Biến động nhiệt độ, oxy hoà tan (DO) và pH trong thời gian gây nhiễm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MALACHITE GREEN LÊN SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HOÁ VÀ TỒN LƯU TRONG CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) GIAI ĐOẠN GIỐNG ppt (Trang 25 - 27)

Malachite Green

Các chỉ tiêu nhiệt độ, oxy hoà tan, pH được ghi nhận trong quá trình tiến hành thí nghiệm trong thời gian hai ngày tính từ khi gây nhiễm với MG, ghi nhận các chỉ tiêu 2 giờ 1 lần sau đó lấy trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều để xem ảnh hưởng của chúng đến quá trình biến đổi MG trong cơ thể cá.

Nhiệt độ

Bảng 8: Nhiệt độ trong quá trình gây nhiễm MG

Ngày 1 Ngày 2

Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều

Trung bình 2 ngày

Đối chứng 29,1±0,,19 29,8±0,45 29,2±0,10 30,4±0,06 29,5±0,22

0,1 ppm 28,7±0,20 29,8±0,28 29,2±0,06 30,3±0,00 29,4±0,25

1 ppm 29,1±0,07 30,4±0,41 29,8±0,06 30,2±0,06 29,6±0,35

Qua bảng 8 cho thấy nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 29,4±0,25 đến 29,6±0,35oC. Nhiệt độ buổi chiều (30,4±0,41oC) luôn cao hơn buổi sáng (28,7±0,20oC)

do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời. Toàn bộ hệ thống thí nghiệm bố trí trong mái che nên nhiệt độ khá ổn định và khoảng chênh lệch trung bình giữa 2 buổi là 1,2 oC. Nhiệt độ trung bình ngày vào khoảng 29,5oC thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra. Theo Đỗ Thị Bích Ly (2004) cá tra có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở 26-30oC. Giữa các nghiệm thức sự khác biệt về nhiệt độ nằm trong giới hạn không lớn hơn 1oC. Điều này cho thấy nhiệt độ hầu như đồng nhất trong quá trình thí nghiệm.

Ngoài ra độc tính của MG có liên hệ tới nhiệt độ nước. Ở nhiệt độ thấp, cá tôm có thể chịu đựng được nồng độ thuốc cao hơn ở nhiệt độ cao, và thời gian tiếp xúc tăng sẽ dẫn đến độ độc tăng lên một cách rõ rệt. Dĩ nhiên ở các nước nhiệt đới sử dụng MG vào lúc sáng sớm khi nhiệt độ nước chưa tăng cao là tốt nhất. Đặc biệt trong các tháng mùa hè nóng bức, thời gian tiếp xúc khi xử lý MG nên giảm xuống. (Lê Thị Kim Liên, Nguyễn Quốc Thịnh, 2004).

Theo Bill và ctv (1977) độc tính của MG tác động lên cá sẽ tăng theo sự tăng của nhiệt độ. Cá nheo giống (Italurus punctatus) ở pH là 7,5 thời gian thí nghiệm là 6 giờ, LC50 ghi nhận được ở nhiệt độ 12oC là 0,96mg/l trong khi đó ở nhiệt độ 22oC là 0,23mg/l.

pH

Bảng 9: pH trong quá trình gây nhiễm MG

Ngày 1 Ngày 2 Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều Trung bình 2 ngày Đối chứng 6,89±0,4 6,32±0,96 6,42±0,02 6,26±0,14 6,47 ± 0,38 0,1 ppm 6,87±0,43 6,35±0,86 6,48±0,02 6,19±0,01 6,47 ± 0,33 1 ppm 7,26±0,23 6,48±0,89 6,46±0,01 6,42±0,15 6,66 ± 0,32

Giá trị pH trong cùng nghiệm thức hay giữa các nghiệm thức dao động không lớn hơn 1 đơn vị từ 6,47 ± 0,33 đến 6,66 ± 0,32. Giá trị pH trung bình trong buổi sáng (thấp nhất là 6,42±0,02 và cao nhất là 7,26±0,23) và buổi chiều (thấp nhất là 6,19±0,01 và cao nhất là 6,48±0,89) tuy có sự chênh lệch nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp. Theo Dương Nhật Long (2002) thì khoảng pH thích cho mô hình nuôi cá thâm canh trong ao đất là 6,0 - 8.

Giá trị pH ảnh hưởng trực tiếp đến độc tính của MG, pH càng cao thì độc tính của MG càng tăng (Bill và ctv, 1977). Cá nheo giống (Italurus punctatus) ở nhiệt độ 12oC thời gian thí nghiệm là 6 giờ, LC50 ghi nhận được ở pH 8,0 là 1,72 mg/l trong khi đó ở pH 9,5 là 0,52 mg/l.

Oxy hoà tan

Bảng 10: Oxy hoà tan trong quá trình gây nhiễm MG

Ngày 1 Ngày 2

Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều

Trung bình 2 ngày

Đối chứng 4,71±0,25 2,96±0,17 2,72±0,04 4,41±0,35 3,77 ± 0,20

0,1 ppm 4,85±0,19 3,02±0,08 3,65±1,24 4,43±0,06 3,95 ± 0,16

1 ppm 4,31±0,53 2,85±0,22 2,67±0,18 4,17±0,12 3,76 ± 0,41

Oxy hoà tan (DO) giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt lớn nhưng có sự chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều. Buổi sáng DO cao hơn buổi chiều khoảng 1 mg/l, trung bình DO trong ngày dao động trong khoảng 3,76 ± 0,41 mg/l – 3,95 ± 0,16 mg/l. Theo Trần Bình Tuyên (2000) hàm luợng DO phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá khoảng 2,2-4,56 mg/l, DO thích hợp cho ao nuôi thâm canh là 3,5-6,5 ppm (được trích dẫn Đỗ Thị Bích Ly, 2004).

Nguyễn Văn Công và ctv (2006) tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ (24- 30-34oC) và oxy hoà tan ( DO < 2 và DO > 5 mg/l) lên khả năng ức chế hoạt tính cholinesterase (ChE) của Basudin 50EC (diazinon) ở cá lóc giống (Channa striata)

có trọng lượng trung bình 18,47±2,49g. Kết quả cho thấy trong điều kiện bình thường nhiệt độ, DO không làm ảnh hưởng đến hoạt tính ChE. Trong môi trường có Basudin thì DO không làm ảnh hưởng đến mức độ ức chế ChE mà chỉ có nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến ức chế này, nhiệt độ càng cao thì mức độ ức chế càng tăng (ngoại trừ gan). Kết quả cho thấy cá lóc có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc sử dụng Basudin dưới điều kiện môi trường trên đồng ruộng

Nhìn chung các yếu tố nhiệt độ, DO, pH đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra, giữa các nghiệm thức không có sự chênh lệch nhiều. Do đó nhiệt độ, DO, pH không phải là điều kiện ảnh huởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cá tra.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MALACHITE GREEN LÊN SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HOÁ VÀ TỒN LƯU TRONG CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) GIAI ĐOẠN GIỐNG ppt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)