độ 0,1 ppm có thể là ở não các men giải độc sinh ra không đủ khả năng để trung hoà độc tính của MG, sau một khoảng thời gian (12 giờ kết thúc gây nhiễm) tác dụng của MG đến gan, sau đó các men giải độc ở gan được sinh ra. Đó có thể là nguyên nhân làm cho GST tăng lên.
Hoạt tính này tăng có thể do khi gây nhiễm với MG cá tăng cường trao đổi chất chúng gia tăng trao đổi chất qua mang để lấy đủ oxy cho nhu cầu của cơ thể. Đây là điều kiện làm cho MG hoà tan vào nước có nhiều cơ hội tiếp xúc với mang và xâm nhập vào cơ thể đặt biệt là ở não khi đó cơ thể mới sản sinh ra men GST để giải độc. Elif Ozcan Orue và Nevin Uner (2000) nghiên cứu tác động 2,4-D ở nồng độ 27 ppm và thuốc trừ sâu azinphosmethy ở nồng độ 0,03 ppm ảnh hưởng đến hoạt tính của men GST và lipid peroxidation trên cá rô phi, trong cả hai trường hợp sử dụng riêng lẻ và kết hợp tắm cá ở các thời gian 24, 48, 72, 96 giờ cho thấy hoạt tính CAT, GST và mức độ MDA trong gan loài cá O. niloticus không có sự biến đổi. Jimena Cazenave và ctv (2005) thí nghiệm sựảnh hưởng của micocystin-RR (MC- RR) đến hoạt động của các men trên gan, mang, não của cá Corydoras paleatus. Tiến hành gây nhiễm MC-RR ở các nồng độ 0,5; 2,5; và 10µg/L sau 24 giờ. Kết quả cho thấy ở nồng độ MC-RR (lớn hơn hoặc bằng 2µg/L thì LPO trong não có sự thay đổi trong khi đó ở gan, mang vẫn bình thường. Đối với hoạt tính GST ở gan, não giảm ở nồng độ 0,5µg/L và CAT tăng ở gan đối với các nồng độ thí nghiệm.
Tương tự nghiên cứu của Bhavan và Geraldine (2000) ở nồng độ endosulfan lần lượt là (10,6; 16,0; 3,2ng/l) sau 21 ngày gây nhiễm qua các giai đoạn thu mẫu ở các ngày 1, 8, 15, 21 cho thấy có sự biến đổi sinh hoá, sinh lý trong cơ thể
Macrobrachium malcolmsoii giai đoạn giống làm tăng hoạt tính của enzim GST so với đối chứng.
4.3.4 Hoạt tính của men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) trong não, gan cá tra trong quá trình thí nghiệm não, gan cá tra trong quá trình thí nghiệm
Bảng 17: Biến đổi hoạt tính của G6PD (nmol NADPH/phút/mg protein) trong não, gan theo thời gian qua các đợt thu mẫu.
Cơ quan Nghiệm thức Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Não Đối chứng 31,16 ± 2,48 32,14 ± 3,61 30,02 ± 4,19 20,71 ± 4,46 0,1ppm 29,02 ± 7,93ns 32,22 ± 6,81ns 21,73 ± 2,49* 21,81 ± 5,59ns 1ppm 32,14 ± 3,61ns 31,60 ± 7,82ns 23,83 ± 8,91ns 15,81 ± 3,32ns Gan Đối chứng 75,61 ± 17,72 75,84 ± 9,16 79,31 ± 7,50 73,40 ± 22,3 0,1ppm 83,44 ± 0,46ns 65,57 ± 5,88ns 64,88 ± 4,13ns 62,24 ± 11,17ns 1ppm 75,84 ± 9,16ns 62,03 ± 13,66ns 72,11 ± 20,33ns 59,25 ± 8,94ns
Kết quả trình bày trung bình ± SD. Dấu sao (*) chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (P<0,05). ns chỉ không
sai khác so với đối chứng.
Từ kết quả bảng 17 cho thấy hoạt động của men G6PD trong não, gan của cá tra ở cả 2 nghiệm thức 0,1 ppm và 1 ppm vào thời điểm kết thúc gây nhiễm không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (P > 0,05). Ở thời điểm 12 giờ sau khi kết thúc gây nhiễm, hoạt động của G6PD trong não có sự biến đổi 21,73 ± 2,49 (nmol NADPH/phút/mg protein) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, trong
khi ở nồng độ gây nhiễm 1ppm trong 1giờ thì không có sự khác biệt của G6PD so với đối chứng.
Elif Ozan Oruc (2000) tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của 2,4-D và azinphosmethyl lên các men chống oxy hoá và lipid peroxidase ở gan cá rô phi (Oreochromis niloticus). Khi sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp 2,4-D ở nồng độ 27ppm và 0,03 ppm azinphosmethyl trong các khoảng thời gian 24, 48, 72 và 96 giờ. Kết quả cho thấy hoạt tính G6PD tăng so với đối chứng khi sử dụng riêng lẻ 2,4-D sau 24 giờ, ở 96 giờ không ảnh hưởng đến hoạt tính G6PD, trong khi đó khi sử dụng kết hợp làm tăng G6PD đáng kể.
4.3.5 Hoạt tính của men Catalase (CAT) trong não, gan cá tra trong quá trình thí nghiệm. thí nghiệm.
Bảng 18: Biến đổi hoạt tính của CAT (U/mgprotein) trong não, gan theo thời gian qua các đợt thu mẫu. Cơ quan Nghiệm thức Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Não Đối chứng 0,0038 ± 0,0003 0,0028 ± 0,0004 0,003 ± 0,001 0,0038 ± 0,0003 0,1ppm 0,0035 ± 0,0006ns 0,0039 ± 0,0002 * 0,0047 ± 0,0011ns 0,0035 ± 0,0006ns 1ppm 0,0031 ± 0,0001ns 0,0021 ± 0,0001 * 0,0038 ± 0,0004ns 0,0021 ± 0,0001ns Gan Đối chứng 0,0266 ± 0,0023 0,0237 ± 0,0062 0,0226 ± 0,0029 0,0266 ± 0,0023 0,1ppm 0,0285 ± 0,005ns 0,0136 ± 0,0101ns 0,0198 ± 0,0011ns 0,0285 ± 0,005ns 1ppm 0,0237 ± 0,0062ns 0,0243 ± 0,0025ns 0,0186 ± 0,0003 ns 0,0237 ± 0,0062ns
Kết quả trình bày trung bình ± SD. Dấu sao (*) chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (P<0,05). ns chỉ không
sai khác so với đối chứng.
Catalase là một men trong cơ thể có tác dụng biến đổi hydroperoxyl một trong các sản phẩm được thảy ra trong quá trình trao đổi chất thành nước và khí oxy. Hydrogen peroxide được sinh ra trong quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể và là tiền thân của các phân tử gốc tự do làm tổn hại đến tế bào bằng cách tạo ra các phản ứng oxy hoá (Winston và Di Giulio, 1991).
Vào thời điểm kết thúc gây nhiễm hoạt tính của CAT trong não cá có sự biến đổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với đối chứng; 0,0039 ± 0,0002 (U/mg protein) ở nồng độ gây nhiễm 0,1ppm và 0,0021 ± 0,0001 (U/mg protein) ở nồng độ gây nhiễm 1ppm. Kết quả Jungueira và ctv (1988) khi gây nhiễm với 10-4 thiram làm tăng hoạt tính CAT trong khi ở nồng độ 10-6 và 10-8 thiram thì hoạt tính này giảm. Theo Dimitrova và ctv (1994) cho rằng hoạt tính của CAT tăng khi bị tác động bởi kẽm và chì sau 24h và 10 ngày ở cá chép C.carpio.
Jimena Cazenave và ctv (2005) thí nghiệm sựảnh hưởng của micocystin-RR (MC- RR) đến hoạt động của các men trên gan, mang, não của cá Corydoras paleatus. Tiến hành gây nhiễm MC-RR ở các nồng độ 0,5; 2,5; và 10µg/L sau 24 giờ. Kết quả
cho thấy ở nồng độ MC-RR (lớn hơn hoặc bằng 2µg/L thì CAT tăng ở gan đối với các nồng độ thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm này cho thấy hoạt tính CAT ở gan không bịảnh hưởng ở cả hai nồng độ gây nhiễm. Kết quả này gần giống với kết quả của Gallagher và Di Giulio (1991) nghiên cứu ảnh hưởng sử dụng kết hợp 2,4-D và picloram trị bệnh trên cá chép C. carpio, không làm biến đổi hoạt tính men CAT.
Dưới tác dụng của MG hoạt tính CAT ở não cá tra tăng lên ở cả hai nồng độ thí nghiệm. Chứng tỏ men CAT được sinh ra ở não thông qua cơ chế giải độc hay trung hoà tác nhân oxy hoá. Nhưng cả hai nồng độ này không làm biến đổi hoạt tính CAT của cá tra.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận
Kết quả thí nghiệm sau 60 ngày cho thấy vẫn còn sự hiện diện của MG (2,01±1,88ppb và 1,50±2,59ppb)
Hoạt tính của các men trong não gan của cá Tra đều bị biến đổi. Khả năng phục hồi lại trạng thái bình thường tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian gây nhiễm MG.
MG gây ức chế AchE trong não trong thời gian dài ở nồng độ 1ppm (2031 ± 495
(nmole/phút/mg protein) trước khi gây nhiễm 1340 ±103 (nmole/phút/mg protein) ở 4 ngày sau khi kết thúc gây nhiễm. Ở nồng độ 0,1ppm AchE không bị ức chế trong khi ở gan AchE bịức chếở nồng độ 0,1ppm trong thời gian 12h và không bịức chế ở nồng độ 1ppm trong 1h.
Hàm lượng LPO ở não tăng ở cả hai nồng độ gây nhiễm là 8,81 ± 0,43 (nmol TBARS /g mẫu) ở nồng độ 0,1ppm và 10,4 ± 3,53 (nmol TBARS /g mẫu) ở nồng độ gây nhiễm là 1ppm, trong khi ở gan thì không có sự biến đổi.
Hoạt tính của các men GST và CAT ở não tăng lên ở cả hai nồng độ gây nhiễm trong khi ở gan thì không có sự biến đổi đối với CAT, GST chỉ bị biến đổi sau khi kết thúc gây nhiễm 12h là 791± 40 (nmol/mg protein/min).
Men G6PD không bị tác động khi gây nhiễm MG ngoại trừ nồng độ 0,1 ppm thì có sự biến đổi sau 12h gây nhiễm là 21,73 ± 2,49 (nmol NADPH/phút/mg protein) trong khi nghiệm thức đối chứng là 30,02 ± 4,19 (nmol NADPH/phút/mg protein).
5.2 Đề xuất
Tiến hành thí nghiệm với thời gian dài hơn nhằm mục đích xác định chính xác thời gian đào thải hoàn toàn MG và LMG
Sử dụng phương pháp phân tích MG và LMG bằng sắc kí lỏng khối phổ.
Tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu sinh hóa ở mức độ quần thể nhằm tìm ra phương pháp chuẩn đoán nhanh mức độ nhiễm MG trong quần thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aruni Udara Chandrasekara and Asoka pathiratne, 2005. Effect of low concentrations of Trichlorfon on haematological parameters and brain acetylcholinesterase activity in common carp, Cyprinus carpio L. Aquaculture Research 144.
2. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh cá của Động Vật Thủy Sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
3. Cục Quản Lý Chất Lượng, ATVS & TYTS (NAFIQAVED), 2003, 2004. Báo cáo kết quả chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi.
4. CFIA, July, 2005. Update on the Canadian Food Inspection Agency Monitoring Activities for Malachite Green.
5. Cục thống kê An Giang và Cục thống kê Cần Thơ, 2005. Thông báo tình hình kinh tế xã hội và kết quảđiều tra thuỷ sản.
6. Đỗ Thị Bích Ly, 2004. Khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi cá tra (Pangasius hypopthamus) thâm canh. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học.
7. Dương Nhật Long, 2003. Giáo trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt. 8. Elif Ozcan Orue, Nevin Uner, 2000. Combined effects of 2,4-D and
azinphosmethyl on antioxidant enzymes and lipid peroxidation in liver of Oreochromis niloticus. Comparative Biochemistry and Physiology PartC 127, Elsevier Science Ine. Ellman, G.L., K.D. Courtney, V.Andres and R.M. Featherstone(1961). A new and rapid colorimetric determination of AchE activity. Biochem. Pharmacol. 7, 88-95
9. Fatima, M., Ahmad, I., Sayeed, I., Athar, M., and Raisuddin, S. (2000). Pollutant-induced over-activation of phagocytes is concomitantly associated with peroxidative damage in fish tissues. Aquat. Toxicol. 49, 243–250
10.Food and Environonental Hygiene Dapartment Hongkong, Malachite Green in food, August 2005.
11.Hiran M. Dutta, D. A. Arends, 2003. Effects of endosunlfan on brain actycholinesterase activity in juevenile bluegill sunfish. Environmetal Research 91, 157-162.
12.http://www.khoahoc.net. Nguyễn Thượng Chánh, 22/12/2005. Cá basa và chất Malachite Green.
13. http://www.vietlinh.com.vn. Tác hại xanh Malachte chất có thể thay thế Malachite, 2/2/2005
14.http://www.vietnam.net. MGTam Cargill. Hiểm hoạ Malachite Green. 15.Jimena cazenave, Maria de los Angeles Bistoni, Silvia Fabiana pesce and
Daniel Albeto Wunderlin, 2006. Diffrential detoxification and antioxidant response in diverse argan of corydoras paleatus experimentally exposed to microcytin-RR. Aquatic Toxicological.
16.Jinfei Zhang, Hua Shen, Xiaorong Wang, Jichun Wu, Yuqun Xue, 2004. Effect of chronic exposure of 2,4-dichlorophenol on the antioxidant