Thu hoạch, năng suất và kích cỡ cá

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang (Trang 28 - 29)

Từ phụ lục C cho thấy tỷ lệ sống trung bình của cá lóc nuôi vèo đạt khoảng 66,8%. Các hộ nuôi cho rằng sau khi thu hoạch cá, tỷ lệ sống đạt trên 50% là đã có lợi nhuận

vì khi nuôi cá trong một điều kiện môi trường đầy biến động, chưa quản lý được nguồn nước nên khả năng cá hao hụt sẽ là rất cao.

Cá sau khi thả nuôi được 4 tháng trở lên có thể tiến hành thu hoạch, khối lượng trung bình cá khi thu hoạch là 539 g/con (phụ lục B), năng suất đạt khoảng 77,6 kg/m3/vụ,

đa số các hộ đều thu hoạch đồng loạt. Thương lái đến tận vèo thu mua nên nông hộ

không tốn thêm chi phí thu hoạch. Đây cũng là một đều rất thuận tiện khi chọn hình thức nuôi là vèo trên sông. Qua đó cho thấy năng suất thu hoạch của một vụ nuôi ngoài việc phụ thuộc vào tỷ lệ sống của cá mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch, nếu trong một vèo mà trọng lượng đàn cá có sự

chênh lệch quá nhiều sẽ dễ bị thương lái ép giá, có khi chỉ bán được những con cá lớn còn những con chưa đủ trọng lượng thu hoạch thì người nuôi phải tiếp tục nuôi lớn lên, dẫn đến thời gian nuôi sẽ kéo dài ra và phải tốn thêm nhiều chi phí khác.

Kích cỡ cá thương phẩm mà thương lái chấp nhận mua từ 0,4-1,5 kg/con với mức giá bán từ 17.000 - 35.000 đ/kg tùy vào mùa vụ. Qua khảo sát từ 31 hộ thì kích cỡ cá bán dao động từ 539±76,1 g/con (phụ lục B), với giá bán là 18.000-33.000 đ/kg, tùy vào vụ 1 hay vụ 2 và sức hút của thị trường. Thông thường vụ 2 có giá bán cao hơn vụ 1, vì thời điểm này gần kết thúc mùa mưa nên lượng cá đồng đã giảm khá nhiều, lúc này ngoài thị trường phần lớn là cá nuôi nên giá cá lóc cũng sẽ tăng lên theo sức hút của thị trường. Do đó trong quá trình thả giống người nuôi nên chọn thời điểm thích hợp

để khi xuất bán đạt giá cao.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang (Trang 28 - 29)