Các khoản chi phí để thực hiện vèo nuôi

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang (Trang 29 - 34)

Từ kết quả điều tra cho thấy chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình nuôi cá lóc vèo là chi phí thức ăn chiếm đến 85%, kế đó là giống, thuốc/hóa chất và vèo (Hình 4.3). Do đó trong quá trình nuôi nông hộ nào sử dụng hoàn toàn nguồn thức ăn từ mua thì khả năng lời sẽ không cao.

Qua khảo sát một số hộ cho rằng họ có thểđầu tư thêm vốn để tăng diện tích vèo, tăng lượng cá giống lên, nhưng một điều khó là không tìm được nguồn thức ăn đầy đủ để

cung cấp cho việc nuôi cá lóc, dẫn đến cá tăng trưởng chậm và kéo dài thời gian nuôi. Hiện nay số lượng người nuôi càng nhiều song song với vấn đề đó là khả năng người khai thác nguồn cá tạp dùng làm thức ăn nuôi cá lóc cũng tăng theo, nếu các nông hộ

sử dụng nguồn thức ăn từ mua để nuôi cá lóc thì lợi nhuận sẽ không cao. Chính vì thế

các nông hộ chấp nhận nuôi ít nhưng đảm bảo kiếm đủ lượng thức ăn cung cấp cho cá lóc. Đó cũng là một điều khó để phát triển mô hình nuôi, vì hầu hết các hộ đều cho rằng đây là hình thức nuôi nhằm lấy công làm lời là chính. Từđó cho thấy thức ăn là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của mô hình nuôi, là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu.

Thức ăn, 85% Giống, 11% Thuốc/hc, 3% Vèo, 1% Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí 4.4.2 Hạch toán kinh tế

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá lóc vèo trên sông được diễn giải qua Bảng 4.9. Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các hộđược khảo sát

Chỉ tiêu Trung bình±ĐLC Khoảng biến động Chi phí vèo 125±42,7 80-200 Chi phí giống 1.310±561 120-2.700 Chi phí thức ăn 25.781±18.344 5.400-67.200 Chi phí thuốc/hóa chất 640±291 250-1.350 Tổng chi 27.855±18.980 6.180-70.615 Tổng thu 34.523±21.247 9.000-84.000 Lợi nhuận 6.667±4.054 (-5.065)-13.385 TSLN 0,30±0,18 (-0,26 )-0,62

Ghi chú: các giá trị trên được tính theo ngàn đồng/vụ

Qua Bảng 4.9 bình quân tổng chi phí để nông hộ đầu tư cho một vèo khoảng 27.855.000đ, khoản chi phí đó hầu hết là thuộc về chi phí thức ăn, lợi nhuận bình quân một vèo khoảng 6.667.000đ. Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông đạt tỷ suất lợi nhuận tuy không quá cao (0,3) nhưng đối với hình thức sử dụng thời gian nhàn rỗi để nuôi thủy sản thì tỷ suất lợi nhuận trên vẫn có thể chấp nhận

được. Nghĩa là nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu lại khoảng 1,3 đồng thu nhập hay 0,3 đồng lợi nhuận. Mức đầu tư của các hộ được khảo sát có khoảng biến động khá lớn, do tùy vào từng mùa vụ, khả năng quản lý, chăm sóc,… mà vốn đầu tư ban

đầu của từng hộ sẽ khác nhau. Qua 31 hộ được khảo sát thì chưa có hộ nào vay vốn ngân hàng để phục vụ nuôi thủy sản, hầu hết là sử dụng vốn xoay vòng tròn trong gia

Lợi nhuận bình quân của các hộ nuôi là 6.667.000 đ/vụ, tỷ suất lợi nhuận là 0,30 (phụ

lục D). Từ đó cho thấy nếu mỗi nông hộ chỉ đầu tư một vèo duy nhất qua 4-5 tháng nuôi thì thu nhập là không đáng kể (khoảng 1.667.000 đ/tháng). Qua 31 hộ thì chỉ có 1 hộ bị lỗ (chiếm 3,2%) nguyên nhân là do kinh nghiệm nuôi thủy sản chưa cao, bắt đầu thả cá vào tháng 2 nên nguồn thức ăn là mua hoàn toàn…

4.5 Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ là nhân tố không kém phần quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến mức cung cầu của sản phẩm. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của cá lóc hầu hết là bán cho thương lái đến tận vèo thu mua. Tuy cá lóc là loài có kích thước lớn, giá trị thịt thơm ngon nhưng chủ yếu chỉ tiêu thụ trong nước, được bán lẻ ở các chợ hay bán cho nhà hàng chính vì vậy mà giá cá lóc thương phẩm còn thấp.

4.6 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 4.6.1 Thuận lợi 4.6.1 Thuận lợi

Mô hình nuôi cá lóc vèo trên sông có được thuận lợi là tận dụng được diện tích mặt sông sẵn có, các hộ không cần sử dụng diện tích đất sản xuất của gia đình để phục vụ

trong việc nuôi thủy sản. Mặt khác, nguồn giống dễ tìm, luôn chủđộng được. Với chi phí đầu tư thấp, tận dụng nguồn vốn sẵn có của gia đình để nuôi cá.

Với hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo ra nguồn cá tạp phong phú và đây chính là nguồn thức ăn ưa thích của cá lóc, là một trong các yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả của mô hình nuôi. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá lóc vèo đã tạo ra việc làm cho lao động trong khoảng thời gian nhàn rỗi.

4.6.2 Khó khăn

Song song với những thuận lợi trên thì hiện nay mô hình nuôi cá lóc trong vèo trên sông cũng đang gặp một số khó khăn như: chưa có chính sách quy hoạch vùng nuôi một cách cụ thể, các hộ chủ yếu nuôi theo hình thức tự phát dẫn đến việc không kiểm soát được nguồn nước, dễ làm ô nhiễm môi trường, mầm bệnh dễ phát sinh gây ảnh hưởng xấu cho cá nuôi trong vèo trên sông. Giá nguồn thức ăn dùng để nuôi cá lóc biến động khá lớn và tùy thuộc vào mùa vụ. Ngoài ra thị trường tiêu thụ của cá lóc chủ yếu là trong tỉnh nên người nuôi dễ bị thương lái ép giá và giá thương phẩm cũng khá chênh lệch.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kết luận

Hình thức nuôi cá lóc trong vèo trên sông phát triển mạnh trong khoảng 3-4 năm trở

lại đây. Đa số các hộđều nuôi theo hình thức tự phát, chưa qua lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông, chỉ do kinh nghiệm truyền từ người này sang người khác.

Thể tích trung bình mỗi vèo khoảng 18,1±5,64 m3, mật độ cá lóc giống thả nuôi là 206±35,2 con/m3. Cá giống được các nông hộ mua về với kích cỡ từ lồng 8 đến lồng 10 (khoảng 1.000- 1.200 con/kg), cá giống với kích cỡ này người nuôi không cần thêm giai đoạn ương mà thả vào vèo nuôi trực tiếp lên cá thương phẩm, cá khi thu hoạch có tỷ lệ sống trung bình là 66,8%.

Nguồn thức ăn sử dụng để nuôi cá lóc bao gồm cá tạp, ốc, xương cá tra...Thức ăn cũng là nhân tố chính trong quá trình nuôi, chiếm chi phí cao nhất (85%) trong tổng chi phí để đầu tư cho một vèo nuôi cá.

Cá lóc nuôi khoảng 4-5 tháng có thể tiến hành thu hoạch với lợi nhuận bình quân khoảng 6.667.000 đ/vèo, tỷ suất lợi nhuận bình quân là 0,3.

5.2 Đề xuất

Từ thực tế kết quả điều tra, xin đề xuất một ý kiến là: nên chọn thêm một đối tượng nuôi ghép bằng một vèo bao bọc ở phía ngoài vèo nuôi cá lóc. Lưu ý là đối tượng nuôi ghép này phải có đặc điểm sinh học là chịu được điều kiện môi trường mau dơ của cá lóc và tận dụng được thức ăn dư thừa, phân cá lóc thải ra. Với những yếu tố trên thì cá trê lai là đối tượng thích hợp nhất, ta chọn cá có kích cỡ giống từ 100-120 con/kg, tỷ

TÀI LIU THAM KHO

Dương Nhựt Long, 1996. Đặc điểm sinh học của cá lóc bông. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản - ĐHCT.

Dương Nhựt Long, 2005. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản - ĐHCT. 194 trang.

Hoàng Chí Hùng, 2008. Bài viết huyện Vị Thủy. Truy cập 23/02/2010. http://www.vietgle.vn/Detail.aspx?pid=102.

Lâm Vĩnh Toàn, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi thủy sản của các nông hộ tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản - ĐHCT. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Khoa Thủy Sản - ĐHCT. 94 trang. Lê Xuân Sinh, Robert S. Pomeroy và Đỗ Minh Chung, 2009. Nuôi cá lóc ở Đồng

Bằng Sông Cửu Long.

Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam. NXB KHKT Hà Nội.

Nguyễn Đặng Thùy, 2009. Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản - ĐHCT.

Nguyễn Đình Chiến, 2003. Đặc điểm sinh học và khía cạnh kỹ thuật nuôi cá lóc bông bè ở vùng Châu Đốc An Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản -

ĐHCT.

Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá lóc bông. Luận văn cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản - ĐHCT. 60 trang.

Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. NXB nông nghiệp. Phan Dũng và Hà Thanh, 03/09/2009. Nuôi cá làm giàu. Truy cập 25/02/2010.

http://www.vietlinh.com.vn.ID=9029.

Quyết định số 01/QĐ - UBND. Ngày 2/2/2010. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Truy cập 24/02/2010.

www. haugiang.gov.vn.

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang, 2007. Bản đồ hành chánh tỉnh Hậu Giang. Truy cập 25/02/2010.

http://sonongnghiep.haugiang.gov.vn/Default.aspx?tabid=138.

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang, 2007. Tiềm năng phát triển. Truy cập 23/02/2010.

http://sonongnghiep.haugiang.gov.vn/Default.aspx?tabid=74.

Thông tin thống kê 01/2010. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Truy cập 23/02/2010.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=01/2010.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8725. Truy cập 23/02/2010.

Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy Sản -

ĐHCT. 132 trang.

Trung tâm khuyến ngư Tp. HCM. 2009. Thông tin thủy sản.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng

ĐBSCL. Khoa Thủy Sản - ĐHCT.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)