Tăng trưởng về chiều dài

Một phần của tài liệu thử nghiệm ương cá trê vàng lai giai đoạn từ bột lên hương với các loại thức ăn khác nhau (Trang 31 - 39)

Kết quả tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng lai sử dụng các loại thức ăn khác nhau được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2 : Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá trê vàng lai trong 1 tháng ương với các loại thức ăn khác nhau.

Thời gian Nghiệm thức I (trùn chỉ) II (tép xay) III (TĂ viên)

L0 (mm) 17,20±1,81a 17,17±1,53a 17,23±1,63a L15 (mm) 33,23±6,94b 26,70±5,22a 27,37±3,18a DLG (mm/ngày) 1,07 0,64 0,68 Bắt đầu ương đến 15 ngày SGR (%/ngày) 0,044 0,029 0,031 L30 (mm) 59,53±5,66b 55,90±5,55a 55,30±4,71a DLG (mm/ngày) 1,75 1,94 1,86 30 ngày SGR (%/ngày) 0,039 0,049 0,047

Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0.05)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức I (1,07 – 1,75 mm/ngày), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Điều này cũng được giải thích tương tự như tăng trưởng về khối lượng, do trùn chỉ vẫn là thức ăn ưa thích của cá. Tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức III (0,68 – 1,86 mm/ngày) Nghiệm thức II (0,64 – 1,94 mm/ngày) tăng trưởng tương đương nghiệm thức III nhưng chậm hơn nghiệm thức I, được giải thích tương tự như tăng trưởng về khối lượng.

Kết quả về tỉ lệ sống ở nghiệm thức II (tép xay) thấp hơn nghiệm thức III (thức ăn viên) nhưng tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn cũng được giải thích tương tự như tăng trưởng về khối lượng.

Một vài nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với thức ăn tự nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn là thay thế hoàn toàn bằng thức ăn chế biến hay sử dụng thức ăn chế biến vào những giai đoạn thích hợp sẽ cho kết quả tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt hơn. Kết quả này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Hương Thùy (2008), khi nghiên cứu về khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá còm (chitala chitala) giai đoạn bột lên giống.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo không thế thực hiện hoàn toàn trong ương nuôi hầu hết các loài cá, nguyên nhân do thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác cá nên không đủ lượng thức ăn cần thiết.

Tốc độ tăng trưởng về chiều dài qua các tuần được thể hiện qua biểu đồ, hình 4.1

Hình 4.1 Tăng trưởng chiều dài qua các ngày ương

0 10 20 30 40 50 60 70

Bắt đầu thí nghiệm 15 ngày 30 ngày Thời gian tiến hành thí nghiệm (m m ) NTI NTII NTIII

4.1.3 Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng lai với các loại thức ăn khac nhau được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3 : Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cá trê vàng lai trong 30 ngày ương với các loại thức ăn khác nhau.

Thời gian Nghiệm thức I (trùn chỉ) II (tép xay) III (TĂ viên)

W0 (gam) 0,01±0.000a 0,01±0,000a 0,01±0,000a W15 (gam) 0,72±0,243b 0,47±0,180a 0,65±0,157b DWG (gam/ngày) 0,047 0,031 0,036 Bắt đầu ương đến 15 ngày SGR (%/ngày) 0,285 0,256 0,278 W30 (gam) 1,29±0,65b 0,80±0,30a 0,86±0,27a DWG (gam/ngày) 0,038 0,022 0,014 30 ngày SGR (%/ngày) 0,039 0,035 0,026

Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0.05)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá sau 5 tuần ương đạt cao nhất ở

nghiệm thức I (0,047 – 0,038 gam/ngày), thấp nhât ở nghiệm thức III (0,036 – 0,014 gam/ngày), nghiệm thức II (0,031 – 0,022 gam/ngày) tương đương

nghiệm thức III. Nghiệm thức I khác biệt với nghiệm thức II và III

Khi ương cá ở giai đoạn đầu sử dụng moina làm thức ăn là loại thức ăn tươi sống và động dẫn đến cá quen với hai loại thức ăn tươi sống và động. Do vậy khi chuyển đổi sang trùn chỉ cá thích nghi nhanh, trong khi đó việc chuyến sang tép xay và thức ăn viên là hai loại thức ăn dạng tĩnh, không kích thích cá bắt mồi do không kích thích thị giác. Ngoài ra hàm lượng chất dinh dưỡng trong trùn chỉ nhiều hơn thức ăn tép xay và thức ăn viên, việc chuyển tử moina sang cho cá ăn loại thức ăn viên và thức ăn tép xay cá ăn rất ích do cá chưa quen với thức ăn dạng tĩnh, nên không kích thích cá bắt mồi như trùn chỉ. Do vậy tốc độ tăng trưởng nghiệm thức I lớn hơn so vơi hai nghiệm thức II và III.

Kết quả về tỉ lệ sống cho thấy tỉ lệ sống ở nghiệm thức III (thức viên) cao hơn ở nghiệm thức II (tép xay). Nhưng tốc độ tăng trưởng về khối lượng tương đương nhau, nghiệm thức III có phần cao hơn nghiệm thức II. Điều này có ý nghĩa là tuy cá có thể bắt mồi dẽ dàng hơn cho tỉ lệ sống cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng về trọng lượng

lại còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa và hàm lượng dinh dưỡng trong 3 loại thức ăn và giai đoạn phát triển. Nhìn chung nghiệm thức III (thức ăn viên) cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá nhanh hơn tép xay nhưng chậm hơn so với nghiệm thức I (ăn trùn chỉ). Điều này cho thấy sử dụng tép xay, thức ăn viên thay thế hoàn toàn trùn chỉ cũng chưa có ý nghĩa, hơn nữa tỉ lệ sống khi sử dụng tép xay và thức ăn viên cho tỉ lệ sống thấp hơn.

Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá được thể hiện qua biểu đồ, hình 4.2

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Bắt đầu thí nghiệm 15 ngày 30 ngày

Ngày tiến hành thí nghiệm G ra m NTI NTII NTIII

Hình 4.2 : Tăng trưởng khối lượng qua các ngày ương cá

4.1.4 Tỉ lệ sống

Kết quả tỉ lệ sống của cá ương được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.4 : Tỉ lệ sống của cá trê vàng lai với 3 loại thức ăn khác nhau

Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%)

Trùn chỉ (nghiệm thức I) 89,03±6,00b Tép xay (nghiệm thức II) 69,40±5,40a TĂ công nghiệp ( nghiệm thức III) 83,20±8,28b

Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)

Sau 5 tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức I có tỉ lệ sống cao nhất (89,03±6,00%). Tỉ lệ sống của cá đạt thấp nhất ở nghiệm thức II (69,40±5,40%), nghiệm thức III có tỉ lệ sống nhỏ hơn nghiệm thức I nhưng cao hơn nghiệm thức II, nghiệm thức II khác biệt

có ý nghĩa so với nghiệm thức I và III, nghiệm thức I không khác biệt với nghiệm thức III

Nguyên nhân làm cho tỉ lệ sống ở nghiệm thức II và nghiệm thức III thấp là do khi chuyển từ thức ăn tươi sống là moina sang thức ăn chế biến dẫn đến cá không thich nghi. Nguyên nhân do thức ăn tép xay không thể phân bố đều như thức ăn viên hay trùn chỉ, vì vậy có hiện tượng một số cá không bắt được thức ăn và tấn công những cá khác.

Mặc khác trong giai đoạn đầu khi chuyển đổi thức ăn moina sang thức ăn viên và tép xay, cá không thích nghi với thức ăn dạng tĩnh, do vậy thức ăn tép xay và thức ăn viên không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác của cá do vậy cá không đủ lượng thức ăn cần thiết dẩn đến tỉ lệ sống thấp. Ngoài ra còn do vấn đề về hệ tiêu hóa, do hệ tiêu hóa những ngày đầu chưa hoàn chỉnh nên tỉ lệ chết cao. Trong khi đó trùn chỉ cũng là loại thức ăn tươi sống như moina do đó cá dễ dàng thích nghi nên tỉ lệ sống cao.

Tỉ lệ sống ở hai nghiệm thức II và III khác nhau cũng do thức ăn viên có kích cỡ tương đối phù hợp hơn so với thức ăn tép xay, phân bốđều trong nước và ít ô nhiễm hơn nên giúp cá bắt mồi đồng đều hơn hạn chế hiện tượng thiếu thức ăn ở cá mà cá có thể tấn công nhau, do vậy mà tỉ lệ sống ở nghiệm thức thức ăn viên có tỉ lệ sống cao hơn ở cá biển xay.

Kết quả nghiên cứu này tương tự nhu kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, ctv

(2005), khi ương cá lóc bông bằng thức ăn cá tạp cũng cho tỉ lệ sống thấp hơn so với nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến hay trùn chỉ (Trích dẫn bởi Công Quốc Thái, 2010)

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kêt luận

Điều kiện môi trường trong thùng xốp bố trí thí nghiệm thích hợp cho sự sống, sinh

trưởng của cá, oxy (5,30±0,47 - 5,63±0,49), nhiệt độ (26,90±0,40 - 28,79±0,31), pH (7,20±0,25 - 7,92±0,23).

Sau 30 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức I (trùn chỉ) cho tỉ lệ sống và sinh trưởng cao nhất (89,03%) so với nghiệm thức II ( tép xay) (69,40±5,40%) và III (thức ăn viên) (83,17±8,28)

Kích thướt và trọng lượng của cá ở nghiệm thức I cao nhất (0,039 mm/ngày% ; 0,039 gam/ngày%). Trong khi đó kích thướt của cá ở nghiệm thức I

và III tương đương nhau với các giá trị lần lượt là : (0,049 mm/ngày ; 0,035 gam/ngày), (0,047 mm/ngày ; 0,026 gam/ngày%).

5.2 Đề xuất

Thử nghiệm ảnh hưởng của ba loại thức ăn (trùn chỉ, tép xay, thức ăn công nghiệp) lên quá trình ương cá trê vàng lai trong các giai đoạn tiếp theo.

Thử nghiệm ương cá trê vàng lai bằng ba loại thức (trùn chỉ, tép xay, thức ăn công nghiệp) ở các diện tích bể lớn hơn và ương thử trong giai nhằm tạo nền tảng cho việc áp dụng thực tếương cá hiệu quả hơn.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

Công Quốc Thái (2010). Thực nghiệm ương cá that lát còm (Chitala Chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau. Luận văn tốt nghiệm đại học_Khoa SHƯD_Trường Đại Học Tây Đô.

Bạch Thị Quỳnh Mai (2006). Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai (hay còn gọi là cá trê lai). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh – 2006.

Đào Thiện (2010). So sánh ảnh hưởng của 3 loại thức ăn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá tai tượng da beo. Luận văn tốt nghiệm đại học_Khoa SHƯD_Trường Đại Học Tây Đô.

Đoàn Khắc Độ (2008). Kỹ thuật nuôi cá trê ( trê vàng lai & Tre vàng). Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gòn.

Dương Nhựt Long (2004). Giáo Trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi – Nguyễn Tường Anh – NXB Nông nghiệp

Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2005). Kỹ thuật nuôi cá trê – lươn – giun đất. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Duy Khoát. Kỹ thuật nuôi cá trê lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Quang Linh (2008). Cẩm nang nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Nguyễn Tường Anh (2004). Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi (cá trê,

cá tra, sặc rằn, thát lát, tai tượng, rô phi toàn đực). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 2004.

Nguyễn Văn Ngọc (1994). Khảo sát khã năng lai tạo cá trê vàng

(Clarias macrocephalus) trê phi và trê lai. Tập khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp. Đại học Nông Nghiệp IV, TPHCM.

Nguyễn Văn Tiến (2008). Dinh dưỡng của thức ăn trong nuôi thủy sản.

Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan (2004). Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Phước Cường (2010). Tìm hiểu về thức ăn moina và trùn chỉ trong ương nuôi thủy sản.

Trần Ngọc Huyền (2010). Thử nghiệm kích thích cá sặc rằn sinh sản với kích thích tố khác nhau ở liều lượng thấp. Luận văn tốt nghiệm đại học_Khoa SHƯD_Trường Đại Học Tây Đô.

Trần Thanh Bảnh (2010). Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá bống tượng. Tiểu luận văn tốt nghiệm đại học_Khoa SHƯD_Trường Đại Học Tây Đô.

Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009). Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Thành Phố.

Việt Chương và Nguyễn Sô, 2009. Kỹ thuật nuôi và kinh doanh cá kiểng. Nhà xuất bản Thành Phố.

Tiếng Anh

Boyd E. Claude, 2002. Water quality for pond aquaculture. Research and development series No. 43 August 2002. International Center for Aquaculture and Aqutic Environments Alabama Agricultural Experiment Station Auburn University, 37pp.

Fisheries and Aquaculture Department

Nguồn: http://www.fao.org/DOCREP/003/W3732E/w3732e0x.htm

Thông tin từ một số trang web:

http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=5&itemid=130&la ng=vn&expand=news cập nhật (10/02/2010) http://vietinfoline.com/up/threads/1429-Bo-suu-tap-chi-tiet-ve-cac-loai-ca-Dac-diem- hinh-thai-Dac-diem-hinh-thai?p=2018&viewfull=1 cập nhật (6/02/2010) http://fishviet.com/fishviet/index.php?page= new&content=8&article=90(Cập nhật 25/02/2010) .http://fishviet.com/fishviet/index.php?page= new&content=8&article=152(Cập nhật 25/02/2010). http://khuyennonghue.org.vn/default.asp?sq=News&caid=17&naid=525 (cập nhật 28/04/2010) http://caucaquangbinh.com/forum/showthread.php?t=2472 (Cập nhật 14/04/2010) http://sieulang.byethost9.com/index.php?option=com_content&view=article&id=69:tr ungchi&catid=31:thucanchoca&Itemid=46 (Cập nhật 07/11/2010) http://www.zandvleitrust.org.za/artzvnr%20in%20and%20around%20the%20reserve- african%20catfish%20project.html (Cập nhật 2001)

http://www.vietnamangling.com.vn/forums/showthread.php?t=924 (Cập nhật 02/10/2009)

Một phần của tài liệu thử nghiệm ương cá trê vàng lai giai đoạn từ bột lên hương với các loại thức ăn khác nhau (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)