Chủ nghĩa duy vật nhân bản Ludwig Feuerbach

Một phần của tài liệu Đề tài:Triết học cổ điển Đức pot (Trang 28 - 35)

II. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức thông qua các tác gia tiêu

b)Chủ nghĩa duy vật nhân bản Ludwig Feuerbach

Feuerbach là nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Ban đầu Feuerbach chịu ảnh hưởng lớn của triết học Hêghen, ông tham gia phái Hêghen trẻ (trong đó có Mác), ông tin rằng tôn giáo, các khái niệm của tinh thần thế giới thống trị thế giới hiện thực. Nhưng về sau do ảnh hưởng của các nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII và sự phát triển của thực tiễn xã hội và khoa học đầu thế kỷ XIX Feuerbach đã từ bỏ triết học Hêghen (trong đó có Mác). Feuerbach có công lớn trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật.

Feuerbach là nhà triết học duy vật vì ông khẳng định vật chất là tính thứ nhất; ý thức, tư duy là tính thứ hai. Song là nhà duy vật nhân bản, ông coi con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người, vì thế, đây là đối tượng duy nhất, phổ biến và cao nhất của triết học. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Feuerbach là đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận, thậm chí cả chủ nghĩa duy tâm tầm thường về vấn đề con người. Song, nguyên lý nhân bản học của Feuerbach không triệt để, vì ông hiểu con người chỉ là những cá nhân trừu tượng, là thực thể thuần túy tự nhiên - sinh vật. Ông không thấy được mặt xã hội của con người trong hoạt động biến đổi hiện thực.

Triết học Feuerbach mang tính nhân bản. Nó chống lại chủ nghĩa nhị nguyên luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức, tinh thần cũng là một thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Feuerbach là sự đấu tranh chống lại những quan điểm tôn giáo chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt quan niệm về thượng đế. Triết học của ông ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển tiếp từ thế giới quan duy tâm trong triết học của Mác sang thế giới quan duy vật của Mác.

Chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach đã để lại cho di sản văn hóa nhân loại vô cùng quý giá. Là một người có tư tưởng cách tân triết học, Feuerbach cho rằng triết học là một khoa học về thực tại trong chân lý và tính tổng thể của nó. Tính tổng thể của thực tại không là gì khác ngoài giới tự nhiên, và điều này chỉ biết được nhờ sự cảm nhận thông qua sự tác động của các hiện tượng khác từ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là triết học phải hy sinh cho những khoa học chuyên biệt cụ thể như toán, lý, hóa, sinh, tâm lý, sinh lý học. Bên cạnh đó Feuerbach còn đưa ra nhiều nét độc đáo trong chủ nghĩa vô thần trong tư tưởng triết học của mình Feuerbach đều viết về tôn giáo, và khi viết về mảng này thì ông nghiên cứu phán xét tôn giáo là cơ sở, điều kiện tất yếu để khám phá bản tính của con người và ngược lại. Nghiên cứu một cách căn bản lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo đã cho Feuerbach cơ sở lý luận vững vàng để khẳng định rằng: Chủ nghĩa phiếm thần và tôn giáo đa thần phản ánh sự lệ thuộc của con người vào giới tự nhiên cũng như nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên, từ đó mà phát sinh ra biểu tượng về thần sông, thần núi... như đã miêu tả trong thần thoại Hy Lạp.

Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Feuerbach là đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận, thậm chí cả chủ nghĩa duy tâm tầm thường về vấn đề con người.

c) Những hạn chế trong triết học của Feuerbach

Triết học của Feuerbach bộc lộ những hạn chế khi ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con người trong quan niệm của ông là con người trừu tượng, phi xã hội mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của ông chứa đựng những yếu tố duy tâm. Ví dụ như quan điểm thay thế thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế siêu nhiên, cần

xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Feuerbach đã vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen. Mặc dù có những hạn chế triết học ông vẫn có ý nghĩa to lớn trong lịch sử triết học và trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của triết học Mác.

III. Kết luận

Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người. Khắc phục triết học truyền thống phương Tây. Nó coi con người là chủ thể hoạt động như là vấn đề nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học.

Một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là nó khẳng định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực con người nhận thức và cải tạo thế giới. Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát triển biện chứng.

Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lôgic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển, mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả cá tìm tòi của họ đó là phép biện chứng.

Có thể nói triết học cổ điển Đức đã phát triển một cách vượt bậc về mọi mặt trong lịch sử triết học phương Tây. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của triết học phương Tây và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học hiện đại.

PHỤ LỤC

Tượng đồng của Kant tại Kaliningrad Johann Gottlieb Fichte (1762-1814)

Tem được ban hành 2012 ở Đức in hình ông Johann Gottlieb Fichte (1762-1814)

Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775- 1854)

Đá tưởng niệm Schelling ở Leonberg Georg Vinhem Phridich Hegel (1770 – 1831)

Ludwig Feuerbach (1804 – 1872) Đài tưởng niệm Ludwig Feuerbach tại Nuremberg

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH:

1) TS Lê Công Sự, (11/2006), Triết Học Cổ Điển Đức, NXB Thế giới. 2) Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Giáo trình Triết học (dùng cho học

viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học)-NXB Chính trị-hành chính.

3) Bộ Giáo dục và Đào tạo, (8/2006), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia.  TRANG WEB: 1) http://vi.wikipedia.org/wiki/ 2) http://en.wikipedia.org/wiki/ 3) http://wattpad.com 4) http://www.vientriethoc.com.vn 5) http://ftu.tailieu.vn

Một phần của tài liệu Đề tài:Triết học cổ điển Đức pot (Trang 28 - 35)