Giai đoạn thực hiện quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định tỉ lệ an toàn vốn tố

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 50)

tối thiểu 8%

Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngoài các quy định nhằm bổ sung những hạn chế của quyết định 297, một số nội dung cũng được đưa vào nhằm bổ sung cho gần với Basel II. Điểm đáng chú ý trong quy định này là việc tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng thương mại (hoạt động tín dụng và thanh toán là chủ yếu) và hoạt động của ngân hàng đầu tư (các nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh chứng khoán). Năm 2006, Chính phủ ban hành danh mục về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng mà hiểu một cách đơn giản, đối với ngân hàng, đến hết năm 2010 phải có vốn điều lệ là 3000 tỉ đồng.

Những quy định này là môt bước tiến đáng kể trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đản bảo an toàn vốn của các ngân hàng tại Việt Nam. Các chỉ tiêu về an toàn vốn của các tổ chức tín dụng được cải thiện một cách đáng kể.

Trong giai đoạn này, vốn tự có của các ngân hàng thương mại đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2008. Các ngân hàng cũng đã đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng nhà nước về hệ số an toàn vốn tối thiểu. Trong đó, đáng kể nhất là việc cải thiện được hai chỉ tiêu được đáng chú ý nhất đó là tăng vốn và tăng hệ số CAR. Tuy nhiên, việc tách bạch giữa hoạt động NHTM và NHĐT vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức mặc dù đã có những quy định về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị trong giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề an toàn vốn. Căn cứ theo nghị định 141/2006/NĐ-CP, đến cuối năm 2010, các NHTMCP phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3000 tỉ đồng. Một số ngân hàng đã thực hiện tăng vốn

29

pháp định theo quy định nhưng còn nhiều ngân hàng vẫn chưa tăng vốn pháp định, vẫn đang trong kế hoạch tăng vốn pháp định. Do đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng có tăng lên nhưng vẫn chưa đảm bảo mức tăng theo tiêu chuẩn tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Do tác động của chính sách kích cầu cũng như việc thực hiện nới lỏng tiền tệ của NHNN nên tín dụng tại các NHTM đã tăng đột biến. Điều này dẫn đến hệ lụy tổng tài sản rủi ro của các NHTM tăng lên và kết quả là các NHTM trong nhóm đều có xu hướng sụt giảm tỉ lệ an toàn vốn, trong đó, Vietcombank đã tụt xuống dưới mức an toàn tối thiểu 8% trong năm 2009.

3. Giai đoạn thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo tinh thần của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN

Với việc nâng hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu lên 9% thay vì 8%, Thông tư 13 là cơ sở hết sức quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính tại Việt Nam.

Hiện tại, các ngân hàng nhỏ đang ra sức tăng vốn điều lệ nhằm tránh việc giải thể hoặc phá sản trước quy định của Ngân hàng Nhà nước buộc các Ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3000 tỉ đồng. Trong đó, một số ngân hàng tăng vốn bằng mọi giá và không bằng chính thực lực của mình, thực hiện luân chuyển vốn lòng vòng để có thể tăng vốn và đó cũng là nguyên nhân làm cho các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Trong khi đó, các ngân hàng lớn đã gia tăng vốn điều lệ nhanh chóng để tăng năng lực cạnh tranh và tăng trưởng thị phần, đặc biệt là tăng trưởng nóng về tín dụng và chiếm lĩnh thụ trường vốn.

Khả năng thanh khoản được quy định chặt chẽ hơn trong thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lí các tỉ lệ chi trả hàng ngày. Đây là một thách thức đối với một số ngân hàng nhưng cũng là điều kiện bắt buộc đối với các ngân hàng muốn trở nên hiện đại. Thứ hai, quy định về tỉ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Đây là một giới hạn giúp các ngân

30

hàng không bị rơi vào tình trạng kém thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện thông tư này vẫn cần phải xem xét để có thể thực hiện một cách tốt nhất.

Trong giai đoạn này, bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp. Nhìn chung, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu là 9%.

Bảng 3.2: Tỉ lệ an toàn vốn toàn ngành Ngân hàng năm 2010-2012

Năm 2010 Năm 2011 Tháng 10 năm 2012

Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) 11.02% 14.15% 13.7%

Trong những năm qua, tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của toàn ngành ngân hàng luôn đạt mức trên 9% theo quy định của Thông tư 13. Tuy nhiên, tình hình đảm bảo hệ số CAR của các NHTM có xu hướng phân nhóm rõ rệt.

Hiện tại có hai ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng đó là Ngân hàng cổ phần Bảo Việt (Baovietbank – 1.500 tỉ đồng) và Ngân hàng cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - 2.000 tỷ). Như vậy, dù đã giãn tiến độ 1 năm nhưng đến nay, sau hạn 1 năm, vẫn tồn tại ngân hàng không đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ đồng.

Trong những năm vừa qua, quy mô tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có sự gia tăng một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn tự có của NHTM lại không theo kịp tốc độ tăng của tài sản. Điều này làm cho hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu có xu thế giảm trong năm 2011-2012.

Trong những năm gần đây, tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn trong hệ thống ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số liệu này chưa phản ánh được đúng thực chất rủi ro tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam do tiêu chuẩn phân loại nợ cũng như công tác phân loại nợ của các ngân hàng còn nhiều bất cập. Nếu các ngân hàng Việt Nam phân loại theo

31

chuẩn quốc tế và định giá chính xác thì chi phí dự phòng rủi ro sẽ tăng lên và vốn tự có của ngân hàng sẽ có sự giảm đi đáng kể. Như vậy, mặc dù hệ số CAR của NHTMCP cao hơn mức quy định của NHNN nhưng không đồng nghĩa với khả năng chống chịu rủi ro của các ngân hàng được đảm bảo.

Bên cạnh đó, theo khuyến nghị của Basel III, trong tình huống hệ số an toàn vốn ổn định nhưng tỉ lệ đòn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn cho toàn hệ thống. Ta thấy rằng, trong những năm qua, các ngân hàng thương mại cổ phần luôn có hệ số sử dụng đòn bẩy cao. Trên đà tăng trưởng như hiện nay, khả năng chống đỡ của các ngân hàng thương mại trước những rủi ro là rất đáng lo ngại.

Chính vì vậy, ngay trong đầu năm, ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị 01/CT- NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng hiệu quả, đảm bảo an toàn năm 2013. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2013 nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Ngân hàng nhà nước thực hiện kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lí nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, điều hành tỉ giá linh hoạt, ổn định thị trường vàng, hổ trợ cho vay mua nhà ở xã hội… Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2013 sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khuyến khích phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

 Để phản ánh rõ hơn khả năng đáp ứng quy định về an toàn vốn của các NHTM tại Việt Nam, sử dụng số liệu của 3 ngân hàng cụ thể là Vietcombank, ACB và Đại Á tương ứng với nhóm NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần có quy mô tài sản lớn và NHTM cổ phần có quy mô tài sản nhỏ. Qua đó có cách nhìn bao quát về khả năng đảm bảo an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

32

Bảng 3.3: Tổng tài sản và CAR của Vietcombank, ACB và Daiabank

Ngân hàng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vietcombank Tổng tài sản (tỷ đồng) 307,621 366,722 414,745 CAR (%) 9% 11.14% 14.83% ACB Tổng tài sản (tỷ đồng) 205,102 281,019 176,307 CAR (%) 10.6% 9.25% 13% Daiabank Tổng tài sản (tỷ đồng) 11,149 22,297 17,910 CAR (%) 25.68% 22.11% 22.5%

Hình 3.1: Tổng tài sản của Vietcombank, ACB và Daiabank

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 VCB ACB Dai A 2010 2011 2012 Tổng tài sản

33

Hình 3.2: CAR của Vietcombank, ACB và DaiABank

Có thể thấy, hệ số CAR của nhóm NHTM cổ phần có xu hướng giảm trong năm 2011, đến năm 2012 thì CAR tăng lên tương đối. Điều này là do trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của vốn tự có của nhóm ngân hàng này không theo kịp với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của tổng tài sản. Sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản chững lại, cộng với việc tăng cường bổ sung thêm vốn điều lệ trên tinh thần của Thông tư 19 đã giúp tăng hệ số CAR. Đối với NHTMNN mà VCB là một điển hình, hệ số CAR liên tục được cải thiện qua các năm gần đây. Điều này là các ngân hàng này liên tục tăng vốn điều lệ kịp thời với tốc độ tăng của tổng tài sản.

Một điều đặc biệt, hệ số CAR của VCB thấp so với ACB- ngân hàng TMCP có tổng tài sản tương đối lớn và thấp hơn nhiều so với Đại Á- NHTMCP có tổng tài sản nhỏ. Đây là điểm chung của các nhóm NHTM. Lý giải cho việc này, ta có thể giải thích dựa vào mẫu số của công thức tính tỷ lệ CAR. Tổng tài sản có rủi ro chỉ được điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. Mà tỷ lệ cấp tín dụng của NHTMCP thấp hơn nhiều so với nhóm NHTMNN, từ đó đã đẩy hệ số CAR của nhóm NHTMCP cao hơn rất nhiều so với nhóm NHTMNN. 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% VCB ACB Dai A 2010 2011 2012 CAR

34

Chƣơng 4: KHUYẾN NGHỊ VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO

TIÊU CHUẨN BASEL II VÀ BASEL III

1. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng các chuẩn mực Basel liên quan đến đảm bảo an toàn vốn tại các NHTM Basel liên quan đến đảm bảo an toàn vốn tại các NHTM

1.1. Hoàn thiện Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN

Thông tư 13 của NHNN được coi là thông tư có nhiều sửa đổi và là mốc quan trọng trong việc nâng cao an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, Thông tư vẫn tồn tại những bất cập cần thay đổi để góp phần hướng các NHTM tiếp cận quản lý rủi ro theo Basel II và xa hơn là Basel III. Cụ thể:

Thứ nhất là thay đổi cách tính CAR (hệ số an toàn vốn). Theo đó, thông tư 13 nên đảm bảo phần tính mẫu số của công thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động ( rủi ro tác nghiệp).

Thứ hai, Thông tư 13 cũng cần xây dựng việc tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động của các NHTM giống Basel II: đưa ra cách tiếp cận khách nhau cho các ngân hàng có quy mô, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình.

Thứ ba, Thông tư 13 nên khách phục những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản Có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại điều 5.

- NHNN nên xem xét bổ sung vào khoản 5.1 về các tài sản có rủi ro bằng 0, đối với các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo các hợp đồng, trong đó, NHTM chỉ hưởng phí ủy thác mà không chịu rủi ro.

- Thông tư 13 cần phân loại tài sản chi tiết và tính đến sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Đối với các khoản phi đòi, hệ số rủi ro được xác định dựa trên loại hình tài sản đảm bảo và đối tượng những đồng thời phi chi tiết cho rủi ro theo mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng.

35

- Về vấn đề bảo lãnh, trong thực tế, tỷ lệ ph ải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng là tương đối thấp trong tổng nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, nên đặt hệ số chuyển đổi nhỏ hơn 100%.

Thứ tư, NHNN cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy của các NHTM. Theo đó, quy định cụ thể giới hạn tối thiểu Vốn tự có so với Tổng tài sản tròn xác định việc đủ vốn tài NHTM (quy định này hoàn toàn phù hợp với việc thay thế cho tỷ lệ tín dụng/Vốn huy động và thoe đúng khuyến nghi tại Basel III). Hơn thế, quy định này sẽ phù hợp với xu thế phát triển của ngân hàng hiện đại là hoạt động không chỉ hướng tới nghiệp vụ tín dụng mà còn bao gồm cả các nghiệp vụ phái sinh (làm gia tăng tài sản ngoại bảng). Vấn đề đáng chú ý là giới hạn vốn tự có so với tổng tài sản cần là giới hạn “động”. Do đó, các NHTM không chỉ cần xây dựng đủ vốn dựa trên hệ số an toàn vốn tối thiểu mà còn phi tính đến việc tăng vốn phù hợp tốc độ gia tăng tổng tài sản (gồm cả tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng) của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế ở chu kỳ thịnh vượng, bởi việc tăng vốn trong chu kỳ thịnh vượng sẽ góp phần củng cố năng lực của ngân hàng trong giai đoạn suy thoái.

1.2. Kiến nghị lộ trình dự kiến áp dụng Basel II và III

Với kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng Basel II và III, một lộ trình phù hợp với hiện trạng của hệ thống ngân hàng cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế là cần thiết để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả Basel II. Đồng thời song song với quá trình này, cũng có thế áp dụng từng bước Basel III.

Với hiện trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam và tình hình hiện tại của nền kinh tế, một lộ trình phù hợp sẽ diễn ra trong 10 năm từ năm 2012 đến 2021. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng toàn diện Basel II và basel III.

1.3. Các quy định khác về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Thứ nhất, phân tích tình huống và khả năng chịu đựng là những vấn đề còn rất mới với các TCTD của Việt Nam nói chung, NHTM nói riêng nên NHNN cần có những nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp các TCTD cũng như NHTM thực hiện công tác này một cách hiệu quả.

36

Thứ hai, NHNN cần đưa ra các cơ chế để các TCTD có thể rót vốn cho các công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính trong các trường hợp đặc biệt để đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ cho thị trường cho thuê tài chính trong giai đoạn khó khăn.

Thứ ba, có hướng dẫn cụ thể cho các TCTD trong việc xử lý đối với các tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần, đầu tư đang vượt quá giới hạn Thông tư 13 và các thông tư liên quan cho phép, trong đó nêu rõ hướng xử lý, lộ trình thực hiện.

2. Giải pháp tăng trƣởng vốn bền vững cho các NHTM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 50)