3.3.4.1 Mẫu chất lượng nước
Trong quá trình thí nghiệm tiến hành thu và phân tích: Nhiệt độ: Đo hằng ngày vào lúc 7h và 14h bằng nhiệt kế.
NH4+, pH, oxy hòa tan: Xác định 3 ngày/ lần cùng lúc xác định nhiệt độ, sử dụng test pH, Oxy
3.3.4.2 Mẫu cá ương
Trong suốt quá trình thí nghiệm tiến hành thu 3 lần về chiều dài và trọng lượng ( lần 1 lúc bắt đầu ngừng cho ăn moina là lúc tiến hành cho ăn thức ăn của nghiệm thức, lần 2 giữa giai đoạn thí nghiệm, lần 3 lúc kết thúc thí nghiệm) mỗi lần thu 30 cá thề/ 1 nghiệm thức. Ngoài ra lúc kết thúc thí nghiệm còn xem thêm tỉ lệ sống.
Kiểm tra độ tăng trọng bằng cân điện tử 2 số lẽ, chiều dài bằng thướt nhựa đơn vị đo là mm.
3.3.4.3. Các chỉ tiêu tăng trọng
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate. SGR) về khối lượng (%/ngày) Ln W2 – Ln W1 SGR (%/ngày) = x 100 (3.1) t2 – t1 Tỷ lệ sống (Survival rate, SR) Tổng số cá thu được SR (%) = x 100 (3.2) Tổng số cá thả lúc đầu
Tổng chiều dài cá đo được
Chiều dài trung bình (cm) = (3.3)
Tổng số cá đem đo
Tổng khối lượng cá cân được
Khối lượng trung bình (g) = (3.4)
Tổng số cá đem đo
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily Lenght Gain, DLG) về chiều dài (cm/ngày).
L2 – L1
DLG (cm/ngày) = (3.5)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily weight Gain, DWG) về khối lượng (g/ngay).
W2 – W 1
DWG (g/ngày) = (3.6)
t2 – t1 Hệ số thức ăn tính theo khối lượng khô. Thức ăn sử dụng (g)
FCR = (3.7)
Khối lượng gia tăng (g)
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate. SGR) về chiều dài (%/ngày) Ln L2 – Ln L1
SGR (%/ngày) = x 100 (3.8)
t2 – t1 Trong đó, W1, W2 (g): Khối lượng cá thời điểm t1, t2
L1, L2 (cm): Chiều dài trung bình tại thời điểm t1, t2 t1, t2: Thời điểm kiểm tra
3.3.4.4. Tính toán và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2003 để soạn thảo văn bản.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1Thí nghiệm ương cá trê vàng lai với các loại thức ăn khác nhau 4.1.1 Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy, NH4+ ... Có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật như : sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản.
Bảng 4.1 : Biến động các yếu tố môi trường sáng chiều ở các nghiệm thức
Yếu tố môi trường Thời gian NT I NT II NT III Sáng 27,02±0,24 27,02±0,24 26,90±0,40 Nhiệt độ (oC) Chiều 28,68±0,28 28,79±0,31 28,75±0,30 Sáng 7,28±0,25 7,20±0,25 7,22±0,25 pH Chiều 7,90±0,20 7,90±0,20 7,92±0,23 Sáng 5,37±0,49 5,30±0,47 5,43±0,50 Oxy (mg/l) Chiều 5,63±0,49 5,47±0,51 5,33±0,48 Sáng 0,67±0,24 0,73±0,25 0,67±0,24 NH3/NH4+(mg/l) Chiều 0,65±0,23 0,73±0,25 0,70±0,25
Ghi chú : Kết quả là giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn.
Theo Lê Ngọc Diện (2005), nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đới năm trong khoảng 25 - 32oC. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), oxy dao động từ 3 - 5ppm, pH từ 7 - 8 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá bột.
Nhiệt độ : Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của ấu trùng thủy sản. Theo bảng 4.1 sự biến động nhiệt độ không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ trung bình buổi sáng (26,90 – 27,02oC) và nhiệt độ trung bình buổi chiều (28,68 - 28,79oC) có khoảng biến động nhiệt độ không quá 3oC. Nhiệt độ trung bình của buổi sáng ở nghiệm thức I và II (27,02oC) tương đối cao hơn nghiệm thức III (26,90oC), còn nhiệt độ trung bình của buổi chiều thì ở nghiệm thức II và III (28,79oC) cao hơn nghiệm thức I (28,68oC)
Nhiệt độ buổi chiều luôn cao hơn buổi sáng do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời. Có sự chênh lệch nhiệt độ này là do thời điểm bố trí thí nghiệm là vào tháng 4 – 5, thời tiết đang khô hạn và xẩy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, cũng do thời điểm đo, buổi sáng đo lúc 6 giờ trong khi đó nhiệt độ buổi chiều lại được đo lúc 14 giờ (đây là khoảng thời gian cao điểm của nắng nóng) nên nhiệt độ có sự chênh lệch trong
khoản 3oC nhưng không vượt quá giới hạn cho phép 5oC trong ngày (Boy et al., 2002).
Sự chênh lệch nhiệt độ này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá đối tượng thủy sản. Theo Niconski (1963) thì nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 – 1oC. Thường nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20 – 30oC, giới hạn cho phép là từ 10 – 40oC.
pH : Là yếu tốảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ấu trùng thủy sản thông qua tính độc của các khí độc hay sự mất cân bằng ion trong nước.
Theo bảng 4.1 trong suốt quá trình thí nghiệm sự biến động pH tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (7,20 – 7,92), pH trung bình của buổi sáng (7,28 – 7,20) và pH trung bình của buổi chiều (7,90 – 7,92) có khoảng biến động không vượt quá 1. pH trung bình của buổi sáng ở nghiệm thức I (7,28) tương đối cao hơn nghiệm thức II và III (7,20 – 7,22). Còn pH trung bình buổi chiều thì ở nghiệm thức III (7,92) cao nhất còn nghiệm thức I và II tương đương nhau (7,90).
Sự biến động pH trong suốt quá trình thí nghiệm là không lớn lăm (7,20 – 7,92). Có sựổn định của pH trong suốt quá trình thí nghiệm là do nguồn cung cấp vào bể ương đã được xử lý và kiểm tra yếu tố pH bằng bô dụng cụ kiểm tra môi trường, nước được sục khí liên tục và lượng nước thay 20 – 30% hàng ngày, các chất thải và thức ăn thừa của cá được vệ sinh hằng ngày nên làm cho pH của nước trong ngày không có sự thay đổi lớn.
pH là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật, pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu của màng tế bào, làm cho quá trình trao đổi muối giữa cơ thể sinh vật vơi môi trường nước bị rối loạn (Trương Quốc Phú, 2006). Theo chanratchakool et al (2005) cho rằng pH của ao rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cá nuôi trong ao và giao dộng không quá 0,5 đơn vị trong ngày. pH thích hợp cho cá nuôi từ 7 – 9, tối ưu là 7,5 – 8,5 (Boyd et al., 2002).
Oxy hòa tan : Trong quá trình thí nghiệm sự biến động oxy hòa tan tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (5,30 – 5,63mg/l). Oxy hòa tan của buổi sáng (5,30 – 5,43mg/l) và oxy hòa tan của buổi chiều năm trong khoảng dao động (5,33 – 5,63mg/l) và có khoảng biến động không vượt quá 0,5mg/l. Oxy hòa tan trung bình của buối sáng nghiệm thức III (5,43mg/l) cao hơn nghiệm thức I (5,37mg/l) và nghiệm thức II(5,30mg/l), còn đối với hàm lượng oxy hòa tan của buổi chiều thì ở nghiệm thức I là (5,63mg/ l) cao nhất kế tiếp là ở nghiệm thức II (5,47mg/l) và thấp nhất ở nghiệm thức III (5,33mg/l).
Sự biến động oxy hòa tan trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm không lớn lắm (5,30 – 5,63mg/l). Có sựổn định của oxy hòa tan giữa các bể trong suốt quá trình thí nghiệm là do nước được sục khí liên tục và đều nhau.
Theo Trương Quốc Phú (2006) oxy hòa tan hiện trong môi trường nuôi là do quá trình quang hợp của thủy sinh vật cùng với quá trình khuyết tán của khí trời, oxy thích hợp cho cá là từ 2 – 5mg/l, lý tưởng là <5mg/l
NH3/NH4+ : Được sinh ra do quá trình phân hủy của protein, sản phẩm bài tiết của động vật, thức ăn dư thừa,....Trong điều kiện nhiệt độ, pH của nước cao thì tính độc của NH4+ tăng và sẽảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng.
Trong quá trình thí nghiệm sự biến động của hàm lượng NH4+ tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (0,65 – 0,73mg/l), hàm lượngNH4+ trung bình của buổi sáng (0,67 – 0,73mg/l) và hàm lượng NH4+ trung bình của buổi chiều (0,65 – 0,73mg/l) có khoảng biến động không vượt quá 0,04mg/l. Hàm lượng NH4+ trung bình buổi sáng ở nghiệm thức II (0,73mg/l) cao hơn nghiệm thức I và III (0,65mg/l) còn hàm lượng NH4+ trung bình của buổi chiều thì ở nghiệm thức II (0,73mg/l) và III (0,70mg/l) cao cao hơn ở nghiệm thức I (0,65mg/l).
Sự biến động NH4+ trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm giữa các nghiệm thức tương đối ổn định (0,65 – 0,73mg/l). Có sựổn địn của NH4+ trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm là do nguồn cung cấp vào bể ương đã được xử lý và kiểm tra yếu tố NH4+ bằng bộ dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu NH4+, nước được sục khí liên tục và lượng nước được thay 20 – 30% hằng ngày, các chất thải và thức ăn thừa của cá được vệ sinh hằng ngày nên làm cho NH4+ của nước trong ngày không có sự thay đổi lớn. NH4+ là do thức ăn được tích tụ và chất thải của cá không được vệ sinh hết nên lắng tụ xuống đáy bể. Theo chanratchakool et al (1995) và Boyd et al (2002) cho rằng NH4+ thích hợp cho cá từ 0,2 – 2,0mg/l. Qua nhận định này thì hàm lượng NH4+ trong bể ương nằm trong khoảng an toàn cho cá.
Qua các chỉ tiêu về môi trường như : Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và NH4+ trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong khoảng giới hạn cho sự sinh trưởng và phát triển của cá trê vàng lai.
4.1.2 Tăng trưởng về chiều dài
Kết quả tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng lai sử dụng các loại thức ăn khác nhau được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2 : Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá trê vàng lai trong 1 tháng ương với các loại thức ăn khác nhau.
Thời gian Nghiệm thức I (trùn chỉ) II (tép xay) III (TĂ viên)
L0 (mm) 17,20±1,81a 17,17±1,53a 17,23±1,63a L15 (mm) 33,23±6,94b 26,70±5,22a 27,37±3,18a DLG (mm/ngày) 1,07 0,64 0,68 Bắt đầu ương đến 15 ngày SGR (%/ngày) 0,044 0,029 0,031 L30 (mm) 59,53±5,66b 55,90±5,55a 55,30±4,71a DLG (mm/ngày) 1,75 1,94 1,86 30 ngày SGR (%/ngày) 0,039 0,049 0,047
Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0.05)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức I (1,07 – 1,75 mm/ngày), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Điều này cũng được giải thích tương tự như tăng trưởng về khối lượng, do trùn chỉ vẫn là thức ăn ưa thích của cá. Tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức III (0,68 – 1,86 mm/ngày) Nghiệm thức II (0,64 – 1,94 mm/ngày) tăng trưởng tương đương nghiệm thức III nhưng chậm hơn nghiệm thức I, được giải thích tương tự như tăng trưởng về khối lượng.
Kết quả về tỉ lệ sống ở nghiệm thức II (tép xay) thấp hơn nghiệm thức III (thức ăn viên) nhưng tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn cũng được giải thích tương tự như tăng trưởng về khối lượng.
Một vài nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với thức ăn tự nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn là thay thế hoàn toàn bằng thức ăn chế biến hay sử dụng thức ăn chế biến vào những giai đoạn thích hợp sẽ cho kết quả tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt hơn. Kết quả này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Hương Thùy (2008), khi nghiên cứu về khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá còm (chitala chitala) giai đoạn bột lên giống.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo không thế thực hiện hoàn toàn trong ương nuôi hầu hết các loài cá, nguyên nhân do thức ăn nhân tạo không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác cá nên không đủ lượng thức ăn cần thiết.
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài qua các tuần được thể hiện qua biểu đồ, hình 4.1
Hình 4.1 Tăng trưởng chiều dài qua các ngày ương
0 10 20 30 40 50 60 70
Bắt đầu thí nghiệm 15 ngày 30 ngày Thời gian tiến hành thí nghiệm (m m ) NTI NTII NTIII
4.1.3 Tăng trưởng về trọng lượng
Kết quả tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng lai với các loại thức ăn khac nhau được trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.3 : Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cá trê vàng lai trong 30 ngày ương với các loại thức ăn khác nhau.
Thời gian Nghiệm thức I (trùn chỉ) II (tép xay) III (TĂ viên)
W0 (gam) 0,01±0.000a 0,01±0,000a 0,01±0,000a W15 (gam) 0,72±0,243b 0,47±0,180a 0,65±0,157b DWG (gam/ngày) 0,047 0,031 0,036 Bắt đầu ương đến 15 ngày SGR (%/ngày) 0,285 0,256 0,278 W30 (gam) 1,29±0,65b 0,80±0,30a 0,86±0,27a DWG (gam/ngày) 0,038 0,022 0,014 30 ngày SGR (%/ngày) 0,039 0,035 0,026
Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0.05)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá sau 5 tuần ương đạt cao nhất ở
nghiệm thức I (0,047 – 0,038 gam/ngày), thấp nhât ở nghiệm thức III (0,036 – 0,014 gam/ngày), nghiệm thức II (0,031 – 0,022 gam/ngày) tương đương
nghiệm thức III. Nghiệm thức I khác biệt với nghiệm thức II và III
Khi ương cá ở giai đoạn đầu sử dụng moina làm thức ăn là loại thức ăn tươi sống và động dẫn đến cá quen với hai loại thức ăn tươi sống và động. Do vậy khi chuyển đổi sang trùn chỉ cá thích nghi nhanh, trong khi đó việc chuyến sang tép xay và thức ăn viên là hai loại thức ăn dạng tĩnh, không kích thích cá bắt mồi do không kích thích thị giác. Ngoài ra hàm lượng chất dinh dưỡng trong trùn chỉ nhiều hơn thức ăn tép xay và thức ăn viên, việc chuyển tử moina sang cho cá ăn loại thức ăn viên và thức ăn tép xay cá ăn rất ích do cá chưa quen với thức ăn dạng tĩnh, nên không kích thích cá bắt mồi như trùn chỉ. Do vậy tốc độ tăng trưởng nghiệm thức I lớn hơn so vơi hai nghiệm thức II và III.
Kết quả về tỉ lệ sống cho thấy tỉ lệ sống ở nghiệm thức III (thức viên) cao hơn ở nghiệm thức II (tép xay). Nhưng tốc độ tăng trưởng về khối lượng tương đương nhau, nghiệm thức III có phần cao hơn nghiệm thức II. Điều này có ý nghĩa là tuy cá có thể bắt mồi dẽ dàng hơn cho tỉ lệ sống cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng về trọng lượng
lại còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa và hàm lượng dinh dưỡng trong 3 loại thức ăn và giai đoạn phát triển. Nhìn chung nghiệm thức III (thức ăn viên) cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá nhanh hơn tép xay nhưng chậm hơn so với nghiệm thức I (ăn trùn chỉ). Điều này cho thấy sử dụng tép xay, thức ăn viên thay thế hoàn toàn trùn chỉ cũng chưa có ý nghĩa, hơn nữa tỉ lệ sống khi sử dụng tép xay và thức ăn viên cho tỉ lệ sống thấp hơn.
Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá được thể hiện qua biểu đồ, hình 4.2
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
Bắt đầu thí nghiệm 15 ngày 30 ngày
Ngày tiến hành thí nghiệm G ra m NTI NTII NTIII
Hình 4.2 : Tăng trưởng khối lượng qua các ngày ương cá
4.1.4 Tỉ lệ sống
Kết quả tỉ lệ sống của cá ương được trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.4 : Tỉ lệ sống của cá trê vàng lai với 3 loại thức ăn khác nhau
Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%)
Trùn chỉ (nghiệm thức I) 89,03±6,00b Tép xay (nghiệm thức II) 69,40±5,40a TĂ công nghiệp ( nghiệm thức III) 83,20±8,28b
Ghi chú : Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)
Sau 5 tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức I có tỉ lệ sống cao nhất (89,03±6,00%). Tỉ lệ sống của cá đạt thấp nhất ở nghiệm thức II (69,40±5,40%), nghiệm thức III có tỉ lệ sống nhỏ hơn nghiệm thức I nhưng cao hơn nghiệm thức II, nghiệm thức II khác biệt
có ý nghĩa so với nghiệm thức I và III, nghiệm thức I không khác biệt với nghiệm thức III
Nguyên nhân làm cho tỉ lệ sống ở nghiệm thức II và nghiệm thức III thấp là do khi chuyển từ thức ăn tươi sống là moina sang thức ăn chế biến dẫn đến cá không thich nghi. Nguyên nhân do thức ăn tép xay không thể phân bố đều như thức ăn viên hay trùn chỉ, vì vậy có hiện tượng một số cá không bắt được thức ăn và tấn công những cá khác.
Mặc khác trong giai đoạn đầu khi chuyển đổi thức ăn moina sang thức ăn viên và tép xay, cá không thích nghi với thức ăn dạng tĩnh, do vậy thức ăn tép xay và thức ăn viên không kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác của cá do vậy cá không đủ lượng thức ăn cần thiết dẩn đến tỉ lệ sống thấp. Ngoài ra còn do vấn đề về hệ tiêu hóa,